Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước

Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu về mối qun hệ này qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm pháp luật và chính trị

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, Nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Được thể hiện bằng những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất, hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
    • Là khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người.
    • Được áp dụng nhiều lần trong không gian và khoảng thời gian rộng lớn.
  • Thứ hai, pháp luật được ban hành hoặc thừa nhận bởi Nhà nước;
  • Thứ ba, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước;
  • Thứ tư, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Chính trị là gì?

Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp hoặc giữa các dân tộc hoặc các tầng lớp xã hội mà cốt lõi chủ yếu của nó là:

  • Những vấn đề giành chính quyền;
  • Duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước;
  • Sự tham gia hoạt động vào công việc của Nhà nước;
  • Sự xác định các hình thức tổ chức,
  • Nhiệm vụ cũng như nội dung hoạt động của Nhà nước.

Chính trị có sự liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, theo đó sẽ bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái chính trị xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Chính trị chỉ tồn tại khi nào còn tồn tại giai cấp và còn nhà nước.

Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết là sự bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiệu lực quản lí của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị

Pháp luật và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện rõ rệt ở 3 khía cạnh sau:

Trong hình thành, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

Bộ máy nhà nước là toàn bộ các hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp từ nhiều bộ phận cấu thành. Để bộ máy nhà nước hoạt động một cách có hiệu quả đòi hỏi phải xác định rõ mối quan hệ giữa chúng đúng với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền trách nhiệm của mỗi loại cơ quan. Đồng thời cũng phải xác định rõ mối quan hệ giữa chúng phải có những phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở vững chắc của những quy định của pháp luật. Khi một hệ thống các quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đày đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp có sự chồng chéo thực hiện không đúng chức năng giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Pháp luật còn quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cơ quan và của các cá nhân trong bộ máy nhà nước.

Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng có sự tác động trực tiếp tới pháp luật. Một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được hệ thống pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Từ đó, pháp luật trở nên tiến bộ và thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình. Ví dụ như sau các cuộc cách mạng tư sản, với tư cách là một lực lương tiến bộ trong xã hội, giai cấp tư sản đã lên nắm quyền và ban hành hệ thống pháp luật tiến bộ phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động có thể kể đến các bản Hiến pháp của các nước Mỹ, Pháp…Tuy nhiên, khi đến với chế độ đế quốc tư bản chủ nghĩa, với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hệ thống pháp luật của các nước tư sản đã đi sâu vào bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản nên pháp luật đã bị làm mất tính tích cực vốn có của nó ban đầu.

Trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia

Pháp luật luôn là môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của quan hệ ngoại giao cũng đòi hỏi ở pháp luật của các nước có sự thay đổi sao cho phù hợp với từng thời kì phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ, ở nước ta thời kì trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có thực hiện chính sách ngoại giao khép kín. Nước ta chỉ thực hiện quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị với các nước có nền chính trị xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật của nước ta ngăn cấm các hoạt động đầu tư của tư bản nước ngoài vào. Trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì điều đó không còn phù hợp nữa. Đường lối ngoại giao của nước ta hiện nay đã có sự thay đổi căn bản. Theo đó, chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biêt 11/2007 Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này, đòi hỏi pháp luật của chúng ta phải có những thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Đó là sự thay đổi thể hiện trong các Luật Đầu tư, Luật Thương Mại… Đặc biệt, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm các loại thuế, rút gọn các thủ tục… Những chính sách đó đã được thể hiện tập trung trong pháp luật Việt Nam hiện hành.

Trong tư tưởng đường lối chính sách của giai cấp thống trị

Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật được thể hiện tập trung nhất trong các quan hệ đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật sẽ thể chế hóa các đường lối chính sách của đảng nghĩa là là làm cho các nội dung văn kiện nghị quyết của đảng được phát triển trở thành ý chí của nhà nước. Những đường lối chính sách của Đảng có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo về nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng cũng dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật.

Ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị

  • Thứ nhất, hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước

Ví dụ: Việc thực hiện pháp luật của cán bộ công chức trong nhà nước ngày càng được quan tâm và thực hiện tốt, điều này đã được cụ thể hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2008. Những quy định cụ thể trong luật đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức được làm và không được làm.

  • Thứ hai, trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia

Những năm qua, chúng ta đã hoàn thành việc thực hiện phân giới cắm mốc với Lào và Trung Quốc; đang trong quá trình thúc đẩy phân giới cắm mốc với Cam-pu-chia, đàm phán phân định vùng biển và hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế đối với Indonesia, xử lý các vấn đề liên quan đến thềm lục địa mở rộng đối với Malaysia. Đặc biệt, đối với vấn đề phức tạp trên Biển Đông hiện nay, chúng ta luôn hợp tác và giải quyết mọi vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố giữa các bên về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, trên tất cả các diễn đàn song phương và đa phương.

  • Thứ ba, pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị

Quan điểm đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có các thành phần kinh tế cạnh tranh tự do và bình đẳng đã xác định cơ sở chính trị cho việc xây dựng Hiến pháp năm 2013 cũng như các đạo luật quan trọng trên lĩnh vực kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường.

Hy vọng với những phân tích của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị. Nếu có thắc mắc nào khác liên lệ với chúng tôi để được giải đáp.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội ( Bản đồ )
  • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh ( Bản đồ )
  • Website: luathungson.vn – luathungson.com
  • Email:
  • Hotline: 19006518

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

>>> Xem thêm:

Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật thể hiện ở sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật; sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật và sự tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật.

(i) Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau, do đó nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chúng chỉ ra đời và tồn tại khi trong xã hội có những điều kiện nhất định, điều kiện đó là có sự tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Như vậy, nhà nước và pháp luật thống nhất với nhau.

(ii) Sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật

Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công là phương thức – hình thức tồn tại của xã hội có giai cấp thì pháp luật là hệ thống các quy phạm được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người. Nhà nước đại diện cho sức mạnh còn pháp luật đại diện cho ý chí. Nói nhà nước là nói đến yếu tố con người cùng cơ chế bộ máy, nói pháp luật là nói đến các quy tắc hành vi.

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực và những phương pháp để tổ chức quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước bao gồm 3 yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị. Hình thức của pháp luật là cách thức mà giai cấp nắm quyền lực nhà nước sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Ba hình thức pháp luật được lịch sử ghi nhận: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản pháp luật.

(iii) Sự tác động qua lại của Nhà nước và pháp luật.

Sự tác động của nhà nước đến pháp luật thể hiện trước hết là ở việc nhà nước ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện pháp luật , bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm, bảo đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Pháp luật là sản phẩm trực tiếp của hoạt động nhà nước. Pháp luật có vai trò điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội. Mặt khác, hoạt động của nhà nước về cơ bản là mang tính pháp lí.

Pháp luật là mục đích tồn tại của nhà nước. Pháp luật là phượng tiện kiểm soát hoạt động nhà nước, xác định giới hạn cho phép hay không cho phép, đảm bảo sự kiểm soát đối với nhà nước bằng pháp luật mà quy định cơ cấu tổ chức bên trong và hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước. Nhờ có pháp luật mà nhà nước thực hiện được các nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, xác định chế đội chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá nhân. Toàn bộ hoạt động nhà nước đều xuất phát từ chế độ pháp luật, trong các hình thức pháp luật và các trình tự thủ tục pháp luật.

Pháp luật có vai trò cũng cố hoàn thiện nhà nước để thích ứng sự phát triển khách quan của xã hội. Không có chế độ nhà nước nào có thể thiếu pháp luật hay ngoài pháp luật. Sự hoàn thiện tiến bộ hay lạc hậu, trì trệ của pháp luật sẽ kéo theo sự hoàn thiện hay trì trệ, lạc hậu của nhà nước và ngược lại. Việc đổi mới, hoàn thiện nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và hiệu quả khi được tiến hành song song, đồng bộ trên cơ sở giám sát và tham gia,đánh giá khách quan của toàn xã hội. Hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật tác động phụ thuộc lẫn nhau.

Video liên quan

Chủ đề