Mô tả công việc của kế toán sản xuất năm 2024

Do đặc thù của công ty sản xuất nên kế toán trong đơn vị này cũng có những nhiệm vụ đặc thù so với các loại hình doanh nghiệp khác:

Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất ảnh hưởng tới công tác kế toán

Doanh nghiệp sản xuất có đặc điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác đó là từ những nguyên vật liệu ban đầu cùng với sự lao động của con người, sau quá trình sản xuất đã tạo nên những sản phẩm khác biệt hoàn toàn so với những nguyên vật liệu ban đầu.

Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.

Mô tả công việc của kế toán sản xuất năm 2024

Công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất thường được đánh giá khó hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do quá trình sản xuất ra một sản phẩm trải qua nhiều công đoạn và có sự kết hợp của nhiều yếu tố nên kế toán cũng cần theo dõi chi tiết và phức tạp.

Dựa trên đặc thù kinh doanh, kế toán trong doanh nghiệp sản xuất thường tập trung vào các vấn đề:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để tạo nên một sản phẩm thì nguyên vật liệu là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng. Từ nguyên vật liệu ban đầu, qua công đoạn sản xuất mới tạo nên được sản phẩm cuối cùng. Vì vậy công tác kế toán cũng phải bám sát vào thực tế. Theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, xây dựng định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm, xác định lượng nguyên vật liệu chưa đưa vào sản xuất hết trong một chu kỳ sản xuất… là những công việc mà kế toán phải theo dõi đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Dù máy móc đã thay thế con người trong rất nhiều khâu sản xuất nhưng con người vẫn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Công tác kế toán là việc tính toán chi phí lương, phúc lợi, bảo hiểm của những người nhân công trực tiếp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm.
  • Các chi phí khác: Ngoài nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp, kế toán trong doanh nghiệp sản xuất còn phải theo dõi nhiều yếu tố khác để tạo nên sản phẩm như chi phí lương, phúc lợi của những người quản lý xưởng (không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất), chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tài sản cố định để sản xuất nên sản phẩm, chi phí công cụ dụng cụ ở xưởng sản xuất…
  • Giá thành sản phẩm: Việc tính toán được giá thành của sản phẩm là công việc phức tạp đòi hỏi sự theo dõi chi tiết của tất cả các chi phí kể trên và việc đánh giá sản phẩm dở dang ở đầu và cuối kỳ sản xuất. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tính giá thành sản phẩm, tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu và khả năng quản lý để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp.

Ngoài những đặc điểm khác biệt ở khâu sản xuất thì công tác kế toán ở doanh nghiệp sản xuất cũng có nhiều điểm tương đồng với các loại hình doanh nghiệp khác: doanh thu, chi phí cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, công nợ…

Nhiệm vụ của kế toán công nợ công ty sản xuất

Do đặc điểm của công ty sản xuất nên kế toán trong công ty sản xuất cũng có những nhiệm vụ đặc thù so với các loại hình doanh nghiệp khác:

  • Theo dõi nguyên vật liệu đầu vào, công nợ với nhà cung cấp đảm bảo thanh toán đúng hạn để không bị gián đoạn việc cung cấp nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm
  • Phối hợp với các phòng ban sản xuất để xây dựng định mức nguyên vật liệu
  • Theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm sản xuất
  • Tính lương, thưởng cho công nhân ở xưởng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bộ phận quản lý phân xưởng.
  • Theo dõi, phân bổ, trích khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ ở phân xưởng sản xuất
  • Theo dõi các chi phí ở phân xưởng phục vụ sản xuất như: điện, nước, điện thoại, internet, văn phòng phẩm,..
  • Tính giá thành sản phẩm

Công việc của kế toán công nợ trong công ty sản xuất

Mô tả công việc của kế toán sản xuất năm 2024

Kế toán công nợ không phải là vị trí kế toán đặc thù trong công ty sản xuất nên công việc của kế toán công nợ trong công ty sản xuất khá tương đồng với những loại hình công ty khác.

Công việc của kế toán công nợ trong công ty sản xuất chủ yếu liên quan đến công nợ phải trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu, công nợ phải thu đối với khách hàng mua thành phẩm sau khi hoàn thành quá trình sản xuất, công nợ phải trả đối với người lao động (công nhân sản xuất, quản lý sản xuất, nhân viên văn phòng, quản lý công ty), các khoản tạm ứng của nhân viên trong công ty, các khoản nợ vay nếu có…

Để quản lý công nợ tốt thì kế toán công nợ cần phân loại nợ chi tiết theo đối tượng và tuổi nợ. Đối với một kế toán công nợ, việc hiểu biết lĩnh vực hoạt động của công ty đồng thời hiểu rõ các khách hàng và nhà cung cấp sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định trong công việc.

Đồng thời kế toán công nợ cần phối hợp với các phòng ban liên quan như phòng mua hàng, phòng kinh doanh để xử lý các khoản công nợ phải thu, phải trả đúng hạn.

Kế toán sản xuất làm những công việc gì?

Vậy, kế toán sản xuất là gì? Kế toán sản xuất sẽ thực hiện tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty. Từ đó tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tạo thành sản phẩm. Mục đích chính là để tính ra giá thực tế của sản phẩm hoàn thành.

Kế toán bán hàng cần làm những công việc gì?

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng.

Giám sát tiến độ triển khai kế hoạch bán hàng..

Phân phối lợi nhuận từ doanh thu bán hàng..

Tổng hợp các khoản chi phí bán hàng phát sinh..

Quản lý tiền hàng..

Lập báo cáo bán hàng..

Kế toán giá thành lương bao nhiêu?

Theo ghi nhận của Hoteljob.vn, mức lương trung bình trả cho kế toán giá thành hiện dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng/tháng cho sinh viên mới ra trường – 8-10 triệu đồng/tháng cho người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên – riêng những kế toán giá thành có kinh nghiệm lâu năm, làm việc đạt hiệu suất xuất sắc, ...

Kế toán doanh nghiệp ra trường làm ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có thể là việc tại các đơn vị như: Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại dịch vụ với quy mô vừa và nhỏ; các công ty, doanh nghiệp lớn thuộc tất cả các thành phần kinh tế; công ty kiểm toán độc lập; các ngân ...