Minh chứng phiếu đánh giá hiệu trưởng mầm non

Căn cứ Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo Chương II Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng được dựa trên 05 tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:

(1) Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

- Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp

- Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

- Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

(2) Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.

- Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

- Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

- Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trường

- Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

- Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường

- Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

- Tiêu chí 10. Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

(3) Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường

- Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trường

- Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường

- Tiêu chí 13. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

(4) Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

- Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

- Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

(5) Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường

- Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

- Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin

Hướng dẫn minh chứng đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông năm 2023 chi tiết?

Hướng dẫn minh chứng trong đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông năm 2023 chi tiết?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí của Hiệu trưởng.

Theo đó, minh chứng trong đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4529/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018.

Ảnh chụp một phần ví dụ minh chứng:

Tải toàn bộ ví dụ minh chứng trong đánh giá Hiệu trưởng Tại đây

Lưu ý: Minh chứng ví dụ nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT.

Việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT như sau:

Yêu cầu đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của hiệu trưởng trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

Như vậy, hiện nay, việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng phải đáp ứng 03 yêu cầu nêu trên.

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo mẫu Phiếu hiệu trưởng/phó hiệu trưởng tự đánh giá được chúng tôi biên soạn chi tiết, đúng chuẩn dành cho hiệu trưởng/hiệu phó của trường mầm non tự đánh giá, xếp loại. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non
  • Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non

Hướng dẫn đánh giá chuẩn phó Hiệu trưởng

- Các cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng một năm một lần vào cuối năm học theo đầy đủ quy trình:

  • Đánh giá đối với Hiệu trưởng/ Phó Hiệu trưởng trường Mầm non: quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 25.
  • Đánh giá đối với Hiệu trưởng/ Phó Hiệu trưởng trường phổ thông: quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng 2 năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định rút ngắn chu kỳ đánh giá.

Trên cơ sở kết quả đánh kết quả theo chuẩn hàng năm, các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện bồi dưỡng, phát triển đội ngũ theo thẩm quyền quy định.

Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá gửi về phòng GD&ĐT (trước ngày 05 tháng 6 hàng năm),gồm:

  • Phiếu Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng tự đánh giá.
  • Phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường.
  • Bảng tổng hợp kết quả lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường.
  • Phiếu đánh giá Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng của Trưởng phòng GD&ĐT (2 năm một lần)
  • Tổng hợp kết quả đánh giá Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng theo Chuẩn.
  • Minh chứng để phục vụ đánh giá theo hướng dẫn tại Phụ lục I công văn số 4529/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018 và công văn số 5568/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 06/12/2018 của Bộ GD&ĐT.

Cách đánh giá, xếp loại hiệu trưởng mầm non theo chuẩn

Các bước đánh giá, xếp loại

Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại

- Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá. Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II Chuẩn hiệu trưởng, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá.

- Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại theo 1 trong 4 mức: chưa đạt chuẩn - loại kém hoặc đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc).

- Hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng

- Đại diện cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn nhà trường chọn từ cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn một người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Người được chọn chủ trì sẽ tổ chức các hoạt động còn lại của bước 2.

Phiếu hiệu trưởng/phó hiệu trưởng tự đánh giá

BIỂU MẪU 01.

PHIẾU HIỆU TRƯỞNG/PHÓ HIỆU TRƯỞNG TỰ ĐÁNH GIÁ

  1. Tỉnh/Thành phố …………………………………………………………………….
  1. Huyện/Quận/Thị xã: ………………………………………………….…………….
  1. Cấp học: …………………………………………………………………………….
  1. Trường: ……………………………………………………………………………..
  1. Họ và tên người tự đánh giá: …………………………………………………….
  1. Thời gian đánh giá (ngày, tháng, năm): ……………/…………/20 …………

Hướng dẫn: Người được đánh giá điền vào cột minh chứng ít nhất 1 minh chứng cho mức phù hợp, sau đó đánh dấu X vào chỉ 1 ô phù hợp với mức đạt được của tiêu chí (đã có minh chứng tương ứng). Nếu tiêu chí nào không có minh chứng hoặc được đánh giá là chưa đạt thì đánh dấu X vào ô “Chưa đạt”. Kèm theo phiếu này là minh chứng cho mức đạt được của từng tiêu chí thì kết quả tự đánh giá mới có giá trị.

Tiêu chuẩn/Tiêu chí

Mức đánh giá tiêu chí1

Minh chứng

Chưa đạt

Đạt

Khá

Tốt

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc

Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em

Tiêu chí 6. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em

Tiêu chí 7. Quản trị nhân sự nhà trường

Tiêu chí 8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường

Tiêu chí 9. Quản trị tài chính nhà trường

Tiêu chí 10. Quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường

Tiêu chí 11. Quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 12. Xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 13. Thực hiện dân chủ trong nhà trường

Tiêu chí 14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin

Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin

Tự nhận xét (ghi rõ):

- Điểm mạnh: ……………………………………………………………….………….

…………………………………………………………………………………….……..

…………………………………………………………………………………….……..

…………………………………………………………………………………….……..

- Những vấn đề cần cải thiện: ……………………………………….…….…………

………………………………………………………………………………….………..

………………………………………………………………………………….………..

………………………………………………………………………………….………..

Kế hoạch học tập phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường của bản thân trong năm học tiếp theo

- Mục tiêu: …………………………………………………………………….………..

…………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………….……….

…………………………………………………………………………………………..

- Nội dung đăng ký học tập (các năng lực cần ưu tiên cải thiện): ………...…….

…………………………………………………………………………………..………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..…………………

- Thời gian: ………………………………………………………….………………...

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….…………………….

- Điều kiện thực hiện: ………………………………….……………………………..

………………………………………………..……………..………………………….

………………………………………………...……………..…………………………

………………………………………………..….………….………………………….

Tự xếp loại kết quả đánh giá2: ……………………………….

…………………., ngày………tháng………năm……… Người tự đánh giá (Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

1 - Tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí;

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non theo quy định;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực đổi mới, sáng tạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới quản trị cơ sở giáo dục mầm non và phát triển giáo dục địa phương.

2 a) Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt mức tốt;

  1. Đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá: có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt từ mức khá trở lên;
  1. Đạt chuẩn hiệu trưởng: có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
  1. Chưa đạt chuẩn hiệu trưởng: có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Phiếu tự đánh giá của hiệu trưởng mầm non. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đung không ạ? Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé. Tại thư mục giáo dục đào tạo thuộc biểu mẫu của hệ thống VnDoc.com, luôn cập nhật các tài liệu tham khảo mới nhất được ban hành, bổ sung liên tục và làm mới các biểu mẫu, tài liệu đã có. Mời thầy cô cùng theo dõi.

Chủ đề