So sánh cảnh ngày xuân và viếng lăng bác

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập. Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị: “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.”

  • Điệp từ “ta làm” được lặp lại hai lần kết hợp với biện pháp lặp cấu trúc ngữ pháp khiến cho nhịp thơ vừa uyển chuyển, nhịp nhàng vừa mạnh mẽ diễn tả rõ nét khát khao cống hiến mãnh liệt. Không ước mơ trở thành cái gì quá lớn lao, cao sang, vĩ đại, những điều tác giả mong muốn thật bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
  • Tác giả muốn hóa thân thành "con chim" để góp tiếng ca cho đời, để đem lại niềm vui cho mọi người; muốn hóa thân thành "cành hoa" để tô điểm, tô sắc cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước và muốn "nhập vào hòa ca" để góp một tiếng nhạc hay cho mai sau. Sau cùng, tác giả mong muốn trở thành “ một nốt trầm » không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Sự cống hiến ấy lặng lẽ, âm thầm, không phô trương, xa hoa, không câu lệ. Tất cả đều bình dị, nhẹ nhàng. Một ước mơ nhỏ nhoi, giản dị đến vô cùng. Ước nguyện sống ấy vô cùng cao đẹp. - Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung cho mọi người, cho dân tộc, cho đất nước. Khát vọng ấy vượt qua tất cả mọi khuôn khổ, giới hạn. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, cái khát vọng cao quý ấy cũng không bị dập

tắt. Ta bắt gặp sự đồng điệu giữa tâm hồn thơ Thanh Hải với tâm hồn nhạc sĩ Trương Quốc Khánh – tác giả khúc ca Tự nguyện : “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương”

  • Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sĩ ý thức được vai trò, trách nhiệm cao cả của mình với quê hương. Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước. Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết. Khổ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
  • Khát vọng, ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

"Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc"

  • Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến. Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
  • Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc. Thái độ "lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến dù ở tuổi tác nào :

“Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc”.

  • Lời thơ rắn rỏi. Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", và "khi tóc bạc" là ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già. Điệp ngữ "dù là" nhắc lại hai lần như tiếng

Cách 1: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân. Để rồi 7 năm sau năm 1976, nhà thơ Viễn Phương bồi hồi thương nhớ Người và sáng tác lên bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ thể hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả nói riêng, của toàn thể đồng bào Việt nói chung với vị lãnh tụ của dân tộc. Cách 2: Bác Hồ-Người là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca Việt Nam. Nếu “Sáng tháng năm” của Tố Hữu là tình cảm tha thiết, sôi nổi của nhà thơ với Bác khi ở chiến khu, hay “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ là niềm xúc động của Bác trước tình thương bao la của nguồn sáng dân tộc với mọi người thì “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương lại là bài ca chân thành, cảm động của nhà thơ đối với người. Và có lẽ đây chính là một trong những bài hay nhất viết về Người. II. Thân bài

  1. Khái quát chung
  2. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được viết vào năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.
  3. Chủ đề: Bài thơ thể hiện niềm thành kính xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
  4. Phân tích, cảm nhận

Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác (Khổ 1)

Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận được niềm xúc động và tự hào của nhà thơ khi được đến thăm lăng Bác sau 7 năm kể từ ngày Người ra đi: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ................................................. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”

Chủ đề