Men gan cao là bệnh gì năm 2024

Gan là cơ quan chính trong cơ thể xử lý những chất độc nên các tế bào gan luôn phải chịu tác động cùng những nhân tố độc hại. Men gan tăng cao chính là dấu hiệu gan đang bị tổn thương. Đối tượng mắc bệnh men gan cao ngày càng có xu hướng trẻ hoá mà nguyên nhân chủ yếu là do bia rượu. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh trở nặng, thậm chí gây tử vong.

1. Chỉ số men gan là gì?

Men gan là hệ thống enzym hoàn chỉnh trong gan giúp tổng hợp và chuyển hoá chất, khi bị rối loạn có thể dẫn tới gia tăng hàm lượng giải phóng vào máu gây các biến chứng nguy hiểm. Có 4 loại men gan gồm AST, ALT, ALP và GGT trong đó:

  • AST và ALT là 2 loại enzyme cơ bản, tồn tại trong máu. Khi 2 chỉ số này tăng cao hơn ngưỡng cho phép nghĩa là gan đang bị tổn thương có thể do u gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do sử dụng rượu.
  • GGT và ALP là 2 chỉ số men gan mật thường tăng trong các trường hợp mật bị tắc hoặc viêm, có thể gấp tới 10 lần so với giá trị bình thường.

Các chỉ số men gan bình thường sẽ trong các ngưỡng sau:

  • AST: 20-40 UI/L
  • ALT: 20-40 UI/L
  • GGT: 20-40 UI/L
  • Phosphatase kiềm: 30-110 UI/L

2. Men gan cao có nguy hiểm không?

Men gan cao chính là biểu hiện của gan bị tổn thương và phá hủy do các nguyên nhân khác nhau. Men gan càng cao thì mức độ tổn thương càng nặng hay chính là tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương. Tình trạng này thường gặp ở những người sử dụng bia rượu quá mức, người có tiền sử bệnh gan. Giai đoạn đầu men gan tăng cao có thể không biểu hiện rõ ràng thành triệu chứng nhưng đối với các trường hợp bệnh lý cấp tính sẽ có các biểu hiện như: rối loạn tiêu hoá, mẩn đỏ, ngứa, đau bụng, vàng da,... Việc đánh giá chỉ số men gan cụ thể như sau:

  • Chỉ số men gan từ 40-80: cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan virus hay viêm gan do rượu
  • Chỉ số men gan từ 80-150 cảnh báo chức năng gan bị suy giảm, có thể gây biến chứng như xơ gan, xơ gan cổ trướng
  • Nếu chỉ số men gan từ 150-200 thì tế bào gan đã bị tổn hại nghiêm trọng, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.

3. Những nguyên nhân gây ra tăng men gan

Một số nguyên nhân gây tăng nồng độ men gan bao gồm các nguyên nhân tại gan và ngoài gan như:

  • Viêm gan virus: là nguyên nhân điển hình khiến men gan tăng đột biến, gồm viêm gan siêu vi A, B, C, D, E. Các virus này xâm nhập vào cơ thể và phá huỷ tế bào gan dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan
  • Tắc đường mật do giun, sỏi, viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp,... cũng làm tăng men gan nhưng không nhiều như chỉ số gặp trong viêm gan
  • Các như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan
  • : Việc sử dụng rượu bia quá đà trong thời gian dài cũng khiến gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, gây tăng men gan
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thói quen tự ý sử dụng kháng sinh, kháng viêm hay thuốc giảm đau cũng có thể làm men gan tăng nếu lạm dụng các loại thuốc này. Gần đây các loại thực phẩm chức năng, thuốc không rõ nguồn gốc cũng làm tăng nguy cơ viêm gan.
  • Ngoài ra chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ men gan.

Việc men gan tăng còn có nguyên nhân do hấp thụ 1 phần độc tố chứa trong thực phẩm. Do đó các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, chứa chất bảo quản, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng khiến gan hoạt động nhiều hơn để loại bỏ và xử lý những độc tố này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Men còn gọi với tên khoa học là enzyme, đó là chất xúc tác có vai trò hỗ trợ, đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Men gan là các protein được sản xuất từ gan, các protein này có vai trò trong quá trình tăng tốc độ phản ứng hóa học cảu cơ thể, bao gồm: sản xuất mật và các chất giúp đông máu, phá hùy các chất độc xâm nhập cơ thể qua ăn uống, đồng thời chống lại các nhiễm trùng …

Lượng protein trong gan cho thấy gan có thể cho thấy được sức khỏe của gan. Men gan tăng cao có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc thể hiện tình trạng gan bị tổn thương. Tuy nhiên đôi khi sự thay đổi bình thường của cơ thể như thay đổi nội tiết tố hoặc phản ứng với thuốc cũng có thể làm tăng men gan tạm thời và sẽ trở lại trong khoảng 2 – 4 tuần mà không cần điều trị.

Các loại men gan phổ biến bao gồm:

– Alanin transaminase (ALT)

– Aspartate transaminase (AST)

– Gamma-glutamyl transferase (GGT)

– Alkaline phosphatase (ALP)

Men gan cao có nguy hiểm không?

Men gan tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng viêm hoặc tổn thương các tế bào gan gây nên viêm gan hoặc các bệnh về gan. Tổn thương gan ban đầu có thể chỉ là cấp tính tuy nhiên nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành bệnh nguy hiểm tại gan như: viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan,…

Men gan cao thường không có dấu hiệu rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác tùy thuộc vào mức độ cao của men gan và nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy để có thể phát hiệ tăng men gan thông qua xét nghiệm máu.

Những nguyên nhân khiến men gan tăng cao

Men gan cao vừa là nguyên nhân vừa là dấu hiệu của các tổn thương tại gan, sau đây là một số vấn đề tại gan gây ra tình trạng men gan cao:

1. Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu là nguyên nhân gây tăng men gan phổ biến nhất. Ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ các chỉ số đánh giá nồng độ men gan như: Alanine transaminase (ALT), Aspartate transaminase (AST), Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) tăng bất thường

2. Viêm gan do thuốc

Tăng men gan thường gặp ở những bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài. Đặc biệt là nhóm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng nhanh như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm viêm,… Lượng độc tố tích tụ mỗi ngày càng nhiều khiến men gan ngày càng cao hơn, tổn thương nghiêm trọng đến gan.

Do đó, bệnh nhân khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ liệu trình điều trị và liều lượng thuốc chỉ dẫn của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ ngay khi có tình trạng men gan cao, để được điều chỉnh hoặc thay thế thuốc kiểm soát men gan tốt hơn, tránh tổn thương cho cơ quan này.

3. Viêm gan do virus

Dựa vào virus gây bệnh, viêm gan siêu vi được chia thành 6 loại và những bệnh viêm gan này đều khiến en gan tăng cao là viêm gan A (HAV) , B (HBV) , C (HCV) , D (HDV) , E (HEV) , G (HGV) trong đó A , B, C là 3 loại hay gặp nhất. Virus khi xâm nhập hủy hoại tế bào gan, men gan giải phóng khi tế bào bị virus hủy hoại. Ngoài ra có thể do Cytomegalo virus là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ , phụ nữ mang thai hoặc người già yếu, hệ miễn dịch kém

Điều trị viêm gan virus hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nhất là viêm gan B, khó tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh, vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để phòng ngừa biến chứng xảy ra .

4. Bệnh lý gan do sử dụng bia rượu

Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương gan nghiêm trọng, gây suy giảm chức năng gan: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… từ đó cũng khiến chỉ số men gan cao dần

Vì vậy, việc điều trị bệnh gan cần thực hiện song song với kiểm soát mức độ bia rượu, thức uống có cồn.

5. Bệnh gan tự miễn

Viêm gan tự miễn là tình trạng rối loạn tự miễn dịch xuất phát từ bất thường trong hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể khi chúng tấn công các tế bào gan và khiến gan tổn thương. Viêm gan tự miễn có thể đi kèm với các rối loạn tự miễn khác như: bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp,…

6. Rối loạn sắt

Rối loạn sắt (rối loạn Hemochromatosis) thường gặp ở những bệnh nhân thiếu máu hoặc phụ nữ mang thai bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng. 2 chỉ sổ thường cao bất thường trong đánh giá men gan là ALT và AST.

7. Bệnh Wilson

Wilson là bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đồng tại gan, khiến gan không bài tiết đồng dư thừa vào mật được như bình thường. Khi mắc người bệnh có xét nghiệm men gan cao, ngoài ra căn bệnh này còn dẫn tới một loạt các biến chứng như: xơ gan, ung thư gan, suy gan,…

8. Bệnh về đường mật

Các bệnh lý về đường mật như sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan cao.

Tóm lại có nhiều nguyên nhân gây men gan cao nhưng phổ biến nhất vẫn là các bệnh lý do bia rượu, do siêu vi và do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên sớm tới bệnh viện kiểm tra để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng, việc phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát chỉ số men gan, hạn chế các tổn thương tế bào gan.

Chủ đề