Mẫu tổng hợp đánh giá chứng cứ b1 b2 năm 2024

I. Chứng chỉ tiếng anh B1 khung châu âu là gì ?

Chứng chỉ tiếng Anh B1 là chứng nhận năng lực tiếng Anh bậc 3 hay trình độ tiếng Anh trung cấp theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam bao gồm A2, B1, B2, C1, C2 (tương đương khung tham chiếu châu Âu về ngôn ngữ). Chứng chỉ tiếng Anh B1 là điều kiện cần để các bạn học viên thạc sỹ và sinh viên không chuyên Tiếng Anh có thể tốt nghiệp ra trường, các bạn thi công chức, viên chức, giáo viên Tiếng Anh chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020…

THÔNG TIN KHÓA LUYỆN THI TỶ LỆ ĐẬU CAO: 0916.999.339(SĐT/Zalo) - Thầy Sơn

Nhiệm vụ của đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”

Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020” quy định Đề án thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng.

NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

“DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN,

GIAI ĐOẠN 2008 – 2020”

(Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

2. Xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết, gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.

Khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất.

3. Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Xây dựng và triển khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho một số môn như: Toán và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông.

4. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương trình đào tạo ngoại ngữ có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau.

5. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học. Nội dung chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu là bậc 3 theo KNLNN sau khoá tốt nghiệp.

Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ bậc 4 sau khoá tốt nghiệp cao đẳng và bậc 5 sau khoá tốt nghiệp đại học và bắt buộc người học phải đồng thời được đào tạo hai ngoại ngữ trong một khoá đào tạo, một ngoại ngữ chính (ngoại ngữ 1) và một ngoại ngữ phụ (ngoại ngữ 2), trong đó thời lượng đào tạo ngoại ngữ phụ không quá 1/2 thời lượng dành cho việc đào tạo ngoại ngữ chính.

Xây dựng và triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở một số ngành trọng điểm trong chương trình đại học ở năm cuối bậc đại học.

6. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ áp dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng như cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu nội dung, chất lượng. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.

7. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.

Trích trang: http://ngoainguquocgia.moet.gov.vn

Chứng chỉ tiếng anh b1 khung châu âu 6 bậc

II. Phân biệt các loại chứng chỉ tiếng anh B1

Chứng chỉ B1 tiếng Anh của Bộ GD&ĐT:

Do các đơn vị trường Đại học trong nước được Bộ Giáo Dục Đào tạo cấp phép tổ chức thi. Chứng chỉ này cũng được gọi là chứng chỉ tiếng Anh B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hay theo thông tư 01/2014 của Bộ GD&ĐT, dùng cho mọi văn bản quy định chứng chỉ tiếng Anh B1 dùng cho Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: 01/2014/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CPngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2014. Các quy định trước đây về chương trình ngoại ngữ trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học Quốc gia, đại học vùng; Giám đốc các học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thủ trưởng các cơ sở đào tạo ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Văn phòng Quốc hội;

– Ban Tuyên giáo TƯ;

– UBVHGDTNTN-NĐ của Quốc hội;

– Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);

– Bộ trưởng (để b/c);

– Như Điều 3;

– Công báo;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ GDĐT;

– Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển

Trích trang: https://thuvienphapluat.vn

Chứng chỉ B1 châu Âu/ quốc tế:

Là chứng chỉ tiếng Anh do các đơn vị khảo thí ủy quyền của trường ĐH Cambridge Anh tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Chứng chỉ tiếng Anh do trường ĐH Cambridge cấp có giá trị vĩnh viễn. Tuy nhiên, do bài thi này tương đối khó nên chỉ trong trường hợp đi định cư ở nước ngoài dùng gia đình thì mới cần loại chứng chỉ này. Nếu không thì học và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh B1 của Bộ GD&ĐT cấp dùng trong mọi trường hợp ở Việt Nam.

III. Chứng chỉ tiếng anh B1 khung châu âu 6 bậc tương đương với các chứng chỉ quốc tế nào?

Cấp độ (CEFR)IELTSTOEFLTOEICCambridge

ExamBECBULATSB14.545 iBT450 iTP

450Preliminary

PETBusinessPreliminary

40

TOEIC 450

TOEIC (Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là bài thi nhằm đánh giá trình độ dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ).

Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch,… Kết quả này có giá trị trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức… thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ ABC) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.

Cũng giống như bài thi IELTS, kết quả của bài thi TOEIC không có mức điểm để quy định đỗ hay trượt mà chỉ phản ánh trình độ sử dụng tiếng Anh của người dự thi. Tuy nhiên tại nhiều trường Đại học tại Việt Nam, đều có quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh. Theo đó, sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn tiếng Anh tương đương với TOEIC 450 hoặc cao hơn tùy theo chuyên ngành.

Chứng chỉ IELTS

IELTS (International English Language Testing System) là kỳ thi quốc tế đánh giá toàn diện 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, đọc, viết, nói của thí sinh. IELTS hiện là chuẩn ngôn ngữ cho các sinh viên du học tại các nước nói tiếng Anh, chuẩn đầu vào của một số trường Đại học tại Việt Nam và trên thế giới.I. Chứng chỉ

Thi IELTS đánh giá năng lực cho tất cả các thí sinh từ trình độ sơ cấp đến cao cấp theo thang điểm từ 0 đến 9. Tuy nhiên thông thường với mục đích học tập hay định cư, người đi thi cần có trình độ từ trung cấp trở lên để có thể đạt điểm số mong muốn. tiếng anh

Bài thi TOEFL

TOEFL iBT là bài thi được thiết kế và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Bài thi dành riêng cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong môi trường học thuật.

Bài thi TOEFL ITP được thực hiện trên giấy đánh giá trực tiếp 3 kỹ năng: Nghe hiểu, Ngữ pháp – Cấu trúc, Đọc hiểu, tạo điều kiện dễ dàng cho các cơ sở đào tạo sau đại học có thể tiến hành tổ chức và đánh giá trình độ học viên.

Cambridge Exam

Chứng chỉ Cambridge thuộc trường Đại học Cambridge, hiện nay bắt đầu trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Rất nhiều trường Đại học và các công ty trên thế giới chấp nhận chứng chỉ Cambridge. Cambridge có giá trị vĩnh viễn nên có chứng chỉ này là một lợi thế.

Cambridge English: Preliminary, còn được gọi là Preliminary English Test (PET), là văn bằng chứng chỉ trình độ trung cấp. Nó chứng tỏ bạn có khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh trong công việc, học tập và du lịch.

Chứng chỉ BEC

Chứng chỉ BEC do Đại học Cambridge cấp và nằm trong hệ thống văn bằng Anh ngữ dành cho người nói tiếng Anh như một ngoại ngữ (Cambridge ESOL Exams). BEC có 3 cấp theo thứ tự từ thấp lên cao:

BEC Preliminary: dành cho người học Anh ngữ trình độ Trung cấp.

BEC Vantage: dành cho người học Anh ngữ trình độ trên Trung cấp.

BEC Higher: dành cho người học Anh ngữ trình độ Cao cấp.

BEC được phân cấp, và thí sinh có cơ hội chọn chứng chỉ phù hợp với cấp độ Anh ngữ của mình hơn. Một số câu hỏi của các kỳ thi BEC không ở dạng trắc nghiệm, nên mang tính thử thách cao hơn TOEIC.

BULATS

BULATS (Business Language Testing Service – Hệ thống Kiểm tra Ngôn ngữ Thương mại) là một bộ các bài kiểm tra ngôn ngữ dành riêng cho các công ty, tổ chức có nhu cầu đánh giá khả năng ngôn ngữ của một nhóm nhân viên hoặc nhân viên tập sự.

BULATS được thiết kế để đánh giá trình độ ngôn ngữ của nhân viên cần sử dụng ngoại ngữ tại nơi làm việc và của sinh viên và nhân viên đang theo học các khóa nghiệp vụ/thương mại khác, mà năng lực ngoại ngữ là thành tố quan trọng của khóa học.

Như vậy, chúng ta đã biết được các cấp độ của từng chứng chỉ tiếng Anh tương đương với TOEIC 450, các bạn có thể tự so sánh trình độ của mình cũng như là có thể đăng kí dự thi để lấy các chứng chỉ ở cùng trình độ với TOEIC 450 mà mình hiện có.

Theo: https://edu2review.com

IV. Lệ phí thi, thời hạn sử dụng của chứng chỉ tiếng anh B1

1. Lệ phí thi

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1. Sinh viên ĐHNN – ĐHQGHN:

Miễn phí thi lần 01, từ lần 02 trở đi: 150.000 đồng

2. Sinh viên không chuyên ĐHQGHN

Miễn phí thi lần 1 nếu đăng ký học TACS3, TACS4, TACS5

Từ lần 2: 600.000 đồng

Không học tại trường: 900.000 đồng

3. Học viên sđh ĐHQGHN

Miễn thi lần 1

Từ lần 2: 900.000 đồng

Không học tại trường: 1.800.000 đồng

4. Thí sinh tự do

1.800.000 đồng

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

2. Thời hạn sử dụng

Theo như thông báo mới nhất của BGD vs ĐT, toàn bộ chứng chỉ tiếng anh theo khung 6 bậc năng lực ngoại ngữ châu âu theo đề án 2020. Toàn bộ bằng cấp có giá trị sử dụng chỉ trong 2 năm kể từ ngày cấp trên chứng chỉ. Theo đó các bạn cần nắm rõ mục đích và thời gian sử dụng chứng chỉ hợp lý để đảm bảo không bị lãng phí tiền bạc cũng như thời gian.

THÔNG TIN KHÓA LUYỆN THI TỶ LỆ ĐẬU CAO: 0916.999.339(SĐT/Zalo) - Thầy Sơn

V. Định dạng đề thi chứng chỉ tiếng anh B1 và đề thi thử tiếng anh B1, tài liệu thi tiếng anh B1 khung châu âu

Có 2 đề thi tiếng Anh B1 của Bộ GD&ĐT: đề thi tiếng Anh B1 sau đại học áp dụng cho thạc sĩ, NCS, sinh viên (thông tư 05 /2012/TT- BGDĐT) và đề thi tiếng Anh Vstep đánh giá trình độ tiếng Anh B1, B2, C1 cho mọi đối tượng (quyết định 729/QĐ-BGDĐ).

Đề thi tiếng Anh B1 sau đại học

Đối với đề thi B1 tiếng Anh sau đại học, để đạt trình độ B1, bạn cần 50/100 và các bài thi không dưới 30%. Bài thi tiếng Anh B1 sau đại học hiện còn trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN, Đại học Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi. Ngoài ra, một số đơn vị tự tổ chức kỳ thi tiếng Anh B1 tại trường cũng áp dụng đề thi này.

Đề thi tiếng Anh Vstep bậc 3 đến 5

Đề thi tiếng Anh B1, B2, C1 định dạng Vstep áp dụng cho mọi đối tượng cần chứng chỉ tiếng Anh B1, B2, C1. Trong số 10 đơn vị khảo thí tiếng Anh của Bộ thì có 3 đơn vị chưa áp dụng định dạng này: Đại học Vinh, Đại học Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội. Đề thi Vstep đánh giá trình độ B1, B2 và C1 vì vậy dù thi B1 nhưng bạn có thể được cấp chứng chỉ B2 hoặc C1 nếu đạt điểm cao hơn. Bài thi tính trên thang điểm 10 đối với mỗi kĩ năng, điểm trung bình của bốn kĩ năng được dùng quy ra trình độ và không tính điểm liệt của kỹ năng nào. Cụ thể, B1 tương ứng 4.0 – 5.5, B2 6.0 – 8.0, C1 8.5 – 10.

Đề thi tiếng Anh B1 nào dễ hơn?

Đề thi tiếng Anh B1 sau đại học dễ hơn một chút vì chỉ đánh giá 1 trình độ. Bài thi Vstep đánh giá từ B1, B2, C1 nhưng điểm yêu cầu thấp hơn và dễ đạt hơn. Vì vậy, quan trọng là bạn xem kỳ thi nào tổ chức gần nhất hoặc đơn vị nào gần mình nhất.

VI. Đối tượng nào cần chứng chỉ tiếng anh B1 khung châu âu 6 bậc

STT

Thông tưVề việcChức danhYêu cầu1Theo thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDDT-BNV ban hành ngày 14/9/2015Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lậpGiáo viên và công nhân viên chức trong trườngA1, A22Theo thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNVQuy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lậpGiáo viên tiểu học hạng 2A2Giáo viên tiểu học hạng 3A2Giáo viên tiểu học hạng 4A13Theo thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNVQuy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lậpGiáo viên trung học cơ sở hạng 1B1Giáo viên trung học cơ sở hạng 2A2Giáo viên trung học cơ sở hạng 3A14Theo thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNVQuy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lậpGiáo viên trung học phổ thông hạng 1B1Giáo viên trung học phổ thông hạng 2A2Giáo viên trung học phổ thông hạng 3A25Theo thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNVQuy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lậpGiảng viên cao cấp (hạng 1)B2Giảng viên chính (hạng 2)B1Giảng viên (hạng 3)A26Theo thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thaoHLV hạng 1B1HLV hạng 2A2HLV hạng 3A17Theo thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT0BVHTTDL-BNVQuy định mã số và tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành thư việnThư viện hạng 2B1Thư viện hạng 3A2Thư viện hạng 4A18Theo thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNVQuy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩBác sĩ hạng 1 (cc)B2Bác sĩ chính (hạng 2)B1Bác sĩ (hạng 3)A2Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1)B2Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng 2)B1Bác sĩ y học dự phòng (hạng 3)A2Y sĩ (hạng 4)A19Theo thông tư liên tịch số 26-27/2015/TTLT-BYT-BNVQuy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y , nghề nghiệp dược, nghề nghiệp dinh dưỡngHạng 1B2Hạng 2B1Hạng 3A2Hạng 4A1

Trên đây là một số thông tư quy định về chứng chỉ tiếng anh A2, B1, B2, C1 cho giáo viên, giảng viên, bác sĩ, y sĩ… Do đó, việc xem xét bản thân mình có cần Chứng chỉ Tiếng Anh A2, B1, B2, C1 hay không thì các bạn cần tìm hiểu toàn diện các văn bản quy định của các Bộ đó.

VII. Đơn vị được bộ giáo dục cấp phép tổ chức thi tiếng anh B1 khung châu âu

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, cả nước chỉ có 4 đơn vị đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

Ngày 6/12/2018 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 5543/BGDĐT-QLCL, 5544/BGDĐT-QLCL, 5545/BGDĐT-QLCL, 5546/BGDĐT-QLCL, trong đó thông báo 4 đơn vị gồm:

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiếp tục thẩm định Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam của các đơn vị giáo dục và đào tạo trên cả nước gửi về.

Trước đó, trong khi chờ xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị:

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế; Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm SEAMEO RETRAC (Thông báo số 826/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011); Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ (Thông báo số 896/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011); Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh (Thông báo số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013) được tổ chức rà soát, thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấp phôi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ này nhưng đã có hướng dẫn và có giới thiệu mẫu Giấy chứng nhận.

Nhưng khi Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 về Quy chế đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ 25/11/2017, 10 đơn vị nói trên đã tạm ngừng việc tổ chức thi đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ cho các đối tượng theo Khung năng lực 6 bậc để xây dựng và chờ thẩm định Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.