Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng

Lý thuyết – Bài tập – Câu hỏi trắc nghiệm Kế toán ngân hàng

Nội dung sách được trình bày chủ yếu ở lĩnh vực Kế Toán Ngân Hàng Thương Mại. Trong những phần có liên quan đến Kế toán tại Ngân Hàng Nhà Nước , sách cũng có đề cập nhưng không quá chi tiết , tránh sự nhầm lẫn về số hiệu tài khoản của hệ thống Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại .
 

Cách 1: Gọi điện thoại đến tổng đài (08-38.102.xx) hoặc (1800.1yyy) từ 7g30-22g (cả CN & ngày lễ) nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Cách 2: Đặt mua hàng trên website

Bước 1: Tìm sản phẩm cần mua

Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm theo nhiều cách

- Click vào "Điện thoại di động" để vào trang ngành hàng điện thoại sau đó có thể tìm sản phẩm từ trên xuống dưới theo các cách xem ( giá từ thấp đến cao | giá từ cao đến thấp...), hoặc theo tiêu chí lọc, theo tính năng sản phẩm.

...

PGS.TS Trương Thị Hồng

Kinh Tế Tp.HCM

300

16 x 24 cm

Mềm

2015

Liên kết phát hành

400g

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng
Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng

Bộ đề thi trắc nghiệm Kế toán ngân hàng (có đáp án). Nội dung bao gồm 91 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 3 phần như sau:

  • Phần 1: 31 câu
  • Phần 2: 42 câu
  • Phần 3: 18 câu

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Các bạn có thể xem nội dung online hoặc tải về bộ câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) ở link bên dưới.

Tải về bộ đề trắc nghiệm Kế toán Ngân hàng

KTNH_1_P1_1: Cho sơ đồ nghiệp vụ tín dụng chứng từ như hình bên dưới. Hãy kết nối các kí hiệu của sơ đồ theo các giải thích ở cột bên phải.

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng
● (1) -> Yêu cầu mở L/C ● (2) -> Phát hành L/C ● (3) -> Thông báo và chuyển bản gốc ● (4) -> Giao hàng ● (5) -> Xuất trình chứng từ thanh toán ● (6) -> Thông báo kết quả kiểm tra ● (7) -> Chấp nhận/từ chối thanh toán

● (8) -> Thanh toán

KTNH_1_P1_2: Cho sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán ủy nhiệm chi giữa hai ngân hàng khác nhau. Hãy kết nối các kí hiệu của sơ đồ theo các giải thích ở cột bên phải.

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng
● (1) -> Giao hàng hóa/dịch vụ ● (2) -> Gửi ủy nhiệm chi ● (3a) -> NH ghi nợ người mua ● (3b) -> Hai NH thanh toán với nhau

● (4) -> Báo có cho người bán

KTNH_1_P1_3: Cho sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán ủy nhiệm thu giữa hai ngân hàng khác nhau. Hãy kết nối các kí hiệu của sơ đồ theo các giải thích ở cột bên phải.

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng
● (1) -> Giao hàng hóa/dịch vụ ● (2) -> Gửi chứng từ ủy nhiệm thu cho NH ● (3) -> NH bán gửi chứng từ ủy nhiệm thu cho NH mua ● (4a) -> NH bên mua ghi Nợ người mua ● (4b) -> NH bên mua thanh toán cho NH bên bán

● (5) -> NH bên bán ghi Có cho người bán

KTNH_1_P1_4: Ông Lê Huy nộp 60 triệu đồng tiền mặt vào ngân hàng Công thương Nam Định để được cấp 1 thẻ thanh toán loại B. Ông Huy mua hàng tại siêu thị A Hà nội 18 triệu đồng. Siêu thị A thanh toán tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội. Chọn đáp án đúng nhất khi hạch toán tại 2 ngân hàng:

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng

Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng

KTNH_1_P1_5: Trong hạch toán kế toán thanh toán qua ngân hàng, nguyên tắc nào quan trọng nhất? ○ Hạch toán chuyển khoản, trích tiền từ tài khoản người phải trả sang tài khoản người được hưởng. ○ Chính xác cao, kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp. ● Ghi nợ trước, Có sau; thực hiện nguyên tắc có tiền thì mới được chi trả

○ Ghi có trước, nợ sau; bảo đảm cho người được hưởng có tiền để hoạt động

KTNH_1_P1_6: Ngân hàng thương mại có những chức năng gì? ○ Nhận tiền gửi và cho vay ○ Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và thanh toán ○ Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt

● Tạo tiền, thanh toán, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng

KTNH_1_P1_7: Trong 4 chức năng của ngân hàng thương mại chức năng nào quan trọng. ● Cả 4 chức năng ○ Tín dụng ○ Thanh toán

○ Tạo tiền

KTNH_1_P1_8: Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nguồn nào là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất? ● Vốn huy động ○ Vốn liên doanh liên kết ○ Vốn vay của các ngân hàng bạn trong nước và vay nước ngoài

○ Vốn chủ sở hữu, cổ phần, Nhà nước cấp

KTNH_1_P1_9: Theo đối tượng khách hàng người ta chia ra các loại ngân hàng nào? ○ Ngân hàng đa năng, ngân hàng chuyên môn hoá ○ Ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Công thương ● Ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ

○ Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư

KTNH_1_P1_10: Theo phạm vi nghiệp vụ người ta chia ngân hàng thương mại thành những loại nào? ○ Ngân hàng Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp ○ Ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ ○ Ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam.

● Ngân hàng đa năng, ngân hàng chuyên môn hoá.


KTNH_1_P1_11: Ngân hàng chính sách khác ngân hàng thương mại ở những điểm nào là chủ yếu? ○ Ngân hàng chính sách không cho vay ngắn hạn, ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn là chính. ○ Ngân hàng chính sách là ngân hàng quốc doanh không có ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại thì có đủ loại ○ Ngân hàng chính sách thuộc Chính phủ, ngân hàng thương mại thuộc ngân hàng trung ương

● Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà theo mục tiêu riêng của Chính phủ, ngân hàng thương mại vì mục tiêu an toàn nhưng trước hết là lợi nhuận.

KTNH_1_P1_12: Nguyên tắc nào của kế toán ngân hàng đảm bảo cho sự an toàn vốn cho ngân hàng. ○ Kịp thời, cập nhật. ● Ghi nợ trước, có sau. ○ Chính xác cao.

○ Không ghi nhiều nợ, nhiều có.

KTNH_1_P1_13: Đặc điểm nào của kế toán ngân hàng đảm bảo an toàn vốn cho các doanh nghiệp? ○ Kịp thời, cập nhật. Tạo điều kiện cho người hưởng có vốn hoạt động. ● Chính xác cao. Không ảnh hưởng đến bên chi trả và bên thụ hưởng. ○ Không ghi nhiều nợ, nhiều có. Làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra kế toán.

○ Ghi nợ trước, Có sau. Nhằm đảm bảo cho người trả phải trả tiền, sau đó người được hưởng mới được sử dụng vốn.

KTNH_1_P1_14: Nguyên tắc nào của kế toán ngân hàng nhằm đáp ứng cho công tác kiểm tra dễ dàng? ○ Kịp thời, cập nhật. Tạo điều kiện cho người hưởng có vốn hoạt động. ○ Chính xác cao, kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp. ● Không ghi nhiều nợ, nhiều có. Chỉ ghi 1 nợ, nhiều có hoặc 1 có, nhiều nợ.

○ Ghi nợ trước, có sau. Người nợ trả tiền rồi; người mua mới có tiền hoạt động.

KTNH_1_P1_15: Trong các đặc điểm của kế toán ngân hàng, đặc điểm nào nhằm đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn nhanh cho nền kinh tế? ○ Ghi nợ trước, có sau; bảo đảm cho người được hưởng có tiền để hoạt động. ● Kịp thời, cập nhật. Người được hưởng kịp thời có vốn hoạt động. ○ Chỉ ghi một nợ, nhiều có hoặc một có, nhiều nợ. Không ghi nhiều nợ, nhiều có.

○ Chính xác cao, kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp.

KTNH_1_P1_16: Hãy phân biệt thể thức thanh toán và phương thức thanh toán. ○ Phương thức thanh toán là thanh toán tiền mặt, thể thức thanh toán là thanh toán chuyển khoản ○ Phương thức thanh toán tồn tại ngoài ngân hàng, thể thức thanh toán là thanh toán qua ngân hàng. Mỗi thể thức đều có các kỹ thuật nghiệp vụ riêng để thực hiện. ● Phương thức thanh toán là phương pháp, cách thức thanh toán do các doanh nghiệp hoặc cá nhân thoả thuận với nhau; thể thức thanh toán là những hình thức cụ thể, được thể chế hoá bằng các văn bản pháp qui.

○ Phương thức thanh toán không được ngân hàng phục vụ, thể thức thanh toán được ngân hàng phục vụ

KTNH_1_P1_17: Thể thức thanh toán là gì? ● Là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được thể chế hoá trong các văn bản pháp quy. Ngân hàng tổ chức hạch toán và xử lý chứng từ theo từng thể thức cụ thể. ○ Là các loại giấy tờ dùng trong thanh toán như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ tín dụng. ○ Là cách thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển vào tài khoản của người sử dụng qua hệ thống ngân hàng.

○ Là hình thức thanh toán chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng.

KTNH_1_P1_18: Thanh toán qua ngân hàng hiện nay gồm các thể thức nào? ○ Thanh toán bù trừ, thanh toán theo hợp đồng, ủy nhiệm chi, Séc. ○ Thanh toán theo kế hoạch, thanh toán chuyển khoản, thanh toán tiền mặt ○ Thanh toán qua nhiều ngân hàng, thanh toán qua một ngân hàng.

● Séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thanh toán thẻ

KTNH_1_P1_19: Hạch toán nội bảng khác hạch toán ngoại bảng như thế nào? ○ Hạch toán nội bảng là hạch toán phân tích; hạch toán ngoại bảng là hạch toán tổng hợp. ○ Hạch toán nội bảng là hạch toán trong bảng báo cáo; hạch toán ngoại bảng là hạch toán ngoài bảng báo cáo. ● Hạch toán nội bảng là hạch toán kép, 2 vế, số liệu phản ánh trong cân đối kế toán; hạch toán ngoại bảng là hạch toán đơn, ghi chép nhập, xuất, số liệu ngoài bảng cân đối kế toán.

○ Hạch toán nội bảng là báo cáo cân đối kế toán theo tài khoản chi tiết đến bậc 3, bậc 4…; Hạch toán ngoại bảng là báo cáo hành văn, thuyết minh cụ thể từng khoản.

KTNH_1_P1_20: Chứng từ trong kế toán thanh toán qua ngân hàng có đặc điểm gì? ● Chứng từ có tính pháp lý cao; khách hàng lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng; có những chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ. ○ Chứng từ phải viết rõ ràng, ký đúng mẫu chữ ký đã đăng ký. ○ Chứng từ có tính pháp lý cao trong việc chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản.

○ Chứng từ phải viết bằng nhiều liên.


KTNH_1_P1_21: Có những loại tài khoản cho vay nào? ○ Tài khoản cho vay ngắn hạn, tài khoản cho vay trung hạn và tài khoản cho vay dài hạn. ● Tài khoản cho vay thông thường (đơn giản) theo món và tài khoản cho vay luân chuyển. ○ Tài khoản cho vay trong hạn và tài khoản cho vay quá hạn.

○ Tài khoản cho vay vốn lưu động (mua sắm tài sản lưu động) và tài khoản cho vay vốn cố định (mua sắm tài sản cố định).

KTNH_1_P1_22: Chứng từ gốc trong kế toán cho vay gồm những chứng từ gì? ● Giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ. ○ Phiếu lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt. ○ Séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng.

○ Đề án sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính.

KTNH_1_P1_23: Chứng từ ghi sổ trong kế toán cho vay gồm những gì? ○ Các loại séc, các loại giấy tờ thanh toán theo từng thể thức thanh toán không dùng tiền mặt, khế ước vay tiền, đơn xin vay. ○ Đơn xin vay tiền, séc lĩnh tiền mặt. ● Séc tiền mặt, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, giấy mở thư tín dụng.

○ Khế ước vay tiền, uỷ nhiệm chi.

KTNH_1_P1_24: Trình bày khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt. ○ Là thanh toán chuyển khoản thông qua các tài khoản ở ngân hàng ● Là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng của người chi sang tài khoản của người được hưởng. ○ Là thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền.

○ Là thực hiện các thể thức thanh toán qua ngân hàng, liên hàng bằng các nghiệp vụ của ngân hàng theo mẩu giấy tờ qui định.

KTNH_1_P1_25: Hạch toán tổng hợp là gì? ○ Là tổng hợp số liệu hạch toán từ sổ chi tiết tập hợp vào sổ cái. ● Là tập hợp các số liệu của hạch toán phân tích theo định kỳ. ○ Là lên cân đối định kỳ trên cơ sở các số liệu lấy từ sổ cái.

○ Là làm báo cáo cân đối và báo cáo tài chính theo định kỳ.

KTNH_1_P1_26: Hạch toán “phân tích” là gì? ● Là hạch toán theo các tài khoản chi tiết. ○ Là phân tích sổ tài khoản chi tiết. ○ Là hạch toán để phân tích.

○ Là phân tích số liệu thanh toán.

KTNH_1_P1_27: Nhiệm vụ của hạch toán phân tích trong kế toán ngân hàng là gì? ● Phản ánh chính xác nghiệp vụ phát sinh về diễn biến vốn liếng, tài sản từng khách hàng, từng doanh nghiệp. ○ Giúp Lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng. ○ Giúp ngân hàng nắm được tình hình phát triển kinh tế chung trong cả nước.

○ Giúp cho Lãnh đạo ngân hàng nắm và quản lý tốt vốn của các doanh nghiệp.

KTNH_1_P1_28: Hạch toán tổng hợp trong kế toán ngân hàng được sử dụng những công cụ nào? ○ Sổ tài khoản chi tiết (tiểu khoản) và bảng kết hợp tài khoản. ○ Bảng kết hợp tài khoản và cân đối tài khoản. ● Sổ cái tài khoản và bảng cân đối kế toán

○ Bảng cân đối chứng từ và sổ cái.

KTNH_1_P1_29: Tổng phương tiện thanh toán là gì? ● Là tổng giá trị các phương tiện thanh toán trong 1 năm mà hệ thống các ngân hàng thương mại thực hiện gồm tiền mặt và các công cụ chuyển khoản (séc, ủy nhiệm chi, v.v..) ○ Là tổng các phương thức thanh toán hiện hành. ○ Là tổng giá trị các công cụ thanh toán trong một năm do nền kinh tế thực hiện gồm tiền mặt và các công cụ chuyển khoản (séc, ủy nhiệm chi, v.v..)

○ Là tất cả các thể thức thanh toán mà toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại đang áp dụng.

KTNH_1_P1_30: Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp nào? ○ 2 doanh nghiệp không có tài khoản tại ngân hàng thương mại. ○ 2 doanh nghiệp khác địa phương có quan hệ kinh tế với nhau. ○ 1 doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng thương mại, 1 doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước. Hai doanh nghiệp này có thể trong cùng 1 tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố.

● 2 doanh nghiệp khác địa phương có tài khoản tại 2 ngân hàng thương mại khác hệ thống. 2 ngân hàng thương mại này có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước

KTNH_1_P1_31: Các hình thức kỷ luật tín dụng ngân hàng đang áp dụng đối với khách hàng gồm những gì? ○ Từ chối cho vay, không cho lĩnh tiền mặt, không cho sử dụng séc, khởi tố trước pháp luật. ○ Không cho phát hành séc chuyển khoản, yêu cầu phải phát hành séc bảo chi, đình chỉ, cắt đứt quan hệ thanh toán và tín dụng. ● Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn, hạn chế, đình chỉ, cắt đứt quan hệ tín dụng, khởi kiện trước pháp luật.

○ Đình chỉ cho vay, không cho áp dụng các thể thức thanh toán quan trọng như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.

  • Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
  • Lý thuyết bài tập và câu hỏi trắc nghiệm kế toán ngân hàng
    Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô