Luyện tập viết câu đơn tiếng anh

Các câu trong tiếng Anh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào chức năng hoặc cấu trúc ngữ pháp của chúng. Trong bài học này chúng ta hãy cùng xét hết tất cả các loại câu dựa vào 2 tiêu chí trên nhé.

1. Dựa vào chức năng

Có thể phân chia thành 4 loại câu sau:

1.1. Câu trần thuật (Declarative sentences)
- Là câu kể lại, xác nhận lại, miêu tả, thông báo hay trình bày về những sự việc, trạng thái, tính chất trong thực tế.
- Câu trần thuật bao gồm đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và kết thúc bằng dấu chấm.
- Câu trần thuật có thể là 1 câu khẳng định hoặc 1 câu phủ định.
- Ví dụ:
My mother is cooking in the kitchen. (Mẹ tớ đang nấu ăn trong bếp.)
She will come back in two weeks. (Cô ấy sẽ quay trở lại trong 2 tuần nữa.)
Mark couldn't finish the race because of his severe injury. (Mark đã không thể hoàn thành cuộc đua vì bị chấn thương nặng.)

1.2. Câu nghi vấn (Interrogative sentences)
- Là câu dùng để hỏi. Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi chấm (?).
Ví dụ:
Is she sick? (Cô ấy ốm à?)
Do you want to sing a song? (Bạn có muốn hát 1 bài không?)

1.3. Câu mệnh lệnh (Imperative sentences)
Là loại câu bắt đầu bằng 1 động từ nguyên thể. Dùng để đưa ra mệnh lệnh hoặc chỉ dẫn.
Ví dụ:
Put your hands up! (Giơ tay lên.)
First, rinse the cabbage thoroughly. (Đầu tiên, rửa thật sạch bắp cải.)

1.4. Câu cảm thán (Exclamative sentences)
Là câu nêu lên cảm xúc của người nói trước 1 sự vật hoặc sự việc nào đó.
Ví dụ:
How easy it is! (Nó thật dễ dàng.)
What a brave man! (Thật là 1 người đàn ông dũng cảm!)

2. Dựa vào cấu trúc ngữ pháp

Ta có 4 loại sau:

2.1. Câu đơn (Simple sentences)
- Là câu chỉ bao gồm 1 mệnh đề độc lập, tức là chỉ gồm 1 chủ ngữ và 1 vị ngữ.
Ví dụ:
Alan does not agree with his colleague's decision. (Alan không đồng tình với quyết định của đồng nghiệp anh ấy.)
- Chủ ngữ trong câu đơn có thể là 1 hay nhiều danh từ
Ví dụ:
Nick, Jason and Mathew are best friends. (Nick, Jason và Mathew là những người bạn tốt của nhau.)
- Vị ngữ cũng có thể gồm 1 hay nhiều động từ
Ví dụ:
We went out and bought some new clothes. (Chúng tôi ra ngoài và mua 1 vài bộ quần áo mới.)

2.2. Câu ghép (Compound sentences)
- Là câu gồm ít nhất 2 mệnh đề độc lập, tức là có ít nhất 2 chủ ngữ và 2 vị ngữ. Các mệnh đề này được liên kết với nhau bằng các liên từ đẳng lập.
Ví dụ:
She talked so much but I couldn't undertand anything. (Cô ấy nói rất nhiều nhưng tôi chẳng hiểu gì cả.)

2.3. Câu phức (Complex sentences)
- Là câu gồm 1 mệnh đề chính và 1 hay nhiều mệnh đề phụ thuộc. Các mệnh đề này thường được liên kết với nhau bằng các liên từ phụ thuộc.
Ví dụ:
Rosy was really hungry because she hadn't eat all day. (Rosy thực sự đói vì cả ngày cô ấy chưa ăn gì.)
When you grow up, you can stay out later. (Khi con lớn lên, con có thể về nhà muộn hơn.)

2.4. Câu ghép phức hợp (Compound-complex sentences)
- Là câu kết hợp của câu ghép và câu phức. Nó có ít nhất 2 mệnh đề chính và ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc
Ví dụ:
If my mother comes home late, my dad has to cook dinner and I have to look after my younger sister. (Nếu như mẹ về muộn, bố tôi sẽ phải nấu bữa tối còn tôi phải trông em gái.) 

Bài chia sẻ ngày hôm nay, giới thiệu cho các bạn hiểu về cấu trúc câu sẽ tập trung vào sự khác biệt giữa câu đơn, câu ghép, câu phức và câu phức – ghép. 

Bạn phải biết cách viết những loại câu này một cách chính xác trong bài thi IELTS writing vì giám khảo sẽ nhìn vào chúng khi họ chấm cho tiêu chí “grammatical range”.

CÁC LOẠI CÂU BAO GỒM:

  1. Đơn
  2. Ghép
  3. Phức
  4. Ghép-phức

1. CÂU ĐƠN

Câu đơn là 1 mệnh đề với 1 chủ ngữ và động từ

Computers are important in the modern world.

Cấu tạo = SV

Tuy nhiên, câu này có thể có nhiều hơn 1 chủ ngữ và động từ:

2 chủ ngữ:

Computers and other technological devices are important in the modern world.

Cấu tạo = SSV

2 động từ:

I search for information and play games on my computer.

Cấu tạo= SVV

2 chủ ngữ và 2 động từ:

My brother and I search for information and play games on our computers.

Cấu tạo = SSVV

2. CÂU GHÉP

Câu ghép bao gồm 2 hoặc 3 mệnh đề. Đây là khi những câu đơn được ghép lại với nhau.

Với câu trúc câu này, các mệnh đề được kết hợp với nhau cùng với các liên từ kết hợp:

F = for

A = and

N = nor

B = but

O = or

Y = yet

S = so

Từ “fanboys” là một cách để nhớ những liên từ khác nhau trong các câu ghép. Rõ ràng là những từ phổ biến nhất là “and”, “but”, “or” và “so”.

Dưới đây là một số ví dụ về cấu trúc câu ghép:

Computers are important, but they can be dangerous too.

Cấu tạo = SV but SV

Computers are important, but they can be dangerous too, so we must be careful.

Cấu tạo = SV but SV  so SV

Tránh viết quá nhiều mệnh đề vì câu sẽ trở nên rối, và bạn không thể dùng một từ nhiều lần đề nối câu.

Đây là câu sai:

Computers are used widely in most countries now, and they are a sign of progress, and we must ensure everyones has access to them.

Cấu tạo sai = SV and SV and SV

Hai khả năng đúng:

Computers are used widely in most countries now, and they are a sign of progress. We must ensure everyone has access to them.

Cấu tạo = SV and SV. SV.

Computers are used widely in most countries now, and they are a sign of progress, so must ensure everyone has access to them.

Cấu tạo = SV and SV so SV.

  • Sử dụng dấu phẩy

Có một trường hợp mà bạn có thể tạo ra câu ghép mà không cần liên từ kết hợp, và bạn sẽ dùng dấu chấm phẩy để ghép 2 mệnh đề. Dấu chấm phẩy được dùng khi 2 ý tưởng liên quan đến nhau.

Ví dụ:

Computers are used widely in most countires; they are a sign of progress.

3. CÂU PHỨC

Câu phức thì sẽ phức tập hơn (Đây có lẽ là lí do vì sao chúng được gọi là “phức”)

Đây là loại cấu trúc quan trọng trong IELTS vì để đạt được điểm 6 hoặc cao hơn cho phần “grammatical range and accuracy”, bạn cần phải cho giám khảo thấy là bạn có thể sử dụng chúng.

Các câu phức bạn dùng càng đa dạng và càng chính xác, thì điểm của bạn càng cao.

Có nhiều loại câu phúc, và chúng sẽ được xem xét 1 cách chi tiết sau, dưới dây bạn sẽ được cung cấp những thứ cơ bản.

Câu phức là 2 (hoặc nhiều hơn) mệnh đề được ghép lại với nhau, nhưng chúng không được ghép bởi “fanboys” (những liên từ ngang bằng). Chúng được ghép bởi những liên từ phụ thuộc.

Đây là một số các liên từ phụ thuộc:

Ví dụ:

People take natural health supplements even thoughthey may not have been tested.

Our children may not be properly educated if we don't spend more on schools.

I went to bed as soon as he left because I was tired

Đây đề là những mệnh đề trạng ngữ. Trong những loại câu phức này, mệnh đề thứ 2 có thể dùng để bắt đầu một câu.

Trong trường hợp này, người ta dùng dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.

Even though they may not have been tested, people take natural health supplements.

If we don't spend more on schools, our children may not be properly educated.

As soon as he left, I went to bed because I was tired.

Mệnh đề danh ngữ và mệnh đề quan hệ cũng là một loại cấu trúc câu phức, tuy nhiên những loại này sẽ được xem xét sau.

4. CÂU GHÉP – PHỨC

Câu ghép – phức giống với câu phức nhưng chúng cũng bao gồm cả câu đơn (hoặc đại từ) trước hoặc sau phần “phức”.

Ví dụ:

I ate a lot when I got home, but I was still hungry.

Phần gạch chân trong câu là câu phức. Như bạn có thể thấy, câu này có cả câu đơn được nối trong câu. Trong câu có thể bao gồm cả 1 câu ghép đầy đủ:

I ate a lot when I got home, but I was still hungry, so I went shopping to buy some more food.

Đây là những câu ghép – phức.

Hi vọng rằng qua bài chia sẻ trên đây các bạn đã nắm rõ được cấu trúc của 4 loại câu:  Đơn, Ghép, Phức và Ghép-phức. Các bạn hãy luyện tập viết từng câu dễ nhất là câu đơn và viết khó hơn luyện tập viết những câu Ghép - phức.