Lương tối thiểu vùng tính như thế nào năm 2024

Trong phiên họp thứ 2 về tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 6%.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Lê Văn Thanh, cho biết, hội đồng đã thống nhất mức tăng tiền lương 6%. Đây là mức phù hợp và được sự thống nhất của các thành viên, trong đó có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Việc tăng lương thực hiện từ 1/7/2024.

Hiện lương tối thiểu vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng.

Theo khảo sát do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam thực hiện hồi tháng 7, tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình người lao động; 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, trong đó thấp nhất chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu; 52,3% người lao động phải làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Trao đổi với báo chí trước phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, cho biết đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, đặc biệt dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống người lao động. Mức lương thấp không đảm bảo mức sống tối thiểu, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng như chi phí giáo dục tăng. Trong khi đó, tình hình kinh tế cuối năm có nhiều khởi sắc, đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng nhiều.

Trong phiên họp ngày 20/12, tổ chức công đoàn nêu mức tăng 6,5-7,3%. Còn đại diện phía chủ sử dụng lao động muốn neo giữ ở mức 4%-5%.

Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.

Cụ thể, Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

Trước đó, đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên đầu tiên, bàn thảo về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. Kết thúc phiên họp thứ nhất, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thời điểm họp các phiên tiếp theo diễn ra vào quý 4 năm nay, thay vì vào tháng 7, tháng 8 như thông lệ.

Tại phiên họp, đại diện người lao động, chủ sử dụng lao động đã trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân, người lao động khi thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Tại phiên họp này, Công đoàn mong muốn mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng từ 5 đến 6%.

Tại phiên họp thứ nhất, bộ phận kĩ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm từ 01/01/2024 hoặc từ 01/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc tính toán để lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động.

Tôi muốn biết lương tối thiểu vùng là gì? Đối tượng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu? - Hoài Linh (Bình Phước)

1. Lương tối thiểu vùng là gì?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Lương tối thiểu vùng tính như thế nào năm 2024

Lương tối thiểu vùng là gì và 05 điều cần lưu ý? (Hình từ Internet)

2. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

3. Mức lương tối thiểu vùng hiện nay

Từ ngày 01/7/2022, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo 4 vùng như sau:

- Về mức lương tối thiểu theo tháng:

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.

+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.

- Về mức lương tối thiểu theo giờ:

+ Vùng I: 22.500 đồng/giờ;

+ Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

+ Vùng III: 17.500 đồng/giờ;

+ Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

4. Hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

(Căn cứ Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP)

5. Trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu bị xử lý thế nào?

Khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như sau:

- Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức vi phạm gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ).

Mức lương tối thiểu vùng 2 là bao nhiêu?

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng II 4.409.600 21.000

Mức lương tối thiểu vùng dự kiến tại vùng II là bao nhiêu từ 01/7/2024?lawnet.vn › laws › muc-luong-toi-thieu-vung-du-kien-tai-vung-ii-la-bao-n...null

Mức lương tối thiểu vùng bao lâu thì tầng 1 lần?

Thông thường, lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh 1 năm/1 lần. Đến thời điểm 1/7/2023, vẫn chưa có quy định cụ thể về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2023. Do vậy, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho nửa cuối năm 2023 sẽ vẫn được giữ nguyên theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu cho người lao động tăng bao nhiêu phần trăm?

Đối với mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ ngày 01/7/2024. Cụ thể, vùng 1 tăng lên 23.800 đồng; vùng 2 là 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.

Mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp là gì?

Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.