Luận văn đánh giá sử dụng epo năm 2024

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá việc sử dụng Erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.Suy thận mạn (STM) là tình trạng suy giảm chức năng thận xảy ra một cách thường xuyên, liên tục, kéo dài nhiều năm và không hồi phục do nhiều nguyên nhân khác nhau, hậu quả là làm xơ hóa các nephron và làm giảm dần mức lọc cầu thận (MLCT). Khi MLCT giảm dưới 60ml/phút kéo dài liên tục ít nhất 3 tháng được coi là STM [16]. Trong cơ thể, thận có nhiều chức năng khác nhau, trong đó chức năng nội tiết rất quan trọng là sản sinh erythropoietin (EPO) – một nội tiết tố có tác dụng biệt hóa hồng cầu, vì vậy khi suy thận thì thiếu máu là một biểu hiện không thể tránh khỏi. Mức độ thiếu máu phụ thuộc vào mức độ suy thận, suy thận càng nặng thì mức độ thiếu máu càng tăng. Thiếu máu ở bệnh nhân STM ở giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ ngoài nguyên nhân do thiếu hụt EPO còn do các nguyên nhân khác như thiếu sắt, đời sống hồng cầu giảm do nhiễm độc các chất ứ đọng trong máu, mất máu trong các buổi lọc, suy dinh dưỡng… Thiếu máu gây thiếu oxy cho các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi, gan, thận và tất cả các cơ quan khác trong cơ thể làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, với bệnh nhân STM giai đoạn cuối thì việc điều trị thiếu máu là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00283

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trước đây, điều trị thiếu máu chỉ duy nhất là bằng truyền máu thường kỳ. Nhưng việc truyền máu có thể đem lại nhiều nguy cơ cao cho bệnh nhân như lây nhiễm HIV, viêm gan B, phụ thuộc vào truyền máu, quá tải sắt, sản sinh kháng thể độc với tế bào [12]. Năm 1983, các nhà nghiên cứu chế tạo thành công EPO nhờ công nghệ gen gọi tắt là erythropoietin người tái tổ hợp (rHu-EPO). Năm 1989, rHu-EPO được FDA phê duyệt chỉ định điều trị thiếu máu cho bệnh nhân STM [21]. EPO chính thức được nhập vào Việt Nam từ năm 1997. Sau đó, ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn để điều trị thiếu máu2 cho bệnh nhân STM. Tuy nhiên, việc sử dụng EPO trên bệnh nhân STM còn bị hạn chế bởi khung quỹ bảo hiểm y tế. Vì vậy việc sử dụng EPO với phác đồ nào và hiệu quả ra sao vẫn chưa được khẳng định. Khoa thận nhân tạo – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình luôn có một số lượng lớn bệnh nhân STM được điều trị lọc máu theo chu kỳ. Hầu hết các bệnh nhân đều được điều trị thiếu máu bằng EPO. Để góp phần sử dụng EPO hợp lý và có hiệu quả trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân STM lọc máu chu kỳ, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá việc sử dụng Erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” với mục tiêu: 1. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng EPO để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. 2. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………………………….. 1 …. Chƣơng 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………………………… 3 ………. 1.1. SUY THẬN MẠN ……………………………………………………………………………………………………………. 3 1.1.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………………………………………….. 3………….. 1.1.2. Nguyên nhân ……………………………………………………………………………………………………………….. 3 ……… 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ……………………………………………………………………………………………………………….. 5 1.1.4. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của STM ………………………………………………………. 5 …… 1.1.5. Chẩn đoán STM ……………………………………………………………………………………………………………….. 7 .. 1.1.6. Điều trị STM giai đoạn cuối …………………………………………………………………………………… 9 …….. 1.2. THIẾU MÁU VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN STM ……………………………………………………………………………………………………………………………………….. 10 1.2.1. Nguyên nhân thiếu máu STM giai đoạn cuối ………………………………………………………. 10 …. 1.2.2. Hậu quả của thiếu máu trong STM ……………………………………………………………………………… 11 1.2.3. Cơ chế thiếu máu trong STM …………………………………………………………………………………… 11 …… 1.2.4. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân STM …………………………………………………………………………. 12 1.3. EPO VÀ ÁP DỤNG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN STM ……………………………………………………………………………………………………………………………………….. 12 1.3.1. Cấu trúc và phân loại ……………………………………………………………………………………………………….. 12 1.3.2. Cơ quan tổng hợp EPO ……………………………………………………………………………………………………. 14 1.3.3. Vai trò của EPO trong sự tạo thành tế bào hồng cầu ……………………………………………. 14 1.3.4. Dược động học ……………………………………………………………………………………………………………….. 16 …. 1.3.5. Áp dụng EPO trong điều trị thiếu máu cho bệnh nhân STM ………………………….. 17 …Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………….. 21 .. 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………… 21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………………………………………. 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………………………………………………………. 21 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………. 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………….. 21 2.2.2. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 22 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu …………………………………………………………………………………… 22 ….. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………… 22 ….. 2.3.1. Khảo sát đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………………. 22 2.3.2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng EPO trên bệnh nhân STM lọc máu chu kỳ ……………………………………………………………………………………………………………….. 22…………. 2.3.3. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong điều trị thiếu máu ………………………….. 24 …… 2.4. MỘT SỐ QUI ƢỚC TRONG NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 24 2.4.1. Phân loại mức độ suy thận …………………………………………………………………………………… 24………… 2.4.2. Phân loại mức độ thiếu máu …………………………………………………………………………………… 25 …….. 2.4.3. Giới hạn bình thường của kết quả xét nghiệm ………………………………………………………. 25 .. 2.4.4. Phân loại mức độ tăng huyết áp …………………………………………………………………………………… 26 2.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ ………………………………………………………………………………………………………….. 26 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 27…………. 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU …………………….. 27 3.1.1. Kết quả nghiên cứu về tuổi và giới ……………………………………………………………………………… 27 3.1.2. Kết quả nghiên cứu về mức độ thiếu máu ………………………………………………………. 29……….. 3.1.3. Kết quả nghiên cứu về thời gian suy thận ………………………………………………………. 30……….. 3.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ BHYT …………………………………………………………………………………… 30 …3.2. PHÂN TÍCH TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG EPO ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CHO BỆNH NHÂN STM LỌC MÁU CHU KỲ …………………………. 31 3.2.1. Lựa chọn thuốc ……………………………………………………………………………………………………………….. 31 …. 3.2.2. Liều dùng ……………………………………………………………………………………………………………………………… 31 3.2.3. Đường dùng ……………………………………………………………………………………………………………….. 35……….. 3.2.4. Thay đổi liều trong quá trình điều trị …………………………………………………………………………. 35 3.2.5. Các biện pháp đảm bảo việc sử dụng EPO có hiệu quả ………………………….. 37 ………….. 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN STM LỌC MÁU CHU KỲ …………………………………………………………………………. 37 3.3.1. Hiệu quả điều trị thiếu máu dựa trên các chỉ số huyết học ………………………….. 37 …….. 3.3.2. Hiệu quả điều trị thiếu máu dựa trên dựa trên kết quả nghiên cứu về sắt và ferritin huyết thanh …………………………………………………………………………………… 40 ……. 3.3.3. Các tác dụng không mong muốn …………………………………………………………………………………. 41 Chƣơng 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 44 4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………….. 44 4.2. BÀN LUẬN VỀ TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG EPO ……………………….. 46 4.3. BÀN LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG EPO TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 49 4.3.1. Hiệu quả dựa vào các chỉ số huyết học …………………………………………………………………….. 49 4.3.2. Hiệu quả điều trị bằng EPO trên số trường hợp cần truyền máu ……………………… 50 4.3.3. Hiệu quả điều trị thiếu máu dựa trên kết quả nghiên cứu về sắt và ferritin huyết thanh ……………………………………………………………………………………………………………. 50 4.3.4. Các tác dụng không mong muốn …………………………………………………………………………………. 51 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………….. 53………. KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………………….. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Văn Chất (2004), Bệnh thận, NXB Y học, Hà Nội, tr.311-312. 2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh, Phạm Quang Vinh (2012), Bệnh học Nội khoa, Tập 1, NXB Y học, Hà Nội. 3. Bệnh viện Bạch Mai (2004), Bệnh thận nội khoa, NXB Y học, Hà Nội. 4. Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr.601. 5. Bộ Y tế (2015), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 6. Brenner B.M., Helerl S.C. (2000), Các nguyên lý y học nội khoa Harrison, NXB Y học, Hà Nội, Tập 3, tr.579-591. 7. Đại học Y Hà Nội (1998), Bài giảng Bệnh học nội khoa, Tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr.148-155. 8. Học viện Quân y (2000), Bài giảng huyết học lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, tr.9-10. 9. Học viện Quân y, Bộ môn Hóa sinh, Một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng, 2007. 10. Nguyễn Nguyên Khôi, Hồ Lưu Châu, Nguyễn Cao Luận (1998), “Đánh giá tác dụng của Eprex để điều trị thiếu máu cho bệnh nhân thận nhân tạo”, Công trình nghiên cứu khoa học 1997-1998, Tập 2, tr.352-366. 11. Nguyễn Nguyên Khôi (2002), “Thiếu máu và điều trị thiếu máu ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ – Bệnh viện Bạch Mai”, Tài liệu báo cáo tại Vụ Điều trị Bộ Y tế, tr.3-8.12. Hà Hoàng Kiệm (2010), Thận học lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, tr.730-749. 13. Ngô Vũ Quân, TS. Trần Hồng Nghị, Nguyễn Thị Thúy (2015), Nghiên cứu nồng độ sắt, ferritin, transferrin và độ bão hòa transferrin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội. 14. Bùi Thị Tâm (2013), Đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu bằng Erythropoietin trên bệnh nhân suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, Luận án tốt nghiệp dược sĩ CKII, Đại học Dược Hà Nội. 15. Nguyễn Quyết Thắng (2007), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội. 16. Đỗ Gia Tuyển (2007), Bài giảng Bệnh học nội, Tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr.428-445. 17. Triệu Thị Tuyết Vân (2009), Đánh giá tình hình sử dụng Erythropoietin trong điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo – BV Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Xang (2001), “Sử dụng EPO người tái tổ hợp để điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn”, Tài liệu đào tạo chuyên đề thận học, Bệnh viện Bạch Mai, tr.117. 19. Nguyễn Văn Xang (2008), Điều trị học nội khoa, Tập 2, NXB Y học, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Xang (2008), Bệnh thận, tr.195-205, NXB Y học, Hà Nội