Lúa lai 3 dòng là gì năm 2024

KỸ THUẬT GIEO CẤY GIỐNG LÚA LAI 3 DÒNG LY2099

Cơm có mùi thơm, trắng, bóng, dẻo, vị ngon, để đến ngày hôm sau vẫn mềm dẻo

1. Nguồn gốc & đặc điểm: Giống lúa lai F1-3 dòng LY2099 đã được cấp “Bằng bảo hộ giống cây trồng số 13.VN.2018” và được sản xuất, kinh doanh bởi Công ty TNHH Hạt giống Việt theo “Bản hiệp ước chuyển nhượng quyền độc quyền khai thác số LDS/VS 16001 ngày 30/09/2016”.

- LY2099 là giống cảm ôn, có thể gieo trồng được tất cả các vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng tại miền Bắc: vụ xuân (125-130 ngày), vụ mùa (105-110 ngày); tại miền Nam: (100-110 ngày) tuỳ vụ.

- Giống đẻ nhánh khoẻ; cứng cây, chống đổ tốt; lá đứng, màu xanh vàng; bông dài, nhiều hạt, khối lượng 1.000 hạt từ (29,3-30,5 gam); sạch sâu bệnh; thích hợp thâm canh, năng suất cao, tiềm năng đạt (8-9 tấn/ha).

- Hạt gạo LY2099 dài (7,59mm), hàm lượng amylose (14,83%), tỷ lệ trắng trong cao (91,88%), tỷ lệ bạc bụng thấp (0,7-7,0%), thuộc nhóm gạo trắng hạt dài, mùi thơm nhẹ. Cơm trắng, dẻo, bóng, thơm và rất ngon.

- Giống có khả năng chịu mặn khá ở nồng độ muối (5‰); thích ứng tốt và cho năng suất cao trong mô hình “Lúa-Tôm” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với độ mặn thực tế (4,5‰), độ pH đất từ (4,89), đất phèn.

2. Thời vụ gieo trồng: Có thể tham khảo lịch thời vụ sau:

- Khu vực miền Bắc: Từ 15/1-5/2 trong vụ xuân và 20/5-15/6 trong vụ mùa đối với vùng Đồng bằng sông Hồng & miền núi phía Bắc. Từ 10/1-30/1 trong vụ xuân và 15/5-10/6 trong vụ mùa đối với vùng Bắc Trung bộ.

- Khu vực miền Nam : Tuân thủ theo thời vụ gieo trồng lúa tại địa phương.

3. Kỹ thuật ngâm ủ & làm mạ: Ngâm hạt giống 12-16 giờ (vụ mùa hoặc khi nhiệt độ cao); 18-24 giờ (vụ xuân hoặc khi nhiệt độ thấp), 5-6 giờ thay nước, rửa chua một lần. Xả sạch không còn mùi chua, để ráo nước rồi ủ. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3-1/2 hạt thóc thì gieo. Mạ gieo thưa đảm bảo đanh dảnh, có ngạnh trê. Tuổi mạ cấy: 4-5 lá đối với mạ dược và 3-3,5 lá đối với mạ dày xúc.

4. Kỹ thuật cấy, gieo sạ & lượng giống: LY2099 đẻ nhánh rất khoẻ, phù hợp cấy máy ở mật độ thấp khoảng 22 khóm/m2 (khoảng cách 30cmx15cm), lưu ý chăm sóc để lúa đẻ sớm. Mật độ cấy khuyến cáo từ 25-40 khóm/m2, tuỳ điều kiện cụ thể. Cấy nông tay, 1-2 dảnh/khóm. Gieo sạ, nên sạ lúa theo hàng và sạ thưa. Lượng giống khuyến cáo sử dụng từ 25-30 kg/ha.

5. Bón phân cho 1 ha:

- Khu vực miền Bắc: Phân chuồng: 10 tấn; Super Lân: 500-550 kg; Kali Clorua: 180-200kg; Đạm Urê: 180-200 kg (áp dụng cho vụ xuân) và Đạm Urê: 170-190 kg (áp dụng cho vụ mùa). Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân Lân, phân Đạm 30%, phân Kali 20%. Bón thúc lần 1 sau khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% phân Đạm, 30% phân Kali. Bón thúc lần 2 khi lúa đứng cái, làm đòng bằng lượng phân Đạm và Kali còn lại.

- Khu vực miền Nam: Khuyến cáo bón phân theo lượng nguyên chất: 100-120kg N; 60 kg P2O5 và 60-90 kg K2O. Tùy điều kiện mùa vụ, đất đai từng vùng, tính toán lượng phân bón và cách bón phù hợp.

Chú ý: Giống luôn có bộ lá màu xanh vàng, tránh lạm dụng phân Đạm. Bón phân cân đối, đủ Kali để hạn chế sâu bệnh hại. Nếu sử dụng phân bón tổng hợp NPK hoặc loại khác, nên tính toán lượng bón phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6. Chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh: Tưới nước theo yêu cầu sinh lý của cây lúa và thực tế đồng ruộng. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, khi thấy các đối tượng gây hại phải phun phòng ngay theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật. Phun đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng liều lượng.

7. Thu hoạch: Gặt kịp thời khi có khoảng 85-90% số hạt/bông đã chín. Phơi khô đến độ ẩm 14%. Giống có hạt gạo dài, không nên phơi khô quá sẽ làm gẫy hạt gạo, ảnh hưởng chất lượng xay xát.

Hạt giống lai F1 chỉ sử dụng một vụ, không tự để giống được. Hạt giống đã xử lý, không nên ăn, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã lô giống, thông tin khác được in trên bao bì.

Sau những kết quả đạt được, đồng chí Nguyễn Duy Hưng – Trưởng phòng nông nghiệp và PTNT khẳng định, đây là giống lúa có ưu thế mạnh về khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Đề nghị trong vụ tới mở rộng diện tích xây dựng cánh đồng mẫu lớn hơn tại một số điểm trên địa bàn huyện để đánh giá khẳng định lại một lần nữa, mở rộng sản xuất giống Syn98 vụ tiếp theo. Đồng thời, để thay thế những giống lúa đã gieo cấy nhiều năm năng suất giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh kém./.

Lai tích hợp gen eui (kiểm soát sự kéo dài lóng giáp cổ bông) vào dòng mẹ bất dục đực giúp SX hạt giống F1 dễ dàng, sử dụng tiết kiệm GA3, giảm chi phí...

Đó là kết quả nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Công nghệ này bước đầu đã tạo ra dòng mẹ 14A mang gen eui để sản xuất hạt giống lúa lai ba dòng mới MV2.

Lúa lai 3 dòng là gì năm 2024
Giống MV2 chịu rét khá, chống đổ tốt, chịu hạn, chịu chua phèn, chịu thâm canh, không nhiễm đạo ôn, nhiễm nhẹ bạc lá, rầy nâu, khô vằn.

Giống lúa lai ba dòng MV2 do PGS.TS - Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Trâm (tác giả chính) và cộng sự tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo, được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức tháng 12/2019.

MV2 là giống cảm ôn, có thể gieo trồng được tất cả các vụ trong năm. Tại miền Bắc, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125-130 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày. Giống có kiểu hình đẹp: Cây cao 100-110 cm, đẻ nhánh khoẻ, bản lá đứng, xanh đậm, lâu tàn. Bông to dài, nhiều hạt, tỷ lệ lép thấp, hạt thóc to dài, khối lượng 1.000 hạt 28-29 gram (tương đương Nhị ưu 838, Nhị ưu 63), hạt xếp sít, vỏ hạt vàng sáng, mỏ hạt trắng. Giống chịu rét khá, chống đổ tốt, chịu hạn, chịu chua phèn, chịu thâm canh, không nhiễm đạo ôn, nhiễm nhẹ bạc lá, rầy nâu, khô vằn.

Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử trên diện rộng cho năng suất bình quân 7-9 tấn/ha, thâm canh hợp lý đạt trên 9 tấn/ha, cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng Nhị ưu 838 và một số giống nhập khẩu khác. Gạo trong, cơm trắng, tơi, xốp, vị đậm.

Đặc biệt, khi triển khai gieo trồng ở khu vực miền núi thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An... giống MV2 đều cho năng suất vượt trội so với đối chứng Nhị ưu 838 trong cả vụ Xuân và vụ Mùa.

Những đặc điểm hình thái, nông sinh học của của MV2 cho phép kỳ vọng đây sẽ là giống lúa lai trong nước có khả năng thích ứng rộng, cho năng suất cao, ổn định, dễ trồng đặc biệt phù hợp với các địa phương có trình độ canh tác thấp, diện tích hẹp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

Lúa lai 3 dòng là gì năm 2024
Giống MV2 cho năng suất, chất lượng cao.

PGS.TS - Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Trâm, tác giả giống cho biết: “Với công nghệ lai tạo dòng mẹ mới, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng tự tin khẳng định đây là một trong những tổ hợp lúa lai ba dòng chọn tạo trong nước dễ sản xuất hạt giống nhất, năng suất hạt F1 cao trên 3 tấn/ha, giảm chi phí sản xuất, giá thành hạt giống, chắc chắn thấp hơn giá Nhị ưu 838, giống mà mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng ngàn tấn”.

Được biết, giống đã được Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng ký kết hợp tác với Công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed) để sản xuất thương mại hạt giống F1 và cung ứng ra thị trường trong những năm tới. Hy vọng ngay khi ra mắt ở vụ Xuân 2021, MV2 sẽ mang lại một mùa vàng bội thu một cách chủ động, tiết kiệm và hiệu quả cho bà con nông dân.

Lúa lai là lúa gì?

Lúa lai là loại giống chỉ sử dụng trong sản xuất đời F1, nghĩa là đơn vị sản xuất ra giống lúa này bán cho nông dân sản xuất chỉ dùng một lần, nếu muốn tiếp tục sản xuất thì phải mua lại của công ty cung cấp giống, nếu như nông dân tiếp tục dùng sản phẩm lúa lai đã sản xuất này làm giống lần hai thì sẽ rất dễ cho ra “ ...

Tổ hợp lúa lai 2 dòng là gì?

Hệ thống lai 2 dòng: Lai giống mẹ bất dục đực với giống bố bất kỳ tại môi trường nhiệt độ cao cho ra sản phẩm lúa lai F1.

Lúa lai ba dòng là gì?

Lúa lai 3 dòng (Three-line hybrid seed Tên tiếng Anh là Three-line hybrid seed. Đây là loại giống lai đời con được tạo ra bằng cách lai giữa dòng A (dòng CMS) không tự thụ phấn đực với dòng R (dòng phục hồi hữu dục). Dòng A được duy trì thông qua dòng B có khả năng thụ phấn.

Thế nào là giống lúa thuần?

Lúa thuần là giống lúa cũng do lai tạo ra giữa bố và mẹ nhưng cho chọn lọc tự thụ trong nhiều đời, ít nhất thừ 8 đến 12 đời, từ đó chọn được một dòng thuần hoàn toàn để tự thụ và làm giống. Lúa lai thì chỉ qua một đời thôi. Lúa lai có nhiều ưu thế, cho năng suất cao hơn lúa thuần ít nhất 15 – 20%, thích ứng rộng.