Lũ ống và lũ quét là gì năm 2024

(Baonghean.vn) - Sau trận lũ quét kinh hoàng tại Kỳ Sơn vào đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 tháng 10 vừa qua, nhiều người đặt câu hỏi, chừng nào những thảm cảnh tương tự sẽ thôi tái diễn...

Cơn "tai biến" của thiên nhiên

Theo nhiều chuyên gia về khí tượng thuỷ văn, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng dòng chảy cực đoan khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Do dòng nước chảy xiết cuốn theo nhiều vật chất như đất, đá, cây cối trên đường di chuyển nên nó có sức tàn phá lớn. Chính vì thế mà nó được ví như một dạng "tai biến" nguy hiểm có thể tàn phá nặng nề khu vực miền núi, nơi mà hình thái thiên tai này thường xuyên xuất hiện.

Trên địa bàn Nghệ An, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, liên tục xuất hiện những trận lũ ống, lũ quét tàn phá kinh hoàng tại nhiều địa phương. Nặng nề nhất là lũ quét tại xã Nậm Giải (Quế Phong) vào tháng 10/2007, khiến 13 người tại bản Pục và bản Méo bị cuốn trôi.

Tại xã Yên Tĩnh (Tương Dương), trận lũ quét trong đêm 26/5/2009 cũng khiến 5 người dân bản Pa Tý thiệt mạng. Ngoài ra, vào các năm 2011, 2013, 2018... nhiều trận lũ quét cũng đã xảy ra trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp gây nhiều mất mát, đau thương. Trận lũ quét ngay đêm mồng 1 rạng sáng mồng 2 tháng 10 tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn mới đây để lại những hậu quả vẫn chưa thể khắc phục xong.

Lũ ống và lũ quét là gì năm 2024

Lũ quét thường gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Ảnh: Tiến Đông

Hiện tại, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh nằm trọn trong lưu vực sông Cả. Lưu vực sông này có tổng diện tích 27.200 km2, trong đó có đoạn sông dài 170km chảy trên đất Lào có diện tích lưu vực là 9.470 km2 (chiếm 1/3 diện tích lưu vực), còn lại là nằm trên nội địa Việt Nam, trong đó chủ yếu là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Để cảnh báo tình hình mưa lũ, trên hệ thống sông Cả thuộc địa phận Việt Nam, đã có nhiều trạm quan trắc, trạm khí tượng, thuỷ văn được bố trí dọc sông Cả và các phụ lưu, cho các kết quả dự báo tương đối chính xác về tình hình mưa lũ.

Lũ ống và lũ quét là gì năm 2024

Trận lũ quét vào đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 tháng 10 đã tàn phá nghiêm trọng các xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén của huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Tiến Đông

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Tiến - Phó Giám đốc Đài khí tượng, thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ, hiện nay điểm xa nhất đặt trạm khí tượng thuỷ văn là tại thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), trong khi phần lưu vực sông Cả rộng lớn nằm trên đất Lào thì chưa có một trạm quan trắc nào, việc trao đổi thông tin, dữ liệu cảnh báo mưa lũ gặp rất nhiều khó khăn. Ngay hệ thống ra đa cũng chỉ quét được trong phạm vi 300km, còn để có thể cảnh báo sớm trong phạm vi xa hơn nữa thì chưa thể.

Vùng lũ ống, lũ quét ở miền núi Nghệ An được chia thành 2 khu vực hữu ngạn và tả ngạn sông Cả. Trong đó, vùng tả ngạn gồm địa phận các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Quỳ Hợp một phần phía Tây Bắc các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn; phía vùng hữu ngạn sông Cả, gồm khu vực Tây Nam huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.

Thực tế, dạng "tai biến" này đã xảy ra trên nhiều địa bàn các huyện miền núi phía Tây Nghệ An. Mức độ tập trung các khu vực lũ ống, lũ quét không đồng đều, đạt mật độ rất cao ở huyện Tương Dương (các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hoà), và phía Nam huyện Quế Phong (Nậm Giải, Tri Lễ)...

Lũ ống và lũ quét là gì năm 2024

Những khu vực dọc các khe suối là nơi có nguy cơ thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét. Ảnh: Tiến Đông

Chủ động phòng tránh sớm

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, địa bàn Nghệ An hiện có hơn 250 điểm cảnh báo nguy cơ của lũ ống, lũ quét trên địa bàn 6 huyện miền núi là Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, với hàng nghìn hộ dân nằm trong vùng nguy cơ bị thiệt hại cao.

Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục Trưởng Chi cục Thuỷ lợi - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An

Do địa hình trên bề mặt trái đất không bằng phẳng, ở miền núi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài; giữa chúng là các thung lũng gắn liền với các khe, suối, sông nhỏ. Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm, đó là nơi thường sinh ra lũ ống. Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Lũ ống gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo co thắt. Phía trên bị nước ngập và dâng lên nhanh. Phía dưới nước chảy xiết và sức tàn phá rất lớn. Lũ ống gây ngập lụt vùng thung lũng, đặc biệt có sức tàn phá rất lớn khu vực phía dưới cửa ra, quét mọi thứ gặp phải trên đường đi.

Lũ lụt và lũ quét khác nhau thế nào?

Khái niệm về lũ lụt - Lũ quét: là lũ xảy ra bất ngờ, lên nhanh và xuống nhanh, gây dòng chảy xiết cuốn theo nhiều bùn, đá, và có sức tàn phá lớn. - Lụt: là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ lớn, vỡ đê, vỡ đập gây ra.

Khái niệm lũ quét là gì?

Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên các lưu vực sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.

Tại sao vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thường xảy ra lũ quét?

Vùng đồi núi nước ta địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, trong điều kiện mưa lớn và mất lớp phủ thực vật nên đất đai trên các sườn núi dễ bị cuốn trôi, gây nên thiên tai lũ quét ở vùng núi.

Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của lũ quét?

Biện pháp phòng tránh lũ quét.

Khơi thông lòng dẫn tăng khả năng thoát nước lũ ... .

Xây dựng công trình ngăn lũ quét. ... .

Chống sạt lở đất đá trên sườn dốc. ... .

Xây dựng công trình, nhà ở có tường cách nước. ... .

Biện pháp phân dòng lũ quét để giảm tính ác liệt. ... .

Xây dựng bể chậm lũ, các khu trữ lũ để giảm tính ác liệt của lũ quét..