Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì năm 2024

Bé sơ sinh mới sinh được ba tuần, tự nhiên bé quấy khóc không dỗ được. Cứ đầu hôm là bé khóc, hai tay bé siết chặt, chân co lên bụng, vặn vẹo mình mẩy, mặt đỏ tươi giống như đang bị đau đớn lắm.

Bé bị đỏ da khi đắp lá trầu - Ảnh: BS ÚC NGUYỄN

Có người quen đến thăm, họ vạch áo bé lên chỉ cho mẹ thấy mấy cọng lông tơ trên người bé, rồi nói bé bị đẹn lông, cần phải lấy lá trầu không hơ nóng đắp lên người, rồi chà lá trầu lên da của bé, bé mới hết khóc đêm.

Mẹ làm theo lời mách bảo, nhưng mới chà có một lần, da bé đỏ lên như con tôm luộc, mẹ sợ quá nên ẵm đến bác sĩ khám.

Bác sĩ khám cho bé, hỏi han tỉ mỉ tình hình bé bú, ngủ, tiêu tiểu, khóc như thế nào. Bác sĩ trấn an mẹ: "Tôi đã khám kỹ cho bé rồi, hiện tại sức khỏe bé bình thường, chị đừng lo nhé.

Có hai vấn đề chị cần quan tâm, thứ nhất bé không có bị đẹn lông, vì vậy không nên chà xát lá trầu lên da của bé, nó không có lợi mà gây hại thêm.

Những sợi lông tơ trên người bé có rất nhiều lợi ích, trong đó nó giúp bé chống lạnh. Lá trầu kích ứng làn da mỏng manh của bé khiến da bé đỏ lên, dễ bị nhiễm trùng, vì vậy chị đừng dùng lá trầu nữa.

Thứ hai, nguyên nhân bé khóc đêm, tôi nghĩ bé bị chứng khóc dạ đề, là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đâu".

Bác sĩ vừa giải thích, vừa cấp toa thuốc chăm sóc da bé bị đỏ, vừa dặn chị tái khám.

Theo các chuyên gia nhi khoa trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm, và cũng chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

Chúng ta cần loại trừ các nguyên nhân rõ ràng như mọc răng, viêm loét họng, tã ướt, thiếu vitamin D, thiếu can xi, trào ngược dạ dày, khó tiêu, nhiễm trùng đường ruột, bệnh bẩm sinh chưa phát hiện ra...

Trường hợp bú tốt, tiêu tiểu bình thường, không bị giảm cân và trẻ vẫn phát triển bình thường, thì điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ là các mẹ phải giữ bình tĩnh và thoải mái, làm giảm sự khó chịu của bé bằng cách thể hiện sự yêu thương để bé cảm nhận được.

Cụ thể như: ôm ấp, hát ru, massage bụng, thoa lưng, cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau sinh trừ trường hợp bé dị ứng với sữa mẹ.

Lông măng hay còn gọi là lông tơ

Lông măng hay còn gọi là lông tơ hay lông đẹn, là lớp lông đã phát triển khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, lớp lông này có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt của bé trong tử cung. Vào giai đoạn khoảng 3 tháng cuối, lớp lông tơ sẽ phát triển mạnh mẽ và đến khi bé chào đời, toàn bộ cơ thể bé đều được phủ lớp lông này. Tùy vào từng bé, lớp lông tơ sẽ dày, mỏng khác nhau.

Có nên tẩy lông măng cho con ?

Theo các bác sĩ nhi khoa, lớp lông tơ thông thường sẽ rụng trong vòng 5 tuần đầu sau khi bé ra đời. Nhưng dĩ nhiên không phải bé nào cũng rụng lông tơ trong giai đoạn này, có bé sẽ kéo dài thời gian rụng lông tơ thêm vài tháng. Lớp lông tơ này hoàn toàn vô hại, không gây trở ngại, khó chịu gì cho bé cả.

Việc tẩy lông măng cho con là không cần thiết

Do đó, việc tẩy lông măng cho bé là hoàn toàn không cần thiết bởi chúng không hề ảnh hưởng đến việc bé bị vặn mình, khó ngủ gì cả. Thực ra, trẻ từ 1 đến 2 tuổi sẽ khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái “ngủ động” – REM (rapid eye movements), tức bé sẽ hay vặn mình, đổi tư thế, nhăn mặt… Và theo các nhà khoa học, não phát triển mạnh nhất chính là lúc bé ngủ động. Theo thời gian, thời gian ngủ động sẽ giảm còn khoảng 20% thời gian giấc ngủ. Hoàn toàn không hề liên quan đến việc bé bị lông măng làm phiền hay thiếu canxi như các mẹ vẫn truyền tai nhau mà thực tế, để biết được bé có thiếu canxi hay không thì phải xét nghiệm máu mới biết.

Thậm chí, việc tẩy lông măng còn có khả năng khiến bé bị tổn thương da bởi da bé khi đó cực kì mỏng manh. Các biện pháp dùng lá cây để tẩy lông rất nguy hiểm, có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn da, còn phương pháp dùng sữa tươi là không thể vì trẻ sơ sinh không nên uống sữa này, dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Những phương pháp tẩy lông măng cho con theo dân gian

  • Thoa nước lá vông, nước lá nhọ nồi lên da bé để lông măng sẽ nhanh rụng
  • Tắm nước lá cây đậu ván
  • Thoa nước hoa hồng lên da bé
  • Cho bé dùng sữa tươi để nhanh rụng lông măng.
  • Dùng khăn hoặc bã trầu chà xát lên làn da của bé để lông tơ rụng.

Hiện này, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của những phương pháp này. Tuy nhiên trên thực tế, đã có trẻ bị tổn thương da nghiêm trọng.

Chủ đề