Khoa chăm sóc giảm nhẹ là gì năm 2024

Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) là phương pháp nhằm giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau, tạo mội trường thoải mái thân thiện, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giảm gánh nặng cho thân nhân bệnh nhân. Hãy cùng Pacific Cross tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp này nha.

1. Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) là gì?

Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp tiếp cận đa ngành để chăm sóc y tế chuyên khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị các bệnh mà giới hạn tuổi thọ. Nó tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng đau đớn, căng thẳng về thể chất và căng thẳng tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh y khoa không chữa được. Mục tiêu của liệu pháp này là nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người bệnh và gia đình họ

2. Nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) ở Việt Nam

Theo tổ chức Nghiên Cứu Ung Thư Vương Quốc Anh Cancer Research UK, hơn 90% phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú ở giai đoạn đầu sẽ sống được ít nhất 5 năm. Con số giảm còn 15% nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn gần cuối.

Ở Việt Nam, ung thư thường được phát hiện khá muộn. Khoảng 105.000 – 150.000 trường hợp hằng năm được chẩn đoán là ung thư giai đoạn cuối, điều này khiến cơ hội sống sót rất thấp. Do đó, nhiều bệnh nhân ở Việt Nam phải chịu đau đớn suốt những ngày cuối cùng của họ, hoặc trong một số trường hợp, là suốt những năm cuối cùng của họ. Điều này cho thấy nhu cầu về các khoa và các chương trình chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam là khá nhiều.

3. Tình hình về chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam

Cơ quan nghiên cứu Economist Intelligence Unit biên soạn một báo cáo xếp hạng toàn cầu hàng năm về chất lượng cuối cuộc đời có tên là “Chỉ số chất lượng chết “. Trong báo cáo năm 2015, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 58. Bất chấp sự khuyến khích từ các bộ của chính phủ, từ năm 2006 đến nay chỉ có 13 bệnh viện và phòng khám có các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ. Ba trong số đó là Bệnh viện ung bướu TPHCM, Bệnh viện đại học y dược TPHCM và Bệnh viện đa khoa Cà Mau.

Ở Việt Nam, Bệnh viện đại học y dược TP.HCM có khoảng 30 giường tại khoa chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, vẫn chưa cung cấp việc điều trị tại nhà. Bệnh viện đại học y dược TP.HCM dự định bắt đầu một chương trình mang tính chất này trong tương lai gần. Một chương trình điều trị tại nhà đã được tiến hành tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từ năm 2011 và các mô hình tương tự đang bắt đầu khởi động trên khắp đất nước, nhưng các con số vẫn còn thấp.

Tại Cà Mau, TS Minh Nghi, trưởng khoa ung thư Bệnh viện đa khoa Cà Mau, đã nghiên cứu thực hành chăm sóc giảm nhẹ tại Anh. Ông đang đưa nghiên cứu của mình vào làm việc tại Cà Mau bằng việc huấn luyện các cán bộ y tế các tỉnh về chăm sóc giảm nhẹ và cung cấp các dịch vụ cho các bệnh nhân ở cả bệnh viện và tại nhà của họ.

Dịch vụ này làm giảm căng thẳng cho các bệnh nhân phải đi xa để điều trị. Theo tiến sĩ Nghi thì khoảng 50% bệnh nhân là từ các khu vực nông thôn. Chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cũng làm giảm nhu cầu về giường ở bệnh viện, làm cho mọi việc ở đó cũng dễ dàng hơn.

Tiến sĩ Nghi cũng cho biết do nhu cầu cao về giường trong bệnh viện, chương trình chăm sóc giảm nhẹ ở Cà Mau đã cho phép một số bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối được xuất viện, nhận sự chăm sóc tại nhà, và sử dụng những ngày cuối cùng của họ với các thành viên gia đình.

Chăm sóc giảm nhẹ vẫn còn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, nhưng do nhu cầu về giường ở bệnh viện vẫn tiếp tục tăng lên, và giá trị của sự thoải mái cuối cuộc đời ngày càng được nhiều người nhận ra, rất có thể các chương trình này sẽ tiếp tục xuất hiện trên khắp đất nước trong tương lai không xa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Chăm sóc Giảm nhẹ (CSGN) là phương pháp tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ, những người đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến một căn bệnh hiểm nghèo, thông qua sự phòng ngừa và giảm bớt đau khổ bằng cách phát hiện sớm, đánh giá đầy đủ và điều trị đau cùng các vấn đề khác về thể xác, tâm lý, xã hội và tinh thần”.

Định nghĩa nói trên nhấn mạnh về:

  • Đối phó lại sự chịu đựng đau đớn bằng cách phòng ngừa và làm giảm nó ở mọi dạng.
  • Tập trung vào những vấn đề không chỉ về thể xác mà cả về tâm lý, xã hội và tinh thần.
  • Nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống.

CSGN khác với điều trị chữa bệnh. CSGN giúp bạn và gia đình bạn giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn của liệu trình điều trị. CSGN có thể được phối hợp với điều trị chữa bệnh và người bệnh được tiếp cận với CSGN càng sớm càng tốt, nhất là người bệnh ung thư.

2. Tại sao người bệnh cần được chăm sóc giảm nhẹ?

Nguyên tắc cơ bản: CSGN giúp làm dịu sự đau đớn, tăng sức chịu đựng, nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống, giá trị tinh thần và nhân phẩm của người bệnh đến lúc mất.

Bao gồm việc làm giảm nhẹ:

  • Các triệu chứng đau, khó thở, mê sảng.
  • Những triệu chứng thực thể khác: mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy, chán ăn, suy kiệt, táo bón…
  • Những triệu chứng tâm lý: Trầm cảm, lo lắng
  • Sự đau khổ về mặt xã hội: Cô đơn, không người chăm sóc, nghèo đói, không nhà cửa…
  • Sự đau khổ về tinh thần: tuyệt vọng, phủ nhận, hoài nghi, sợ hãi…

Những người làm công tác CSGN biết rằng bệnh tật không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người thân. Vì vậy, họ muốn biết hoạt động hàng ngày của người bệnh và gia đình, họ quan tâm đến mọi thứ mà người bệnh đang lo lắng, cũng như chuyện quan trọng nhất đối với người bệnh.

3. Những ai là đối tượng được chăm sóc giảm nhẹ?

  • Người bệnh ung thư và các bệnh ác tính khác.
  • Người bị bệnh mạn tính đe dọa đến tính mạng chẳng hạn như HIV/AIDS, suy tim ứ huyết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, bệnh Alzheimer…
  • Bất cứ bệnh gì và thuộc bất cứ lứa tuổi nào mà kỳ vọng sống không quá 6 tháng.
  • Gia đình và người chăm sóc người bệnh.

4. Những ai tiến hành việc chăm sóc giảm nhẹ?

Ngày nay, hầu hết tại các bệnh viện nước ngoài và một số bệnh viện trong nước đã có đơn vị chuyên về CSGN. CSGN là một việc làm được tiến hành bởi một nhóm nhân viên đa ngành, bao gồm: Bác sĩ chuyên điều trị đau, bác sĩ dinh dưỡng, dược sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu, chuyên viên hô hấp, chuyên viên tâm lý. Ngoài ra, vai trò của người hỗ trợ về tâm linh và của các nhân viên hay tổ chức từ thiện, thành viên của gia đình và những người tự nguyện làm công tác xã hội cũng rất quan trọng.

Chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ là gì?

Chăm sóc giảm nhẹ là cách thức tiếp cận đa ngành để chăm sóc y khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị mắc các bệnh giới hạn tuổi thọ. Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng, đau đớn về thể chất và cẳng tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh y khoa không chữa được.

Tại sao cần chăm sóc giảm nhẹ?

Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là phòng ngừa và giảm nhẹ sự đau đớn của bệnh nhân, và để hỗ trợ mang lại chất lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân và thân nhân của họ, dù họ đang ở giai đoạn nào của căn bệnh và nhu cầu của họ đối với các trị liệu khác là gì.

Khoa điều trị giảm nhẹ bệnh viện Chợ Rẫy là gì?

Bước đầu, khoa Ung bướu và Điều trị giảm nhẹ tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân ung thư, bệnh nhân có các khối u chưa được chẩn đoán xác định, các bệnh mạn tính giai đoạn cuối. Tại đây, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng như điều trị giảm đau, khó thở, sảng, mệt, nôn, buồn nôn...

Ai là người sáng lập ra ngành chăm sóc giảm nhẹ?

Công việc tiên phong của Cicely Saunders có tác động đến sự phát triển của chăm sóc giảm nhẹ trên toàn thế giới.

Chủ đề