Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024

Từ ngày 18/2, tài xế đi trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ phải nộp phí, thấp nhất là 135.000 đồng và cao nhất 520.000 đồng.

Theo quyết định ngày 12/2 của UBND tỉnh Lạng Sơn, nếu chạy hết 64 km cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tài xế xe loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn) phải nộp 135.000 đồng; tài xế xe loại 5 (xe tải từ 18 tấn tở lên, xe container 40 fit) nộp 520.000 đồng.

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng điều chỉnh mức phí trên quốc lộ 1 đoạn từ Bắc Giang đến Lạng Sơn dài 110 km, chạy song song với cao tốc. Mức thấp nhất là 52.000 đồng với xe loại 1 và cao nhất với xe loại 5 là 200.000 đồng.

Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn gồm 2 hợp phần: nâng cấp mặt đường quốc lộ 1 và cao tốc chạy song song quốc lộ 1. Sau khi hoàn thành cải tạo quốc lộ 1 vào đầu năm 2018, tuyến đường được thu phí vào giữa năm 2018 với mức thấp nhất là 35.000 đồng, cao nhất 180.000 đồng.

Tuyến cao tốc được thông xe vào tháng 9/2019, miễn phí cho phương tiện lưu thông một tháng dịp Tết Canh Tý.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024

Phương tiện lưu thông miễn phí trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn trong dịp Tết Canh Tý. Ảnh: Anh Duy.

Theo phương án tài chính ban đầu, dự án này sẽ đặt hai trạm thu phí trên quốc lộ 1 để hoàn vốn, song chủ đầu tư đã bỏ một trạm khiến giảm nguồn thu. Việc miễn thu phí một tháng cũng khiến dự án bị giảm khoảng 45 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã kiến nghị tỉnh Lạng Sơn báo cáo cấp trên để có giải pháp hỗ trợ.

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng mức đầu tư gần 12.200 tỷ đồng, điểm đầu giao cắt với quốc lộ 1 tại xã Mai Sao (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) và điểm cuối nối với quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Tuyến đường hoàn thành giúp phương tiện từ Hà Nội đi Lạng Sơn chỉ mất 2,5 giờ, giảm so với 3,5 giờ nếu đi trên tuyến quốc lộ 1.

Khoảng cách từ tỉnh thành phố Lạng Sơn đến tỉnh thành phố Bắc Giang và ngươc lại là bao nhiêu kilomet hiện đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người thường xuyên di du lịch khám phá hoặc thường xuyên di chuyển đến Lạng Sơn và Bắc Giang.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về khoảng cách giữa hai tỉnh là Lạng Sơn và Bắc Giang thuộc lãnh thổ Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh - Singapore), tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên; liền kề “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024
Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: BGP

Với diện tích tự nhiên 3.895 km², dân số trên 1,8 triệu người. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố. Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km.

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-240 C; độ ẩm không khí dao động lớn từ 74% - 87%. Lư­ợng mư­a hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu n­ước cho sản xuất và đời sống. Lượng nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Tỉnh có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác. Cùng với đó, tỉnh còn có 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024
Vùng vải thiều Lục Ngạn được trồng theo quy chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ảnh: BGP

Với đặc điểm địa hình là miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ, rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Thời gian qua, nông, lâm nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Với diện tích đất nông nghiệp trên 302 nghìn ha. Bắc Giang đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa lớn như: Vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc; vùng trồng rau chế biến, rau an toàn lớn; vùng chuyên canh thủy sản. Đặc biệt vùng vải thiều Lục Ngạn được trồng theo quy chuẩn VietGAP, GlobalGAP; tổng đàn gà đứng thứ 3, tổng đàn lợn đứng thứ 4 cả nước. Diện tích đất lâm nghiệp gần 146 nghìn ha, trong đó có trên 50% là rừng sản xuất có giá trị kinh tế cao.

Với việc không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là việc đưa giống mới, phương pháp canh tác mới vào sản xuất, do đó tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hóa mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, mở rộng ngày một nhanh hơn. Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cùng với nuôi trồng thủy sản tiếp tục có những bước phát triển rất khả quan. Hiện Bắc Giang ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024
Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên. Ảnh: BGP

Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Hiện tỉnh đã quy hoạch và triển khai 06 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 1.460 ha. Các KCN của tỉnh được quy hoạch ở những nơi rất thuận tiện về giao thông: 05 KCN quy hoạch dọc theo Quốc lộ 1A và 01 KCN nằm tiếp giáp với KCN Yên Phong - Bắc Ninh. Hiện có 05 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 1.063 ha bao gồm: KCN Đình Trám, KCN Song Khê - Nội Hoàng, KCN Vân Trung, KCN Quang Châu, KCN Hòa Phú. Còn lại 01 KCN Việt Hàn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư.

Sắp tới Bắc Giang xây dựng thêm 3 KCN là: KCN Yên Lư, KCN Yên Sơn - Bắc Lũng, KCN Tân Hưng với tổng diện tích 782,3 ha và mở rộng 3 KCN là KCN Quang Châu, KCN Hòa Phú, KCN Việt Hàn với diện tích tăng thêm 323 ha.

Tỉnh có 40 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích quy hoạch là 1.385 ha và được triển khai rộng khắp tại các huyện, thành phố. Các CCN đều được quy hoạch và triển khai tại các trục, tuyến giao thông thuận lợi của tỉnh.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024
Đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: BGP

Hệ thống giao thông của tỉnh rất thuận tiện gồm: Đường bộ, đường sông và đường sắt. Trong đó, đường bộ có: Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, đường vành đai 4 Hà Nội kết nối đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 17 kết nối Bắc Giang với KCN Quế Võ - Bắc Ninh, QL18 đi Quảng Ninh, Hải Phòng, Quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang đi Thái Nguyên…; Đường sông có Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam; Đường sắt có tuyến Hà Nội - Lạng Sơn (thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị); tuyến Kép - Bãi Cháy (Quảng Ninh).

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet tốc độ cao đảm bảo cho việc liên lạc và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Ngoài ra trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang cũng đang được triển khai xây dựng và sớm đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, tỉnh có nguồn nhân lực trẻ, năng động, có năng lực. Dân số trong độ tuổi lao động trên 1,1 triệu người, lao động qua đào tạo chiếm trên 60% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tỉnh hiện có 01 trường Đại học, 3 trường Cao đẳng, 4 trường Trung cấp và 41 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề chất lượng cao cho người lao động.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024
Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử. Ảnh: BGP

Cùng với những tiềm năng để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với hơn 2.230 di tích, trong đó có 731 di tích được xếp hạng. Nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong đó, một số di tích, công trình tiêu biểu như: Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng, Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà huyện Việt Yên, Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, Di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang, Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử... Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và ngày càng phát huy, mở rộng thêm. Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang có 5 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm; Dân ca Quan họ; Ca trù; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam.

Lạng sơn cách bắc giang bao nhiêu km năm 2024
Hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn. Ảnh: BGP

Bên cạnh các di tích lịch sử, văn hóa, Bắc Giang còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Khu thắng cảnh Suối Mỡ (huyện Lục Nam); hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) với những hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại sinh vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn,… đó là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển nhiều loại hình du lịch.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế cùng với định hướng phát triển phù hợp, Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 phát triển toàn diện, vững chắc các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đưa Bắc Giang trở thành tỉnh có quy mô nền kinh tế (GRDP) trong tốp 15 của cả nước./.