Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm ở xung quanh nhà như: cỏ ở bờ giếng, lá tre, lá trà tươi, than củi… để áp dụng cho một số mẹo chữa khóc dạ đề, khóc đêm ở trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian.

Lưu ý: Một số mẹo vặt dưới đây chỉ là phương pháp sưu tầm trong dân gian, không được khoa học xác thực. Vì vậy, ba mẹ không nên tự ý áp dụng các mẹo vặt hay các phương pháp truyền tai nhau tại nhà. Chỉ nên áp dụng các phương pháp có sự tham vấn của bác sĩ, người có chuyên môn hoặc có bằng chứng khoa học, nghiên cứu rõ ràng.


 

Cách 1: Trẻ sơ sinh dạ đề, khóc đêm nhiều có thể dùng cỏ ở bờ giếng, hoặc rơm hay cỏ lót ổ gà đẻ ngầm đặt dưới chiếu nằm không để cho người mẹ biết. 

Cách 2: Khi trẻ khóc đêm dai dẳng, người mẹ dùng 1 nhúm nhỏ lá trà tươi (chè non), loại lá nhỏ, rửa sạch, nhai nhuyễn, tự tay đặt vào rốn của trẻ, sau đó lấy băng quấn lại.
 

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Dùng nhúm chè tươi nhai nhuyễn và đắp lên rốn trẻ
 

Cách 3: Một cách chữa khóc dạ đề ở trẻ bằng mẹo khác là dùng 1 cây trúc đùi gà hay còn gọi là trúc ống điếu, trúc quan âm, chặt lấy 3 đoạn ngắn đặt lén ở chỗ trẻ ngủ đừng cho ai biết. 
 

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Cách chữa trẻ khóc dạ đề, khóc đêm bằng cây trúc đùi gà
 

Cách 4: Các mẹ cũng có thể dùng hạt bìm bìm khoảng 4 gram, tán nhỏ, hòa với nước, sau đó bôi vào rốn trẻ, làm như vậy cũng giúp trẻ giảm chứng khóc đêm. Các bạn có thể hỏi mua hạt bìm bìm ở các cửa hàng thuốc Đông y.
 

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Dùng hạt bìm bìm hòa với nước và bôi vào rốn trẻ
 

Cách 5: Cách làm này phức tạp hơn những cách làm trên đó là: bạn dùng một cục than củi đặt lên bếp đốt cho cháy, nếu nhà đun bếp củi thì có thể lấy than từ bếp luôn. Khi đã có than thì mang ra cửa nhà cho xúm muối trắng vao than cho cháy nổ lách tách. Nếu nhà có thờ Bồ Tát,thờ Phật thì thắp nhan bàn thờ . Bạn đọc thuộc đoạn kinh này. Sau đó, hơ em bé qua than cách khoảng 50cm (trong khi thực hiện cần cẩn thận cháy vào tã lót) nam 7 nữ 9 Cuối cùng, mang than di xông khắp trong nhà và đọc đoạn kinh đó thành tâm khẫn nguyện cho bé không bị quấy nhiễu, khỏe manh ngoan ngoãn dễ nuôi dễ ăn chóng lớn thông minh...
 

Khể thủ quy y tô tất đế Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề Duy nguyện từ bi thùy da hộ Nam Mô tát đã nẫm tam miệu tam bồ đề Cu chi nẫm tát diệt tha.

Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha

Xin nhắc lại, các mẹo dân gian chữa khóc dạ đề, khóc đêm ở trẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính an toàn, hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo, ba mẹ nên tham khảo các giải pháp đã được các tổ chức uy tín trên Thế Giới khuyên dùng, có bằng chứng khoa học, nghiên cứu rõ ràng.

>>Tham khảo: Giải pháp cho khóc dạ đề Colic ở trẻ sơ sinh được khuyến cáo bởi Hội Nhi Khoa Châu Âu, WGO.

Rất nhiều người cho rằng, trẻ sơ sinh hay khóc đêm là do khóc dạ đề. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi trẻ khóc đêm liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do trẻ đói, ướt bỉm, gắt ngủ, đòi bế...
Tuy nhiên, nếu đã loại trừ các nguyên nhân này thì có khả năng bé đang gặp phải tình trạng khóc dạ đề - Colic (hay còn gọi là hội chứng đau bụng co thắt). Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng trẻ khóc liên tục, kéo dài cũng góp phần tạo nên những lo lắng, căng thẳng cho ba mẹ và những người chăm sóc trẻ.


Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán Rome III (tiêu chuẩn chẩn đoán quốc Tế) thì một trẻ sơ sinh được kết luận là mắc chức khóc dạ đề nếu bé quấy khóc:  - Nhiều hơn 3 giờ/ngày - Nhiều hơn 3 ngày/ tuần - Và nhiều hơn 1 tuần. - Các bé quấy khóc không rõ lý do, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt, vẫn tăng cân đều. Kiểu quấy khóc này thường đạt đỉnh điểm ở 6 tuần tuổi và kết thúc ở khoảng tháng thứ 5. Hiện nay, các bác sĩ chưa tìm ra được nguyên nhân gây chính xác gây ra khóc dạ đề - Colic. Bệnh học về khóc dạ đề (Colic) ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Rối loạn nhu động ruột và sự nhạy cảm quá mức ở ruột được xem là các nhân tố chính đằng sau bệnh lý này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bị Colic có hệ vi sinh đường ruột khác hẳn so với những trẻ không bị Colic. Chính vì nhu động ruột chưa ổn định dẫn đến việc bé sẽ cảm thấy bị đau bụng, khó chịu mặc dù thực tế không hẳn như vậy. Hiện tại, BioGaia Protectis là probiotics duy nhất có bằng chứng lâm sàng đối với chứng đau bụng co thắt (khóc dạ đề - Colic) ở trẻ sơ sinh mà không phải sử dụng đến thuốc, được Hội Nhi Khoa Châu Âu, Tổ chức Tiêu Hóa Thế Giới (WGO) khuyến cáo sử dụng.

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

100% trẻ giảm thời gian quấy khóc dạ đề sau 4 tuần sử dụng


BioGaia đã có 13 nghiên cứu lâm sàng về việc làm giảm thời gian quấy khóc ở trẻ. Có tổng cộng hơn 600 trẻ sơ sinh ở độ tuổi 0 - 5 tháng được chuẩn đoán mắc hội chứng Colic - khóc dạ đề được cho sử dụng BioGaia với liều 5 giọt/ngày. Các kết quả thủ được sau 7 ngày sử dụng có tới 80% số trẻ đáp ứng và bắt đầu giảm thời gian quấy khóc (giảm >50% thời gian quấy khóc). Ở tuần thứ 2, số trẻ đáp ứng tăng lên 96%, 96% vẫn được duy trì ở tuần thứ 3 với liều 5 giọt/ngày. Ở một số nghiên cứu con số thu được ở tuần thứ 3 (sau 21 ngày dùng) lên đến 100%. Số trẻ sơ sinh được ghi nhận giảm 55% thời gian quấy khóc hàng ngày. 

Men vi sinh BioGaia chứa chủng lợi khuẩn L.reuteri DSM 17938 có nguồn gốc từ sữa mẹ, thành phần 100% tự nhiên an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm có 152 nghiên cứu lâm sàng, được thực hiện trên 14.500 đối tượng bao gồm trẻ sơ sinh, sinh non, người trưởng thành... Được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn ở cấp GRAS - an toàn tuyệt đối.

>> Xem thêm: BioGaia đối với trẻ bị khóc dạ đề  

Mẹ Peanut chia sẻ: "Sau khi tủ thuốc của Peanut lên sóng, đã có một số mẹ mua men vi sinh BioGaia về sử dụng và các mẹ có nhắn tin lại kể rằng, dùng được một thời gian thì triệu chứng khóc dạ đề về ban đêm của các bé đã giảm đi hẳn."


 

Men vi sinh BioGaia hiện đang được phân phối tại một số hệ thống bệnh viện lớn trên toàn quốc như: Vinmec, Từ Dũ, Việt Pháp, bệnh viện Sản - Nhi TW/HN..., hệ thống cửa hàng mẹ và bé: Bibomart, shoptretho, KidsPlaza, Tuticare, ConCung..., nhà thuốc Pharmacity, Long Châu...

>>Tìm điểm bán BioGaia chính hãng trên toàn quốc TẠI ĐÂY

Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, các ba mẹ nên mua tại các điểm phân phối chính hãng hoặc đặt online qua hệ thống website, fanpage, hotline của công ty.

- Website: https://biogaia.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/biogaiavn/


- Hotline: 0246.2600.292 - 0243.684.9999 

BioGaia làm việc giờ hành chính từ T2 - T6 hàng tuần. Vào các ngày nghỉ chúng tôi sẽ trả lời vào thứ 2, mong quý khách hàng thông cảm nếu chưa nhận được hỗ trợ trong thời gian này.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác nguyên là Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bác đã điều trị thành công nhiều bệnh nhi non tháng có cân nặng và tuổi thai thấp từ 800 gram và 28 tuần thai trở lên, các bệnh nhi suy hô hấp nặng phải thở máy xâm nhập.

Khóc khi ngủ là một giai đoạn chứ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng trẻ em hay khóc đêm không phải là hiếm gặp, tuy nhiên, việc khóc đêm kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của em bé.

Cơ thể trẻ nhỏ vẫn chưa làm chủ được những thách thức của chu kỳ giấc ngủ thông thường. Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ khoảng tám đến chín giờ vào ban ngày và tám giờ nữa vào ban đêm, mặc dù tất cả không phải cùng một lúc. Em bé có thể sẽ không ngủ suốt đêm (sáu đến tám tiếng) cho đến khi em bé được ít nhất ba tháng tuổi. Một số em bé không ngủ suốt đêm cho đến sáu tháng tuổi trở lên. Khóc chính là cách của em bé gửi tin nhắn đến cho cha mẹ. Do đó, việc chúng thường xuyên thức giấc, trẻ hay khóc đêm trong giấc ngủ là điều thường thấy.

1.1. Trẻ khóc đêm do đang đói

Trẻ sơ sinh cần ăn mỗi vài giờ vì dạ dày của em bé rất nhỏ. Vì thế, hầu hết các em bé khóc vào ban đêm vì chúng đang đói. Từ khi trẻ sinh ra cho đến 2 tháng tuổi, hầu hết em bé đều thức giấc hai lần mỗi đêm để bú. Từ hai đến bốn tháng tuổi, hầu hết em bé đều cần bú một cữ vào giữa đêm. Đến khi 4 tháng tuổi, lúc này trẻ ngủ nhiều hơn 7 tiếng và bú bình đều mà không cần cho bú. Hầu hết những trẻ từ 5 tháng tuổi bú mẹ có thể ngủ liền một mạch khoảng 7 tiếng vào ban đêm. Thông thường, ở độ tuổi này, em bé không cần thêm năng lượng vào ban đêm.

1.2. Tiêu hóa không tốt

Khi vào mùa hè, do em bé ăn những loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, em bé sẽ khó chịu và dẫn tới khóc đêm. Có thể do mẹ cho em bé ăn hay bú quá sức của trẻ, hay trẻ đang bị bệnh phải uống thuốc điều trị làm khả năng tiêu hóa thức ăn không tốt đã gây nên tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Điều này làm cho cơ hoành đội lên, khiến cho bé càng khó thở không ngủ được. Lúc này, người mẹ cần để ý xem bụng của trẻ có bị phình to không, có thường đánh rắm mà vẫn không đi đại tiện được hay không. Nếu cần thiết, phải đưa em bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cho em bé dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

Điều quan trọng hơn hết là chú ý đến loại thức ăn cho trẻ ăn, đó phải là những loại dễ tiêu. Cho em bé ăn thức ăn thức uống khi vừa chế biến xong, không cho em bé ăn quá no vì càng bé dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, dễ dẫn đến chướng bụng.

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Em bé ăn những loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu sẽ khó chịu và dẫn tới trẻ hay khóc đêm

1.3. Quấy khóc do tiểu dầm

Trẻ sẽ không có giấc ngủ ngon khi tã lót ướt sũng vì tiểu. Lúc này, em bé sẽ lăn qua lăn lại, quấy khóc,... để “báo hiệu” cho mẹ. Do đó, cần thay tã cho em bé kịp thời để tránh cho trẻ em khóc đêm. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, không nên cho em bé uống quá nhiều nước. Nếu không, sau khi đi ngủ khoảng từ nửa tiếng đến 2 giờ đồng hồ, em bé sẽ đi tiểu từ 3 đến 4 lần.

Ngoài ra, nếu nắm rõ “quy luật” tiểu đêm của trẻ, người mẹ có thể chủ động trong việc thay trước tã cho bé. Điều này sẽ tránh cho em bé khó chịu dẫn đến quấy khóc vào ban đêm, hơn nữa, còn đảm bảo được giấc ngủ cho cả người xung quanh.

1.4. Trẻ em khóc đêm liên quan đến dị ứng

Khi trẻ em khóc đêm dai dẳng mà không liên quan đến đói hay những vấn đề khác, nguyên nhân rất có thể là do dị ứng protein sữa bò. Đau bụng do dị ứng protein sữa bò có xu hướng theo 3 kiểu: Khóc hơn ba giờ mỗi ngày (thường là vào buổi tối), trong hơn ba ngày mỗi tuần và trong hơn ba tuần. Trong trường hợp này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để xác định xem em bé khóc có phải là kết quả của dị ứng protein sữa bò hay không.

Ngoài ra, những tác nhân khác gây dị ứng có thể làm đường hô hấp của em bé bị kích ứng dẫn đến trẻ hay khóc đêm. Những tác nhân gây kích ứng này có thể có nguồn gốc từ khói thuốc, phấn rôm, mùi nước sơn, mùi hương khói, thuốc xịt côn trùng,... Vì vậy, cần phải đảm bảo phòng ngủ của em bé được thoáng mát, không khí lưu thông ra bên ngoài, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng, giữ phòng ngủ được sạch sẽ và không khí trong phòng cần được trong lành.

1.5. Trẻ hay khóc đêm do bị bệnh

Những em bé vừa mới sinh ra chưa lâu, khi bú sữa mẹ thường bị nghẹt mũi, hoặc những em bé bị cảm thì trong xoang mũi có nhiều vảy mũi, làm tắt đường thể, dẫn tới em bé khó thở bằng mũi. Khi đó, em bé phải dùng miệng để thở. Không khí khô từ bên ngoài tác động vào cổ họng, làm cho họng của em bé bị khô, dẫn đến ho khan và gây nên cảm giác rất khó chịu. Lúc này, mẹ nên dùng các loại thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi cho em bé, làm mềm vảy mũi, làm sạch và thông bộ phận xoang mũi, từ đó, em bé mới dễ dàng hít thở, và tiếp tục có giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, em bé bị cảm dễ thức đêm quấy khóc do đường hô hấp của em bé gặp khó khăn. Các bà mẹ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn, càng sớm càng tốt bằng cách chườm ấm cho trẻ,... Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kịp thời làm rút ngắn thời gian của bệnh, giảm nhẹ đi triệu chứng bệnh,..., tránh tình trạng để em bé bị sốt quá cao gây co giật nguy hiểm cho trẻ. Dùng các loại thuốc nhỏ mũi chống nghẹt mũi theo sự chỉ định của bác sĩ để giúp bé có giấc ngủ ngon.

1.6. Tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ

Trẻ em hay khóc đêm có thể là do tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi em bé đang ngủ, điều đó có thể đánh thức em bé làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Vì thế, bố mẹ nên cố gắng giữ cho phòng ngủ của em bé được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay những âm thanh lớn. Khi lựa chọn phòng ngủ cho em bé cần chọn vị trí yên tĩnh để em bé có được giấc ngủ sâu.

Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây nên ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé, khiến em bé hay khóc đêm. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng của bé sao cho phù hợp với từng mùa. Sử dụng nhiệt kế phòng để theo dõi nhiệt độ. Không nên mặc quá nhiều áo cho em bé, nếu không em bé sẽ có thể trở nên quá nóng. Theo nguyên tắc chung, em bé cần mặc thêm một lớp quần áo để được thoải mái. Sử dụng chăn di động sẽ tiện lợi hơn.

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Trẻ em hay khóc đêm có thể là do tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ

1.7. Hoạt động quá mức

Hệ thống thần kinh của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó, nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức sẽ làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ. Thậm chí, điều này còn tạo ra những giấc mơ tạm gọi là ác mộng, làm cho em bé sợ hãi, giật mình. Do đó, ban ngày không nên để cho em bé hoạt động vui chơi quá mức làm cho não bộ của trẻ đạt mức hưng phấn cực độ, nhằm đảm bảo cho em bé có được giấc ngủ an lành.

  • Em bé rời mẹ một cách đột ngột: Do mẹ hay người bế em bé đột ngột xa nhà hoặc thay đổi bảo mẫu làm cho em bé có cảm giác bất an, lo lắng cũng gây ra tình trạng khóc đêm. Người thân của em bé nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng giúp cho em bé nhanh chóng thích nghi được với hoàn cảnh mới.
  • Những biến đổi trong tâm trạng của người lớn: Nếu như những người thân yêu, gần gũi nhất của em bé, đặc biệt là mẹ có tâm trạng bất ổn, ví dụ như tức giận, lo lắng, buồn phiền, mất ngủ,... Điều này cũng rất dễ lây sang em bé, nếu mối quan hệ trong gia đình bị xáo trộn, xung đột gia đình hoặc việc chuyển nhà đi nơi khác,... cũng làm trẻ có cảm giác lo lắng, hay quấy khóc vào ban đêm. Do đó, người lớn không nên vì tâm trạng không vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của em bé. Thậm chí, điều này cũng ảnh hưởng đến cả sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ sau này.
  • Côn trùng đốt: Trẻ hay khóc đêm có thể do côn trùng đốt hay chui vào tai em bé, làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt là giun kim thường quấy rối em bé vào buổi đêm,... Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nên số lượng côn trùng cũng khá phong phú và đa dạng. Nhất là vào mùa hè, thời tiết nóng kèm với nó là điều kiện để nhiều loài côn trùng sinh sôi nảy nở khiến cho trẻ bị mẩn ngứa, rôm sảy. Mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cho em bé, giữ an toàn cho bé khỏi các động vật có chân đốt như muỗi, kiến, bọ xít hút máu,...
  • Trẻ mọc răng cũng có thể khiến cho em bé cảm thấy khó chịu hơn bình thường. Khi em bé được 5 tháng tuổi, lúc này em bé sẽ bắt đầu mọc răng và cho đến giai đoạn bé được hai tuổi sẽ mọc đủ răng. Em bé hay khóc đêm, dễ cáu kỉnh và bồn chồn trong tuần trước khi một chiếc răng mới đi qua. Mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu mọc răng như phần gò má, nướu, cằm nếu thấy sưng đỏ hay có dấu hiệu sốt nhẹ để tìm ra nguyên nhân. Theo các chuyên gia, trong trường hợp này nên dùng biện pháp chườm lạnh cục bộ nhằm làm giảm bớt đi sự khó chịu ở trẻ. Khi răng bé mọc dài ra thì giấc ngủ sẽ trở về trạng thái ban đầu.

Làm thế nào khi trẻ quấy khóc đêm

Trẻ mọc răng cũng có thể khiến cho em bé cảm thấy khó chịu hơn bình thường

  • Trẻ hay khóc đêm không rõ nguyên nhân

Trẻ hay khóc đêm không rõ nguyên nhân: Kèm với khóc, mẹ có thể thấy em bé có các biểu hiện khác ví dụ như nấc, hắt hơi,... Đôi khi, trẻ sơ sinh khóc không có lý do gì cả. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng an ủi em bé bằng cách vỗ về, hát ru, nói chuyện với bé một cách nhẹ nhàng, hoặc quấn em bé vào chăn,... Chẳng bao lâu, người mẹ sẽ có thể sẽ biết con mình cần gì qua cách em bé khóc. Đồng thời, hãy đưa em bé đến khám tại các cơ sở y tế để được kê toa bổ sung vì rất có thể em bé đang thiếu một số vi chất làm cho em bé hay khóc đêm, hay giật mình, dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ.Trẻ hay khóc đêm có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính xác của việc khóc dai dẳng là không rõ ràng. Nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đến nỗi nhiều chuyên gia nghĩ rằng nó có thể chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể đặt em bé nằm trên ngực, vỗ về nhẹ nhàng để giúp em bé bình tĩnh lại, hay dỗ dành bé bằng cách cho bé bú mẹ hoặc nút bình sữa. Bế bé trong tư thế đứng và cho toàn thân người em bé áp vào vai và ngực của mình. Nhẹ nhàng đặt bé xuống nôi đung đưa và có thể kết hợp hát ru để dỗ em bé ngủ trở lại.Trẻ sơ sinh giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.

Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cha mẹ cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau

XEM THÊM: