Làm thế nào để sản xuất và trồng rau sạch

1. Vì sao cần phải trồng rau sạch?

Trồng rau sạch thật sự cần thiết vì những lí do sau :

– Bảo đảm sức khỏe người trồng cũng như người tiêu dùng, bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng và môi sinh;

– Do qui trình sản xuất hạn chế sử dụng phân bón hóa học nên giảm chi phí sản xuất;

– Rau sạch mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng vì được bán với giá cao gấp 3 lần cho các nhà hàng, khách sạn và xuất khẩu.

2. Những yếu tố nào làm rau không sạch?

Làm thế nào để sản xuất và trồng rau sạch
Trồng rau sạch tại nhà đang là xu hướng chung của người dân đô thị,vừa là để thư giãn vừa có thể kiểm soát được chất lượng của rau

Rau không sạch là do trong quá trình trồng trọt nông dân đã không thực  hiện đúng một trong các qui định sau:

– Sử dụng thuốc trừ sâu:

Nông dân chúng ta đã dùng không đúng cách và sử dụng quá nhiều các loại thuốc hóa học bảo vệ cây trồng mang tính độc hại cao với mục đích “ bảo vệ nhanh, tiêu diệt gọn” nên dư lượng các chất hóa học trong rau cao.

– Sử dụng phân hóa học:

Dùng không hợp lý liều lượng phân đạm, lân. Kali. Bón lót ít , kéo dài thời gian bón thúc đến thời điểm thu hoạch gây tích lũy thừa Nitrat (NO3).

– Sử dụng nước tưới:

Nguồn nước tưới không sạch hoặc nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải của các khu công nghiệp nên tích lũy nhiều kim loại nặng.

– Sử dụng phân hữu cơ :

Phân hữu cơ ( phân của gia súc, gia cầm, rác thải đô thị) chưa ủ hoai mục, chưa xử lý đúng cách là hình thức truyền tải trứng giun sán và các vi sinh vật gây bệnh đường ruột cho người.

Sotaynhanong

Rau là một loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống của con người mà không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng đã thật sự lo ngại và quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm bởi sự tồn dư chất độc hại. Nhiều bạn quan tâm đến sức khỏe của mình, chắc hẳn sẽ đặt ra câu hỏi: “ Rau an toàn được sản xuất như thế nào?”. Vậy các bạn hãy cùng ASUS tìm hiểu về quy trình sản xuất rau an toàn nhé!

1. Nguyên nhân làm rau mất an toàn

1.1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:

Thuốc bảo vệ thực vật ra đời được xem là con dao hai lưỡi đối với ngành nông nghiệp; một mặt giúp hạn chế nhiều dịch hại, gia tăng năng suất; mặt khác khi người dân quá lạm dụng, không nắm rõ liều lượng khiến cho một lượng lớn rau bị tồn dư hóa chất.

Chúng ta không thể nào phát hiện được sự tồn dư bằng mắt thường. Hậu quả mang lại là làm tích lũy chất độc trong cơ thể con người, có thể gây ngộ độc, tử vong hoặc tích lũy dần theo thời gian gây nên nhiều bệnh tật.

Làm thế nào để sản xuất và trồng rau sạch

Sử dụng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm cho chất lượng rau an toàn ngày càng giảm

Ngoài ra khi lượng thuốc được phun cây không lấy hết, mà lan ra đất đai, tồn lưu gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Những người trồng rau phải có trách nhiệm với chính sản phẩm mình tạo ra, đồng thời chịu sự quản lí của nhà nước.

1.2. Dư lượng Nitrat (NO3-)

Cùng với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho việc trồng rau an toàn và cây trồng. Nhưng sự thiếu hiểu biết của người dân, chỉ thấy cái lợi trước mắt đã lạm dụng bón quá nhiều phân đạm (N) vào đất khiến chúng bị nitrat hóa. Qua quá trình chuyển đổi nitrat có thể tạo ra chất gây ung thư.

Vì thế cho nên khi thu hoạch phải cắt xa gốc cây thì lượng dư nitrat sẽ ít hơn, vệ sinh thật kĩ, nấu nướng ở nhiệt độ cao cũng làm giảm tồn dư nitrat.

1.3. Hàm lượng kim loại nặng

Chỉ có một số nguyên tố kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường như chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu) có trong tự nhiên và do con người làm phát sinh. Các kim loại nặng đi vào nguồn nước, có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Các kim loại nặng không tự phân hủy được mà sẽ tích tụ lại trong cơ thể thực vật, động vật; khi con người sử dụng sẽ tích lũy dần trong cơ thể và gây ra những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

1.4. Vi sinh vật gây bệnh

Sử dụng phân chuồng tươi như phân heo, phân bò mà không qua xử lý, ủ mục làm cho cây trồng bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) và vi sinh vật gây hại (kiết lỵ, tả…). Vì vậy người sản xuất cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, tiếp thu các biện pháp xử lí phân chuồng.

2. Những tiêu chuẩn rau an toàn được các nhà khoa học khuyến cáo:

– Hình thái cây rau tươi, không bị héo hay úa vàng. – Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Quốc tế. – Dư lượng NO3- theo quy định của FAO. – Hàm lượng kim loại nặng theo quy định của Quốc tế.

– Hạn chế tối đa vi sinh vật gây hại cho người và gia súc.

Trồng rau sạch, hữu cơ đang là xu hướng thịnh hành, khi mà nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch ngày càng tăng cao. Và nếu bạn là một người mới bắt đầu với lĩnh vực này thì những thông tin sau có lẽ sẽ cần thiết.

Quy trình trồng rau sạch, rau hữu cơ không phải đơn giản mà có thể xây dựng thành công trong ngày một ngày hai.

Hầu hết những startup rau sạch, rau hữu cơ thành công đều phải trải qua thời gian dài tìm tòi, học hỏi, chuyển đổi với “muôn hình vạn trạng” những khó khăn, vất vả.

Và để đến được cái đích như vậy, họ phải là người thật sự có niềm đam mê, hiểu rõ về rau sạch, rau hữu cơ và mong muốn sản xuất ra những thực phẩm có lợi cho người tiêu dùng.

Điều này tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng cho những ai mới bắt đầu “dấn thân” vào con đường hướng đến nền nông nghiệp xanh - sạch.

Làm thế nào để sản xuất và trồng rau sạch

2/ Những điều cần lưu ý về nguồn đất

Để trồng rau sạch, rau hữu cơ thì chất lượng đất trồng là yếu tố hàng đầu mà bạn cần cân nhắc.

Nguồn đất trồng rau hữu cơ .cần đáp ứng:

  • Không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, bãi rác…
  • Gần nguồn nước sạch, có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Vấn đề thoát nước của vùng đất đó (đất trồng không nên giữ quá nhiều nước)
  • Đất được mang đi kiểm định đảm bảo không có kim loại nặng, hóa chất… đảm bảo đủ
  • dinh dưỡng trồng trọt. Nếu nguồn đất chưa thật sự tốt, bạn nên cải tạo, chuyển đổi trong một thời gian.
  • Bạn cũng đừng quên làm cho đất mềm mịn, tơi xốp bằng các thao tác cày xới, xen canh, luân canh...
  • Có thể tạo cách ly trang trại với bên ngoài bằng tường bao bọc hoặc trồng cỏ.
  • Nếu khu vực nhiều gió cần có hàng rào hoặc tường, thậm chí là nhà lưới để đảm bảo cây trồng không bị ảnh hưởng.
  • Nếu bạn muốn có chứng nhận hữu cơ thì cần đảm bảo chất lượng đất tốt nhất.

3/ Nguồn nước

Để lấy được chứng nhận hữu cơ bạn cần đảm bảo trang trại rau của mình xa các khu ô nhiễm, nước thải, được cách ly là tốt nhất.

Hệ thống nước tưới cũng cần được kiểm định đạt chuẩn, không chứa kim loại nặng hay các hóa chất gây hại có thể ảnh hưởng đến cây trồng.

Nếu nguồn nước không ổn, bạn cần có hệ thống xử lý trước khi đi vào tưới tiêu và tất cả quy trình này cũng cần được kiểm nghiệm và chứng nhận.

Nên có hệ thống tưới khoa học, phù hợp với địa hình và môi trường trang trại.

4/ Làm phân hữu cơ

Nếu rau sạch có thể sử dụng phân bón hóa học ở mức quy định thì rau hữu cơ tuyệt đối không.

Đây cũng là điểm vô cùng quan trọng, tạo nên sự khác biệt với các loại rau thông thường hiện nay.

Phân bón rau hữu cơ nên có nguồn gốc hữu cơ, tự nhiên và được kiểm định, kiểm soát nghiêm ngặt.

Bạn có thể sử dụng phân ủ nóng từ đậu tương, ốc bươu vàng, rơm rạ, lá khô, thân cây chuối, vỏ sò, hến, xương gà, cá. vỏ cà phê… (đối với phân chuồng cũng được kiểm định trước khi sử dụng).

Đối với rau sạch sử dụng phân bón hóa học chỉ được sử dụng 2 lần, 1 trong khi chăm sóc và 2 sau khi đã thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho đất.

5/ Làm thế nào để loại trừ sâu bệnh

Đối với rau sạch bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mức cho phép. Tuy nhiên, với rau hữu cơ thì không, 100% không tồn dư hóa chất độc hại.

Tuyệt đối không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, biến đổi gen...Do đó bạn cần có kế hoạch phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng trước đó.

Thông thường để phòng trừ sâu bệnh các trang trại trồng rau hữu cơ sẽ áp dụng quy luật sinh tồn như phương pháp thu hút thiên địch, bảo vệ côn trùng có ích, sử dụng cây xua đuổi côn trùng gây hại (tỏi, gừng, hành, hoa cúc...).

Hoặc áp dụng xen canh, luân canh, phương pháp bắt bằng tay, bẫy dính, bẫy đèn, làm bẫy từ bã gừng, tỏi, rượu…

Đối với một số mô hình lớn sử dụng nhà kính, điều này cũng phần nào giảm thiểu các tác nhân sâu bệnh đến cây trồng.

6/ Chọn giống phụ thuộc vào khí hậu

Chọn giống là bước quyết định 70% chất lượng cây trồng, mức độ sâu bệnh và khả năng thành công của trang trại.

Bên cạnh yếu tố lựa chọn giống trồng rau sạch, rau hữu cơ phải đạt chuẩn thì lời khuyên dành cho các bạn mới bắt đầu là nên lựa chọn giống rau phù hợp với khí hậu vùng đất đó.

Điều này tạo điều kiện tốt nhất để cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, đề phòng sâu bệnh.

Làm thế nào để sản xuất và trồng rau sạch

7/ Gợi ý danh sách rau hữu cơ phổ biến nhất

Dĩ nhiên, phương pháp trồng rau sạch, trồng rau hữu cơ có thể áp dụng với bất kỳ loại rau nào, tuy nhiên nếu mới bắt đầu thì những loại rau phổ biến sau sẽ có ích dành cho bạn như:

  • Rau bó xôi (bina), xà lách
  • Bông cải xanh, cải bắp, súp lơ
  • Ngô, cà chua, bí xanh, đậu bắp, cà tím
  • Cà rốt, củ cải, khoai tây, hành tây, dưa leo, dưa hấu...

Như vậy, có thể thấy, quy trình trồng rau sạch, rau hữu cơ không hề đơn giản, nhất là rau hữu cơ. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê, kiên trì, học hỏi thì không có gì là khó khăn.

>>> Tham khảo danh sách những loại : rau hữu cơ  được trồng tại trang trại trồng rau củ quả nhiệt đới đạt chuẩn hữu cơ quốc tế USDA của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2015.

Hy vọng với những chia sẻ trên phần nào đã mang đến những thông tin hữu ích để tiếp thêm ngọn lửa xây dựng nền nông nghiệp sạch - xanh của bạn.