Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay

Compare Cards ()

Tôi và vài người mở chung công ty gia công hàng may mặc để xuất khẩu năm 2010, GDP của Việt Nam 6,78%, nhưng lạm phát thì lên tới 11,75%. Lãi suất chúng tôi phải trả cho ngân hàng là 20% mỗi năm. Khoản vay trong 5 năm.

Số tiền cấp tập được đổ vào máy móc thiết bị, nhập nguyên liệu và trả lương công nhân, thuê nhà xưởng, điện nước...

Tiền gốc và lãi phải trả ngân hàng hàng tháng lên đến 200 triệu trong khi giá nguyên vật liệu tăng, đầu ra sản phẩm gặp khó. Chúng tôi gặp đại diện ngân hàng để xin giảm lãi, nhưng cũng chỉ được giảm 2% trong ba tháng. Hết ba tháng, mức lãi vay về như cũ và bị cộng thêm 1% mỗi năm theo kỳ hạn mới.

Doanh nghiệp ấp ủ cuối cùng rơi vào cảnh khốn đốn và đóng cửa. Số nợ được chia ra theo đầu cổ đông, mãi sau năm năm chúng tôi mới trả hết.

Sau này, chúng tôi đều biết mình sai lầm vì chẳng mô hình kinh doanh nào có thể có lời với mức giá vốn cao đến thế.

Giá vốn vay tại Việt Nam hiện không cao như hơn 10 năm trước, nhưng cũng đang là gánh nặng với nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Chủ doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu mới kể với tôi, trước dịch Covid-19, mỗi tháng công ty anh xuất khẩu chừng 30 container hàng nông sản sang Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản với giá trị trên 15 tỷ đồng.

Từ đầu năm nay, họ chỉ còn xuất đi được ba đến năm container hàng tháng, tương ứng doanh thu giảm 90%. Trong khi đó, công ty vẫn phải duy trì hoạt động, từ tiền điện, nước, tiền lương công nhân. Vấn đề là gánh nặng 300 triệu tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng. Cứ sau một đêm, anh phải trả 10 triệu đồng tiền lãi.

Nguy cơ giải thể, phá sản vẫn là nỗi lo thường trực của hàng nghìn doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm nay, cả nước có hơn 90.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện bình quân dao động khoảng 12% mỗi năm, tùy theo hình thức vay tín chấp hay thế chấp. Trong đó, vay tín chấp bình quân dao động là 16% mỗi năm và vay thế chấp bình quân dao động 7,7% mỗi năm, theo kết quả tôi khảo sát 10 ngân hàng thương mại.

Tôi cũng khảo sát một vòng các ngân hàng, lãi suất tiết kiệm người dân gửi tiền đang ở mức phổ biến 5%-6,5% mỗi năm.

Như vậy, mức chênh giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng khoảng 6,5%. Con số này gấp gần 1,2 lần so với lãi suất tiết kiệm bình quân (làm phép toán 6,5% chia cho 5,5%).

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Mức lãi suất được một số ngân hàng quốc doanh áp dụng sau khi thực hiện kêu gọi của cơ quan quản lý đang dao động ở 5%-7% mỗi năm và tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân ở mức 9% đến 11% mỗi năm, tùy khoản vay.

Tôi không dám đại diện cho mọi doanh nghiệp đang đi vay ngân hàng, nhưng từ khảo sát riêng của mình, tôi thấy mới một nhóm người vay nhận được hỗ trợ lãi suất. Một phần do chỉ 16 trong số 49 tổ chức tín dụng cam kết đồng thuận với chủ trương này. Một phần còn do chính sách của từng ngân hàng. Có ngân hàng cho biết chỉ giảm lãi vay cho một số đối tượng thuộc vùng đỏ. Khách hàng cá nhân không thuộc đối tượng ngân hàng phải hỗ trợ giảm lãi suất nên vẫn chịu giá đi vay theo giá thị trường.

Tất nhiên, vì chúng ta đang hoạt động theo quy luật thị trường, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, họ cũng có quyền đặt câu hỏi về lợi ích của mình. Vì thế, tôi cho rằng, để việc hỗ trợ thực chất hơn, các tổ chức tín dụng nên được khuyến khích giảm lãi cho vay thêm tùy vào sức khỏe doanh nghiệp, giá vốn mà từng doanh nghiệp đang chịu với các khoản vay, căn cứ cụ thể trên tài sản cầm cố, thế chấp, khả năng phục hồi...

Với mức lãi suất huy động tiết kiệm đang khá thấp hiện nay, các ngân hàng hoàn toàn còn dư địa để có thể giảm thêm giá vốn cho các khoản vay của cả doanh nghiệp lẫn cá nhân kinh doanh, không phân biệt vùng xanh hay đỏ. Thời hạn giảm lãi suất có thể tối thiểu là một năm. Sau đó, hai bên đánh giá lại để điều chỉnh giá vốn vay hợp lý hơn nhưng không nên cao hơn mức trước khi giảm để "tránh sốc" cho doanh nghiệp.

Ngân hàng cũng có thể xem xét giãn nợ, khoanh nợ cho các khoản vay gặp khó khăn do đại dịch, đồng thời không tăng lãi suất trả nợ quá hạn. Ngoài ra, cho vay cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng là giải pháp thiện chí để chia sẻ khó khăn với khách hàng của mình.

Các ngân hàng sẽ có lý do của họ khi quyết định giảm hay không giảm giá vốn cho vay mà mệnh lệnh của cơ quan quản lý cũng là một kênh tham khảo chứ không thể ép buộc. Nhưng tôi tin họ đều biết rõ, giảm lãi suất cho vay là "nguồn nước" quý giá cho những công ty đang hấp hối và người đi vay gặp khó.

Doanh nghiệp và tổ chức tín dụng như cá với nước. Nếu không có "nước" thì "cá" sống với ai?

Vũ Hồng Thanh

  • Doanh nghiệp SMEs khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng các điều kiện:
    • Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
    • Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp SMEs tham gia cụm liên kết ngành
  • Doanh nghiệp SMEs tham gia chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, VietinBank triển khai gói "Khởi đầu thành công" với những ưu đãi về phí và lãi suất vượt trội - Ảnh: VTB

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, VietinBank triển khai gói "Khởi đầu thành công". Theo đó, chương trình này gồm các ưu đãi toàn diện từ dịch vụ tài khoản, thẩm định vay vốn, tiền gửi, tài trợ thương mại, bảo lãnh và bảo hiểm với mức phí dịch vụ ưu đãi nhất.

Cụ thể, VietinBank ưu đãi lên tới 100% phí chuyển tiền; thẩm định trong 8 giờ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ từ 4.2%/năm; ưu đãi lên tới 100% mức phí bảo lãnh/phí tài trợ thương mại/Nhờ thu/Bao thanh toán/L/C; Giảm tới 40% mức phí bảo hiểm.

Ngoài ra, chỉ cần đăng ký gói eFAST tài chính, khách hàng sẽ được miễn phí hoàn toàn các phí gồm phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống; phí chi lương; phí nộp ngân sách Nhà nước; Phí 2 thiết bị xác thực VietinBank OTP; Phí đăng kí, duy trì VietinBank eFAST.

Đây là gói ưu đãi hấp dẫn nhất mà VietinBank dành tặng riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, gắn kết thành công giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

VietinBank kỳ vọng gói ưu đãi toàn diện này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa việc sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn toàn xã hội đang bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như hiện nay.

Chương trình áp dụng theo những điều kiện cụ thể, để biết thêm thông tin chi tiết, khách vui lòng liên hệ chi nhánh/phòng giao dịch VietinBank gần nhất hoặc tổng đài hỗ trợ khách hàng: 1900 558 868; Email: .

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Hỗ trợ doanh nghiệp trả lương, VietinBank giảm lãi vay tới 0,3%

L.THANH

Advertisement

Tổng hợp các thông tin về lãi suất, điều kiện, kinh nghiệm vay vốn kinh doanh, đưa ra các tiêu chí lựa chọn vay vốn ngân hàng nào tốt và phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tổ chức tài chính hỗ trợ cho vay vốn uy tín và chất lượng, kèm đa dạng tiện ích hấp dẫn cũng như các chương trình ưu đãi phong phú và lợi ích nhất cho khách hàng. Phải kể đến những ngân hàng hàng đầu về tên tuổi như ngân hàng ACB, Sacombank, Techcombank, VPBank…

Ở thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều ngân hàng cùng chính sách riêng nên khiến người dùng khó có thể yên tâm chọn lựa vay kinh doanh ngân hàng nào lãi suất tốt nhất và ngân hàng phù hợp với nhu cầu tài chính của mình nhất. Khách hàng có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây về top 10 ngân hàng cho vay vốn kinh doanh lãi suất thấp nhất 2022.

Các yếu tố đánh giá ngân hàng cho vay kinh doanh tốt nhất

Để đánh giá vay kinh doanh ngân hàng nào tốt nhất, chuyên gia tài chính khuyên khách hàng xem xét các yếu tố chính như:

  • Đặc điểm gói sản phẩm cho vay kinh doanh của ngân hàng hỗ trợ cho khách hàng vay vốn (hạn mức, thời hạn, ân hạn…)
  • Lợi ích khách hàng được hưởng từ gói vay kinh doanh.
  • Thủ tục hồ sơ đăng ký gói vay kinh doanh.
  • Điều kiện để được vay vốn kinh doanh.
  • Lãi suất áp dụng cho khoản vay kinh doanh.
Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Tìm hiểu để lựa chọn vay kinh doanh tại ngân hàng tốt nhất hiện nay.

Cách chọn ngân hàng cho vay kinh doanh tốt nhất

Để chọn lựa vay kinh doanh ngân hàng nào tốt nhất, các khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn gói sản phẩm vay kinh doanh phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ thực tế của khách hàng. Tránh trường hợp nợ quá hạn sẽ phải chịu phí phạt ở mức khá cao. Đồng thời, sẽ tạo điểm xấu trong lịch sử tín dụng của khách hàng, gây khó khăn trong việc vay vốn về sau.
  • Tìm hiểu kỹ mọi thông tin đặc điểm lãi suất vay vốn phục vụ kinh doanh. Bao gồm: Lãi suất trong thời hạn vay vốn, lãi suất quá hạn hợp đồng vay, lãi suất ưu đãi của khoản vay… Và các thông tin khác liên quan như cách tính lãi suất, thời hạn điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với khoản vay kinh doanh của khách hàng. Nhằm so sánh các chi phí vay vốn thực tế và chính xác giữa các ngân hàng hiện nay.
  • Xem xét các mức phí tất toán khoản vay trước thời hạn hợp đồng, cũng như cách tính để cân nhắc cân đối chi phí phát sinh trong trường hợp thanh toán khoản nợ trước thời hạn.
  • Tìm hiểu kỹ mọi thông tin liên quan và các điều khoản, điều kiện của khoản vay. Nhằm tránh tối đa những chi phí không mong muốn do không biết, không am hiểu dẫn đến vi phạm điều khoản, điều kiện của hợp đồng vay vốn kinh doanh giữa khách hàng và ngân hàng cho vay vốn.

Top 10 ngân hàng cho vay vốn kinh doanh lãi suất thấp nhất năm 2022

Để giúp khách hàng có thêm lựa chọn vay kinh doanh ngân hàng nào tốt nhất, dưới đây là Top 10 ngân hàng cho vay kinh doanh lãi suất thấp nhất mà khách hàng nên tham khảo:

Vay kinh doanh ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Vietinbank áp dụng lãi suất thả nổi đối với khoản vay vốn lưu động kinh doanh chỉ từ 5%/ năm. Và lãi suất ưu đãi ở các mức sau:

  • Lãi suất ưu đãi cho khoản vay kinh doanh Vietinbank cố định chỉ từ 7,7%/ năm trong thời hạn 12 tháng đầu tiên đối với khoản vay có thời hạn vay 36 tháng trở lên.
  • Lãi suất ưu đãi cho khoản vay kinh doanh cố định chỉ từ 8,62%/ năm trong thời hạn 24 tháng đầu tiên đối với khoản vay có thời hạn vay 60 tháng trở lên.
  • Lãi suất ưu đãi cho khoản vay kinh doanh cố định chỉ từ 9,5%/ năm trong thời hạn 36 tháng đầu tiên đối với khoản vay có thời hạn vay 120 tháng trở lên.
Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh ngân hàng Vietinbank

Ngoài ra, còn có các mức lãi suất khác như:

  • Lãi suất thả nổi từ 5,0%/ năm cho khoản vay thời hạn 1 tháng.
  • Lãi suất từ 6,0%/ năm cho khoản vay thời hạn ưu đãi 3 tháng.
  • Lãi suất trung dài hạn từ 8,0%/ năm cho khoản vay có thời hạn ưu đãi 12 tháng.

>> Xem chi tiết về gói vay kinh doanh Vietinbank tại đây.

Vay kinh doanh ngân hàng VPBank

VPBank áp dụng các mức lãi suất như sau:

  • Lãi suất vay khởi nghiệp: 7,9%/ năm.
  • Lãi suất vay kinh doanh VPBank trả góp: 7,9%/ năm.
  • Lãi suất vay vốn của hộ kinh doanh: 8,6%/ năm.
Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
VPBank là một trong những ngân hàng hỗ trợ vay vốn kinh doanh lãi suất thấp nhất

Vay kinh doanh ngân hàng Techcombank

Lãi suất cho vay kinh doanh của ngân hàng Techcombank ở các mức sau:

  • Vay hỗ trợ kinh doanh siêu tốc: 5,99%/ năm.
  • Vay phát triển nông thôn đặc thù: 5,99%/ năm.
  • Vay phục vụ các hoạt động kinh doanh khác: 7,49%/ năm.
Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh ngân hàng Techcombank

Ngân hàng Vietcombank

Lãi suất cho vay kinh doanh ở ngân hàng Vietcombank đang được áp dụng ở mức 6%/ năm đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh ngân hàng Vietcombank

Vay kinh doanh ngân hàng SHB

Ngân hàng SHB đang áp dụng các mức lãi suất cho vay kinh doanh cụ thể như sau:

  • Vay bổ sung vốn lưu động trả góp: 8,5%/ năm.
  • Vay kinh doanh thông thường: 8%/ năm.
  • Vay dành cho hộ kinh doanh: 8,5%/ năm.
  • Vay đầu từ tài sản cố định: 8,5%/ năm.
Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh ngân hàng SHB

Vay kinh doanh ngân hàng Đông Á

Ngân hàng Đông Á đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 5,5%/ năm. Đây là mức lãi suất được đánh giá là khá cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh ngân hàng Đông Á

Vay kinh doanh ngân hàng OCB

Ngân hàng OCB đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 5,99%/ năm.

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh ngân hàng OCB

Vay kinh doanh ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 6,5%/ năm.

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay vốn kinh doanh ngân hàng BIDV

Tham khảo chi tiết về gói vay kinh doanh ngân hàng BIDV tại đây.

Vay kinh doanh ngân hàng Eximbank

Ngân hàng Eximbank đang áp dụng các mức lãi suất cho vay kinh doanh trung bình chỉ từ 8,5%/ năm. Với từng gói vay cụ thể sẽ tương ứng lãi suất như sau:

  • Vay bổ sung vốn kinh doanh: 9,0%/ năm.
  • Vay kinh doanh tiểu thương: 9,0%/ năm.
  • Vay cấp hạn thấu chi kinh doanh: 9,0%/ năm.
  • Vay mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh: 8,0%/ năm.

Vay kinh doanh ngân hàng ACB

Ngân hàng ACB đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 9,8%/ năm.

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay
Vay kinh doanh tại ngân hàng OCB

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp khách hàng lựa chọn được vay kinh doanh ngân hàng nào tốt nhất! Nếu khách hàng còn thắc mắc cần giải đáp vui lòng để lại thông tin tại đây, bộ phận tư vấn viên sẽ liên hệ và giải đáp kịp thời.

(Nguồn: Tham khảo các ngân hàng)

Lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay hiện nay

Advertisement