Lãi suất liên ngân hàng giảm mới nhất năm 2022

Trà My   -   Thứ hai, 10/01/2022 18:31 (GMT+7)

Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Theo dữ liệu từ SSI, tổng lượng tín phiếu đang lưu hành thông qua kênh OMO là 10,54 nghìn tỉ đồng và sẽ đáo hạn trong tuần này.

“Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khi kỳ hạn qua đếm kết thúc tuần giảm xuống còn 1,16% (giảm 41 điểm cơ bản). Các kỳ hạn còn lại giảm 12 – 20 điểm cơ bản, dao động trong khoảng 1,55% đến 2,29%.

Diễn biến lãi suất thị trường 2 được dự báo sẽ gặp nhiều biến động khó lường trong tháng 1, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, bên cạnh việc hỗ trợ thông qua hoạt động OMO, NHNN có thể bơm thanh khoản gián tiếp thông qua hoạt động mua ngoại tệ, khi đây là tháng cao điểm kiều hối dồn về tạo cung ngoại tệ lớn”, chuyên gia SSI nhận định.

Dự báo về lãi suất trong thời gian tới, chuyên gia SSI nhận định: “Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi ước tính NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ (CPI năm 2022 là 4%).

Do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% -5,0% tại ngân hàng thương mại nhà nước (4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần), chúng tôi ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn. Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều".

Lãi suất liên ngân hàng giảm mới nhất năm 2022
Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay lên tới 7,4%/năm. Ảnh TL

“Lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại (quanh mức 0,25-0,5 điểm phần trăm), nhất là trong nửa cuối của năm 2022”, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định.

Kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong tháng 12.2021 cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện trong quý I/2022 và cả năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến chế tạo, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, sản xuất phân phối điện và xây dựng là 5 lĩnh vực có nhu cầu vay tăng cao nhất trong năm 2022, phù hợp với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 14% trong năm 2022 - tương đồng với mức mục tiêu mà NHNN đặt ra. NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm”, chuyên gia SSI nói.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kỳ hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Nhu cầu về vốn khi các hoạt động sản xuất kinh doanh được mở cửa hoạt động trở lại đang rất lớn đã đẩy lãi suất liên ngân hàng lên mặt bằng cao mới, cũng như lãi suất huy động có diễn biến nhích tăng. Những diễn biến trên thị trường cộng với những dự báo về nhu cầu vốn cuối năm, giới chuyên môn đánh giá, mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021.

Thống kê trong báo cáo vừa công bố, các chuyên gia thuộc Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, lãi suất huy động (LSHĐ) trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 3/2022.

Mẫu thống kê của BVSC cho biết, trung bình LSHĐ 6 tháng tăng nhẹ 0,03 điểm phần trăm lên mức 4,82%/năm; trong khi LSHĐ 12 tháng trung bình cũng tăng 0,04 điểm phần trăm lên mức 5,58%/năm vào cuối tháng 3. Mức giảm so với cùng kỳ năm 2021 của cả 2 loại lãi suất trung bình này cũng rút ngắn xuống còn 0,02 và 0,03 điểm phần trăm.

Thống kê cũng cho biết, 2 nhóm NHTM cổ phần cùng chứng kiến LSHĐ tăng trong tháng 3, trong đó: nhóm các NHTM cổ phần quy mô lớn (vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng) tăng 0,02 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,59%/năm và 0,03 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng lên 5,34%/năm; còn nhóm NHTM cổ phần quy mô nhỏ (vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng) nâng lãi suất của 2 loại kỳ hạn trên thêm 0,04 điểm phần trăm và 0,05 điểm phần trăm, lên lần lượt 5,46%/năm và 6,09%/năm.

Trái ngược với việc điều chỉnh tăng của khối NHTM cổ phần, nhóm ngân hàng quốc doanh tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 3/2022. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 10 liên tiếp; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 8 tháng.

Trên thị trường liên ngân hàng, thống kê cho thấy, trong tuần cuối tháng 3/2022, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm 0,05% xuống còn 2,08%/năm. Trong khi đó, các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần có chung diễn biến tăng, lần lượt ở mức 0,11% và 0,21% lên mức 2,36% và 2,53%/năm.

Trên thị trường mở (OMO), tuần qua, NHNN hút ròng tổng cộng 3.384 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, NHNN bơm 3.794 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5%) thông qua kênh OMO. Đây là lượng bơm ra mạnh nhất trong hơn 1 tháng gần đây.

Trong tuần có 411 tỷ đồng trên OMO kỳ hạn 14 ngày đã đáo hạn. Như vậy, lượng OMO đang lưu hành đã tăng trở lại lên 4.509 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tín phiếu đang lưu hành vẫn đang ở trạng thái đóng băng trong gần 2 năm trở lại đây.

Đánh giá về điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới, các chuyên gia của BVSC nhận định, với Chỉ số lạm phát CPI của Việt Nam đạt 1,92% sau 3 tháng đầu năm 2022 - mức tương đối thấp so với các năm gần đây, đang cho phép NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho các tháng đầu năm 2022 để kích thích nền kinh tế hồi phục.

Trên thực tế, trong Quyết định 422/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, được Thống đốc NHNN ban hành trong tháng 3 vừa qua, NHNN tiếp tục cho thấy định hướng hỗ trợ với một trong các nhiệm vụ là chỉ đạo các TCTD phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1 điểm phần trăm trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Đồng thời, NHNN cũng đang phối hợp với các Bộ ban ngành liên quan trong việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện gói cấp bù lãi suất 2% cho 2 năm 2022-2023. Trong công điện được Thủ tướng Chính phủ gửi đi vào cuối tháng 3/2020, NHNN cũng được đôn đốc khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định này và báo cáo tới Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2022.

“Gói cấp bù lãi suất 2% một khi được thực hiện sẽ có hỗ trợ lớn đối với các doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí và tăng cường hồi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh sau một giai đoạn dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”, BVSC nhận định.

Do đó, với những động thái này của NHNN, BVSC đánh giá: “lãi suất trong năm 2022 sẽ duy trì ở mặt bằng thấp để hỗ trợ cho sự hồi phục của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế”.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, BVSC cho biết, tính tới ngày 21/3/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 4,03% - mức tăng trưởng tháng 3 cao nhất kể từ năm 2018 tới nay. Còn theo cập nhật chi tiết của NHNN, tính tới hết tháng 1/2022, tín dụng cũng ghi nhận mức tăng 2,49% YTD và 15,56% YoY – cũng là mức tăng YoY cao nhất kể từ năm 2018 tới nay.

Điểm tích cực là tín dụng vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại đều tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn khi các hoạt động sản xuất kinh doanh được mở cửa hoạt động trở lại đang rất lớn, và cũng phần nào giải thích cho việc thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn trong các tháng đầu năm vừa qua, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên mặt bằng cao mới, cũng như lãi suất huy động có diễn biến nhích tăng. Do vậy, BVSC đánh giá: “mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021”.

16:10' - 16/03/2022

BNEWS NHNN vừa có các văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng. cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

ề đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn). Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn”. Theo Ngân hàng Nhà nước, trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động  sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có chính sách giảm lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 (thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực) và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng. tiết giảm tối đa các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021. Đặc biệt. bằng chính nguồn lực tài chính của mình, hệ thống các tổ chức tín dụng.  đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền lên tới gần 40.000 tỷ đồng./.