Lactase enzyme là gì

Lactose là một loại đường đa, có nhiều trong thành phần của sữa mẹ và các sữa công thức, là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn những trẻ em không được bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời thường bị mắc chứng bất dung nạp lactose khá cao. Vì thế mẹ cần cân nhắc khi bổ sung cho trẻ những loại sữa công thức ngoài thị trường bởi chúng mang lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Đường lactose là gì? Công dụng của chúng đối với sức khỏe của trẻ

Lactase enzyme là gì
Đường lactose cung cấp đến 40% năng lượng cho não bộ và các cơ quan của cơ thể

Đường lactose chiếm khoảng 2% đến 8% trong tổng trọng lượng sữa, là một chất rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể vì nó cung cấp đến 40% năng lượng cho não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Lacoste còn là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa nhờ Bifidus và Lactobacillus, đây là những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ.

Với những trẻ bình thường việc bổ sung lactose giúp hỗ trợ hoạt động và duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật tự nhiên trong đường ruột giúp giảm táo bón và giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi được nạp vào cơ thể, men lactase trong ruột non sẽ bất đầu tiên tách đường lactose được thành đường glucose và galactose để cơ thể hấp thu.

Khái niệm về chứng bất dung nạp đường lactose

Lactase enzyme là gì
Những biểu hiện của trẻ khi bất dung nạp đường lactose

Được biết men lactase là một thành phần quan trọng để cơ thể phân tách Lacoste để bổ sung cho cơ thể, được thành thành từ những vi nhung mao tại đường ruột giúp tách đường lactose thành hai phân tử đường có cấu trúc nhỏ để cơ thể dễ hấp thu. Tuy nhiên phần lớn trẻ sơ sinh thiếu men lactase làm đường lactose không tiêu hoá, hay còn gọi là chứng không dung nạp lactose. 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên màng ruột dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và những độc tố của chúng sẽ phá hủy men lactase dùng để tiêu hóa đường lactose. Khi trẻ sử dụng những loại sữa công thức có chứa đường lactose, lượng đường này cơ thể không hấp thụ được sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy tăng thêm và kéo dài.

Ngoài ra lượng lactose dư thừa khi chuyển hóa theo con đường khác tạo ra axit lactic, gây ra những biến chứng đường tiêu hóa ở trẻ. Hậu quả là trẻ sẽ bị tiêu chảy và đầy hơi sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa, gây những cảm giác không thoải mái cho người bệnh như ợ hơi, nôn, đầy bụng, khó tiêu, trẻ không muốn ăn, tiêu chảy, phân lỏng, có mùi chua hoặc bọt, hậu môn đỏ.

Các loại trường hợp điển hình của việc không dung nạp lactose

Lactase enzyme là gì
Cẩn thận chứng bất dung nạp đường lactose khi sử dụng những sản phẩm sữa công thức

Không dung nạp nguyên phát: Đây là bệnh lý rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, xảy ra khi trẻ bắt đầu thay thế sữa mẹ bằng những loại sữa công thức khác. Thông thường lượng enzyme lactase có sẵn trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ sơ sinh nhận được đầy đủ dinh dưỡng và phân hủy đường lactose, tuy nhiên khi thay đổi thực phẩm sữa sẽ khiến cho enzyme lactase giảm mạnh, khiến cho đường lactose sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu, trong quá trình này chúng sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose.

Không dung nạp đường sữa thứ phát: Là trường hợp khá hiếm gặp (chỉ 1 trong số 1000 trẻ) mắc chứng bất dung nạp đường lactose là do thứ phát. Khi trẻ bị mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa như nhiễm trùng ruột, bệnh celiac, bệnh Crohn sẽ khiến các vi khuẩn có hại phát triển quá mức, ức chế quá trình sản xuất enzyme lactase của ruột non. Tình trạng này sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài trong 1-2 tuần, khiến trẻ kém ăn cộng thêm tập quán kiêng ăn làm chậm hồi phục niêm mạc ruột. 

Không dung nạp đường sữa bẩm sinh: Đây là nguyên nhân do trẻ bị di truyền chứng không dung nạp lactose từ cha mẹ. Ngoài ra trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp đường sữa vì nồng độ enzyme lactase không đủ.

Đường lactose là một trong những loại đường cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, thúc đẩy các lợi khuẩn trong ruột phát triển từ đó giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Trong sữa mẹ có chứa dồi dào đường lactose và những enzyme lactase giúp phân tách đường lactose, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, giúp thành niêm mạc ruột khỏe mạnh.

Vì vậy trong 6 tháng đầu sau khi sinh, nên cho trẻ sử dụng sữa mẹ để hỗ trợ cho sự hấp thu canxi để phát triển hệ xương khớp, hấp thu phốt pho cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ, tránh trường hợp trẻ mắc chứng bất dung nạp đường lactose khi sử dụng những sản phẩm sữa công thức. 

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Không dung nạp sữa thực chất là không dung nạp lactose (đường trong sữa). Tình trạng này xảy ra khi ruột non của người bệnh không sản xuất đủ enzyme (lactase) để tiêu hóa lactose thành đường đơn (glucose và galactose) sau đó được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột. Khi thiếu lactase, lactose có trong thức ăn sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Tại đại tràng, vi khuẩn sẽ kết hợp với lactose, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose.

Triệu chứng không dung nạp lactose

Tùy thuộc vào lượng lactase có trong cơ thể từng người, các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng ở mỗi cá nhân. Sau khi ăn các sản phẩm sữa từ 30 phút - 2 giờ, triệu chứng có thể xuất hiện.

Triệu chứng phổ biến nhất là đầy hơi, trướng bụng, sôi ruột, co thắt hoặc đau quặn bụng dưới, nôn mửa và đi ngoài phân lỏng. Trẻ sơ sinh cũng có thể không dung nạp đường sữa, và bé có thể có các triệu chứng như tiêu chảy sủi bọt, hăm tã, nôn, mất nước, tăng cân chậm, hay quấy khóc.

Nên làm gì nếu không dung nạp lactose?

Khi xác định bản thân không dung nạp đường sữa lactose, bạn phải thận trọng với chế độ ăn uống của mình. Điều quan trọng là phải chú ý đến phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau có chứa lactose. Nếu các triệu chứng không dung nạp lactose là nghiêm trọng, thì cần phải tránh hoàn toàn các sản phẩm sữa. Nhưng với đa số, các triệu chứng không dung nạp lactose thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát. Dưới đây là những gì bạn có thể làm khi mắc chứng không dung nạp lactose.

Lactase enzyme là gì
Khi không dung nạp sữa, có thể bổ sung canxi qua nhiều loại thực phẩm khác.

Hạn chế tiêu thụ sản phẩm sữa: Hạn chế chứ không phải loại bỏ hoàn toàn. Bạn vẫn có thể thưởng thức một số sản phẩm chứa đường sữa. Bằng cách dần dần đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn uống trong khi theo dõi phản ứng của cơ thể, từ đó bạn sẽ tìm ra lượng đường sữa có thể tiêu thụ an toàn.

Thực tế, một số người vẫn có thể dung nạp được phô mai, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Vì thế quan trọng là phải thử nghiệm để biết những gì phù hợp với bạn. Cách phù hợp là bắt đầu với một lượng nhỏ, sau tăng dần để tránh các vấn đề về tiêu hóa. Kết hợp uống sữa khi ăn các thực phẩm khác. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng không dung nạp lactose. Thử nghiệm với các sản phẩm sữa khác nhau như phomai, sữa chua, kefi, sữa tươi...

Chọn và dùng sản phẩm không có lactose: Lựa chọn các sản phẩm không có lactose. Bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm không có đường sữa hoặc ít đường sữa. Hãy thử ăn loại này để tránh các triệu chứng khó chịu.

Bổ sung lactase: Có thể bổ sung men lactase để tiêu hóa đường sữa.Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài và bền vững, cũng không nên là lựa chọn đầu tiên.

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin K: Canxi là một khoáng chất quan trọng và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Nó cũng đóng vai trò trong quản lý cân nặng và giảm nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng. Để bổ sung canxi cho cơ thể khi bản thân mắc chứng không dung nạp sữa, một loại thực phẩm giàu canxi, bạn có thể lấy canxi từ các thực phẩm giàu canxi khác như cải xoăn, bông cải xanh, đậu bắp, cá mòi, hạt hạnh nhân, hạt chia. Một số bệnh nhân có thể ăn sữa chua, sữa tươi, phô mai mà không gặp các triệu chứng đáng kể thì vẫn nên ăn.

Bạn có thể bị thiếu vitamin K khi không dung nạp lactose. Không có đủ vitamin K, cơ thể không thể hấp thụ canxi. Vitamin K cũng rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, chức năng não và cân bằng nội tiết tố. Vì vậy cần bổ sung vitamin K từ thực phẩm như rau lá xanh, dưa chuột, bắp cải, quả kiwi, quả bơ, táo...

Tăng cường nước dùng xương: Nước dùng xương có thể giúp chữa lành ruột và ngăn ngừa các triệu chứng không dung nạp lactose. Nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe khớp và giảm hiện tượng da sần vỏ cam. Nước dùng gà và xương bò cung cấp magiê, canxi, lưu huỳnh, phốt pho và các khoáng chất khác. Gelatin và collagen tự nhiên có trong nước dùng xương là nguyên nhân nước dùng xương có thể giúp giảm bớt sự nhạy cảm và dị ứng thực phẩm.

Lựa chọn thực phẩm probiotic: Tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột là một cách chắc chắn để cải thiện hệ thống tiêu hóa, từ đó sẽ ngăn ngừa các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Probiotic có thể giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm probiotic có thể lựa chọn như các loại dưa muối, kimchi, đồ uống lên men. Kefir, sữa chua cũng là một lựa chọn tốt.

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới không dung nạp lactose

Tuổi tác: Không dung nạp lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Chủng tộc: Không dung nạp lactose phổ biến nhất ở những người gốc Phi, châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ gốc Ấn Độ.

Sinh non: Trẻ sinh non có thể bị giảm nồng độ enzyme lactase vì ruột non không phát triển các tế bào sản xuất lactase cho đến 3 tháng cuối.

Mắc các bệnh ảnh hưởng tới ruột non: Loạn khuẩn ruột, bệnh Celiac và bệnh Crohn.

Xạ trị, hóa trị: Xạ trị ung thư ở bụng hoặc bị biến chứng đường ruột do hóa trị sẽ có nguy cơ không dung nạp lactose.