Kinh nghiệm sử dụng điện năng lượng mặt trời

Đầu tư điện mặt trời vừa dùng vừa bán cho điện lực là giải pháp giúp sinh lời cao cho các hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng… nhất là khi nhu cầu dùng điện ngày càng tăng. Một lần đầu tư, vừa dùng vừa bán, chỉ mất khoảng 4-5 năm để thu hồi vốn, sau đó sử dụng hoàn toàn miễn phí và thu tiền nếu sản xuất dư – lợi nhuận từ điện mặt trời là điều chắc chắn.

Tuy nhiên, thực tế, không phải người nào đầu tư điện mặt trời cũng đạt được lợi nhuận như nhau. 5 mẹo sau đây sẽ giúp việc đầu tư vào dạng năng lượng tái tạo này sinh lời cao nhất:

Thứ nhất: Đầu tư điện mặt trời đúng theo nhu cầu

Hệ thống điện mặt trời tại nhà được chia làm 3 loại là độc lập, hòa lưới và hỗn hợp. Hệ thống độc lập thường đi kèm ắc-quy dự trữ điện để dùng vào ban đêm, khi ánh sáng yếu hoặc những nơi vùng sâu vùng xa chưa có điện. Điện mặt trời hòa lưới hiện được sử dụng phổ biến do không cần trang bị ắc-quy, có thể bán lượng điện dư thừa cho ngành điện, giúp giảm thời gian thu hồi vốn (chỉ khoảng 4-5 năm).

Kinh nghiệm sử dụng điện năng lượng mặt trời
Lắp đặt điện mặt trời nên căn cứ nhu cầu sử dụng, mục đích đầu tư để tối ưu lợi nhuận thu về

Tuy nhiên, nhu cầu mỗi gia đình, nhà xưởng… sử dụng điện khác nhau nên việc triển khai đầu tư điện mặt trời cũng cần linh hoạt để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất:

  • Công suất sử dụng trong tháng: Tùy nhu cầu sử dụng điện mỗi tháng và nhu cầu sử dụng điện khi mất điện để tính toán hệ thống lưu trữ phù hợp. Những gia đình có nhu cầu thấp, dùng khoảng 1-2 triệu đồng/tháng (600-1.200 kWh/tháng), chỉ cần lắp đặt hệ thống 3 kWp trở xuống; nếu nhu cầu trung bình dùng 2-3 triệu đồng/tháng (1.200-1.800 kWh/tháng), nên lắp hệ thống 4-5 kWh; nếu nhu cầu cao dùng 3-4 triệu đồng/tháng (1.800-2.400 kWh/tháng) có thể lắp hệ thống 6-8 kWh. Tương tự, với các nhà xưởng, công trình, tùy vào lượng điện tiêu thụ hàng tháng để chọn lắp hệ thống phù hợp; hoặc đầu tư lắp cả mái để bán cho ngành điện.
  • Thời gian sử dụng điện: Với những nhà máy hay hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày, đặc biệt nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời. Còn nếu chủ yếu tiêu thụ điện vào ban đêm, chỉ nên triển khai hệ thống với sản lượng khoảng 70% nhu cầu điện năng.

Thứ 2: Chú ý địa hình và cách bố trí để tối ưu hóa hiệu suất

Đầu tư điện mặt trời là đầu tư một hệ thống có tuổi thọ lên đến 20-30 năm. Vì thế, để tối ưu hóa hiệu suất, tránh việc sau này cải tạo vị trí sẽ phát sinh chi phí, chỉ nên lắp đặt ở những khu vực có kết cấu chắc chắn như trần bê tông, mái tôn có xà gồ, khung giàn nhà kính chắc chắn với độ bền cao (nếu lắp đặt ở nông trại)… Khi lắp pin mặt trời, không lắp theo phương thẳng đứng hoặc quá dốc (sẽ làm giảm thời gian hứng nắng), không lắp trên mặt phẳng ngang (dễ gây đọng nước, bám bụi trên bề mặt). Nếu xung quanh vị trí lắp đặt có nhiều vật cản che chắn nắng (như các tòa nhà cao tầng), cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận. Bạn nên nhờ đơn vị lắp đặt đến khảo sát, tư vấn và thi công để đảm bảo đúng kỹ thuật và tối ưu hóa lợi nhuận thu về.

Kinh nghiệm sử dụng điện năng lượng mặt trời
Lắp đặt điện mặt trời đúng kỹ thuật sẽ tăng công suất, độ bền, từ đó giúp tăng lợi nhuận

  • Thời gian sử dụng điện: Với những nhà máy hay hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày, đặc biệt nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời. Còn nếu chủ yếu tiêu thụ điện vào ban đêm, chỉ nên triển khai hệ thống với sản lượng khoảng 70% nhu cầu điện năng.

Thứ 3: Lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng

Một hệ thống điện mặt trời bao gồm nhiều thành phần như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới điện, hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa, tủ phân phối và bảo vệ DC/AC, khung giá đỡ, dây dẫn, thang máng cáp, phụ kiện chuyên dụng… Hiện nay, thị trường điện mặt trời rất phong phú với nhiều thương hiệu, dòng sản phẩm có chất lượng, giá thành khác nhau. Do đó, lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng tốt sẽ giúp tăng tuổi thọ của toàn hệ thống, giảm hư hỏng, tránh phát sinh các chi phí sửa chữa, thay thế. Hơn nữa, vì hệ hống tiếp xúc trực tiếp với các thách thức từ môi trường như bụi, nước… nên việc đầu tư điện mặt trời với các trang thiết bị chất lượng không chỉ hạn chế nguy cơ rỉ sét, hư hỏng mà còn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính người sử dụng và những người xung quanh.

Thứ 4: Chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín

Mấy năm gần đây, điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển trong xu hướng tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Nhiều đơn vị thi công cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên, chất lượng thi công, bảo hành, bảo dưỡng… ở mỗi đơn vị thi công điện mặt trời lại khác nhau dựa trên năng lực, kinh nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng riêng. Vì thế, để việc đầu tư điện mặt trời thu về lợi nhuận cao nhất, nên ưu tiện chọn các đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao, có theo dõi giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để tăng tính hiệu quả của công trình. Chi phí lắp đặt ở những đơn vị này có thể nhỉnh hơn nhưng không đáng kể, vẫn chỉ từ 5 – 15% đơn giá hệ thống, mà lại đảm bảo về chất lượng và tuổi thọ của công trình, cũng là đảm bảo lợi nhuận thu về.

Thứ 5: Sở hữu hệ thống điện mặt trời mà không cần bỏ tiền đầu tư

Đây là một mô hình mới mà Vũ Phong Energy áp dụng theo cơ chế Win – Win (cả 2 cùng có lợi). Theo đó, Vũ Phong & Partners sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà của doanh nghiệp, bán điện hoặc cho thuê với chi phí ưu đãi hơn giá điện hiện hành từ EVN; kết thúc hợp đồng sẽ chuyển giao toàn bộ miễn phí (0 đồng) cho doanh nghiệp. Cam kết hiệu suất hệ thống khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. Như vậy, chủ doanh nghiệp không cần bỏ tiền đầu tư điện mặt trời, không chịu bất kỳ rủi ro nào mà vẫn có lợi nhuận khi mỗi tháng tiết kiệm được tiền điện hoặc được chia sẻ lợi nhuận từ hệ thống điện mặt trời trên mái. Hơn nữa, mái nhà xưởng lắp đặt pin mặt trời sẽ giảm nhiệt độ bên dưới giúp kho xưởng mát hơn, từ đó tăng độ bền của mái nhà xưởng và góp phần vào giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vũ Phong Energy và Partners sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ tài chính tới lắp đặt, thủ tục đấu lưới EVN và vận hành, bảo dưỡng hệ thống vận hành ổn định, hiệu suất cao.

Nguồn Vũ Phong Energy

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email , hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Energy hỗ trợ.

Vũ Phong Energy là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Kinh nghiệm sử dụng điện năng lượng mặt trời

Trong những năm gần đây, điện mặt trời đang trở thành cơn sốt trong ngành năng lượng, được nhiều người dân hưởng ứng và đầu tư. Tuy nhiên, không phải hệ thống điện mặt trời nào cũng mang lại hiệu quả, thậm chí nhiều hệ thống còn bị lỗ. Để khách hàng yên tâm khi lắp đặt điện mặt trời, Hòa Phát Solar sẽ đưa ra 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả, sinh lời và có thể thu hồi vốn sau thời gian ngắn.

1. Đầu tư điện năng lượng mặt trời như thế nào hiệu quả?

Một hệ thống điện năng lượng mặt trời hiệu quả được đánh giá trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có thể sơ lược một số tiêu chí chính như sau:

– Đầu tư điện mặt trời hiệu quả là thời gian thu hồi vốn nhanh. Thông thường một hệ thống điện mặt trời sẽ thu hồi vốn trong khoảng từ 4-6 năm tùy theo công suất cụ thể của hệ thống lớn hay nhỏ. Thời gian thu hồi vốn càng nhanh chứng tỏ đầu tư điện mặt trời có hiệu quả, ngược lại nếu thời gian thu hồi vốn chậm, lên đến gần chục năm thì việc đầu tư đó được cho là không hiệu quả, thậm chí một số hệ thống còn bị lỗ nặng. Để tính được số tháng thu hồi vốn, bạn lấy tổng chi phí đầu tư chia cho giá trị hệ thống tạo ra trong 1 tháng.

– Nhắc đến hiệu quả đầu tư thì cần đề cập đến việc bảo trì và thời gian tái đầu tư. Nếu các vật tư trong hệ thống có chất lượng tốt, tuổi thọ lâu dài, thời gian tái đầu tư lâu kéo dài thì được cho là đầu tư điện mặt trời có hiệu quả. Ngược lại, các  thiết bị nhanh hư hỏng, phải tái đầu tư lại trước thời hạn thì đầu tư không hiệu quả.

– Đầu tư có hiệu quả là đầu tư sinh lời sau thời gian hòa vốn. Số tiền sinh lời được tính bằng số tiền bán điện dư thừa cho EVN.

Kinh nghiệm sử dụng điện năng lượng mặt trời
10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả

2. 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả

Để giúp bạn yên tâm hơn khi đầu tư cho điện mặt trời, không phải lo lắng về bài toán lãi/lỗ, chúng tôi sẽ đưa ra 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả để bạn tham khảo dưới đây:

Mẹo đầu tư số 1: Đầu tư điện năng lượng mặt trời đúng với nhu cầu thực tế

Một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả là đầu tư theo nhu cầu thực tế. Đầu tư điện mặt trời cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của chủ đầu tư thì mới mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Mỗi hộ gia đình, nhà máy, văn phòng, siêu thị…cần tính toán nhu cầu sử dụng điện của mình như thế nào để lựa chọn hệ thống điện phù hợp, tránh trường hợp thiếu điện sử dụng hoặc thừa điện gây lãng phí. Nhu cầu thực tế của mỗi chủ gia đình được xác định dựa trên hai yếu tố sau:

– Lượng điện tiêu thụ và số tiền điện hàng tháng: Những hộ gia đình phải thành toán tiền điện dưới 1 triệu hoặc từ 1-2 triệu đồng/tháng thì nên sử dụng hệ thống điện có công suất khoảng 3kWp, nếu số tiền điện khoảng 2-3 triệu thì có thể lắp đặt hệ thống có công suất 4-5kWp. Nếu số tiền điện phải thanh toán lớn hơn nữa thì có thể lắp đặt hệ thống 6-10kWp…

– Thời gian sử dụng điện: Những hộ gia đình sử dụng điện chủ yếu vào ban ngày thì nên đầu tư cho điện mặt trời. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng điện nhiều vào ban đêm thì nên cân nhắc kỹ hơn. Bên cạnh đó, sau khi lắp đặt bạn cũng nên ưu tiên sử dụng các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng vào ban ngày để có thể tận dụng điện mặt trời, hạn chế sử dụng điện lưới để tiết kiệm tiền điện. Thực tế cho thấy, các khách hàng sử dụng điện chủ yếu vào ban ngày sẽ đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn so với những khách hàng sử dụng điện chủ yếu vào ban đêm.

Mẹo đầu tư số 2: Chọn hệ thống điện mặt trời phù hợp với nhu cầu

Hiện nay có 3 hệ thống điện mặt trời phổ biến là điện mặt trời nối lưới, điện mặt trời độc lập và điện mặt trời hỗn hợp Hybrid, mỗi hệ thống có nguyên lý hoạt động riêng. Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện thực tế khu vực lắp đặt mà khách hàng có thể chọn hệ thống điện phù hợp nhất để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.

– Điện mặt trời độc lập: Phù hợp với những khu vực lắp đặt không có điện lưới hoặc khách hàng muốn độc lập, chủ động về điện. Tuy nhiên, chi phí đàu tư cho hệ thống này khá cao do phải tốn thêm chi phí cho thiết bị lưu trữ điện là ắc quy, thời gian tái đầu tư cũng nhanh hơn do sự hạn chế về tuổi thọ của thiết bị lưu trữ điện.

– Điện mặt trời hòa lưới: Đây là hệ thống mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất trong 3 hệ thống, chi phí ban đầu thấp nhưng tạo ra sản lượng điện cao.

– Điện mặt trời hỗn hợp hybrid hay còn gọi là điện mặt trời hòa lưới có dữ trữ. Hệ thống này thích hợp với những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện liên tục cho các thiết bị trong tải ưu tiên như hệ thống camera giám sát an ninh, bể cá, cửa điện… Chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ cao nhất trong cả ba hệ thống, thời gian tái đầu từ khoảng 3-5 năm.

Mẹo đầu tư số 3: Các hộ gia đình nên ưu tiên lựa chọn hệ thống điện mặt trời áp mái

Với các hộ gia đình, nên ưu tiên lựa chọn hệ thống điện mặt trời áp mái để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Hệ thống này mang lại những ưu điểm nổi bật dưới đây:

– Chi phí đầu tư thấp do không cần thiết bị lưu trữ điện năng. Chi phí ban đầu thấp nên thời gian hoàn vốn sẽ nhanh, nâng cao hiệu quả đầu tư.

– Lượng điện sử dụng dư sẽ được đẩy lên lưới và được ghi nhận bằng đồng hồ đo điện hai chiều. Lượng điện đẩy ra này sẽ được EVN thanh toán cho chủ đầu tư nên góp phần tăng thu nhập một cách hiệu quả.

– Hệ thống vận hành tự động, ít khi cần bảo tì bảo dưỡng nên tiết kiệm chi phí.

– Tuổi thọ của hệ thống lên đến 25 năm nên thời gian tái đầu tư lâu dài.

Mẹo đầu tư số 4: Sử dụng các vật tư trong hệ thống điện mặt trời có chất lượng cao

Trong một hệ thống điện năng lượng mặt trời, các thiết bị, vật tư là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Chúng có liên quan đến chi phí đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư. Chi phí đầu tư ban đầu thấp thường đi đôi với chất lượng sản phẩm kém, việc tái đầu tư và bảo trì, bảo dưỡng sẽ nhanh hơn so với dự kiến thì hệ thống đó vẫn chưa đạt hiệu quả đầu tư cao. Do đó, để đầu tư điện mặt trời có hiệu quả, bạn nên lưu ý một số mẹo trong việc lựa chọn thiết bị, vật tư hệ thống như sau:

– Chọn vật tư chính có chất lượng tốt: Hai vật tư chính của hệ thống điện mặt trời là tấm pin năng lượng mặt trời (Solar Panel) và biến tần Inverter chiếm khoảng 80% chi phí của toàn hệ thống, đây cũng là lý do vì sao chúng có thời gian bảo hành khá lâu (5 năm, 20 năm, 12 năm, 15 năm, 20 năm… tùy theo từng nhà sản xuất).

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư điện mặt trời, bạn nên lựa chọn pin mặt trời và inverter thuộc top 10 của thế giới, như vậy chúng sẽ có hiệu suất cao nên tạo ra sản lượng điện tối đa, bền bỉ, tuổi thọ dài lâu nên thời gian tái đầu tư lâu dài, không cần bảo trì bảo dưỡng nhiều lần. So với các vật tư rẻ tiền nhưng phải bảo trì, bảo dưỡng nhiều lần, cần tái đầu tư nhanh thì việc lựa chọn các vật tư chính có giá thành cao nhưng mang lại lợi ích lâu dài mới chính là lựa chọn thông minh nhất.

– Chọn vật tư phụ cho hệ thống có chất lượng tương đương với chất lượng vật tư chính: Vật tư phụ mặc dù có chi phí thấp hơn so với các vật tư chính, không đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra điện năng. Thế nhưng, các vật tư phụ lại ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của hệ thống và chi phí bảo dưỡng. Chính vì vậy, nên chọn các loại vật tư phụ có chất lượng tốt, bền bỉ và đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành hệ thống. Như vậy thì sẽ không tốn chi phí bảo trì bảo dưỡng, thời gian tái đầu tư cũng lâu hơn.

Mẹo đầu tư số 5: Chọn đơn vị cung cấp vật tư, thi công lắp đặt điện mặt trời uy tín

Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả đầu tư điện mặt trời cao hay thấp, lỗ hay lãi, hệ thống hoạt động có ổn định, an toàn và hiệu quả hay không. Chính vì vậy, trong 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả thì không thể không nhắc đến việc lựa chọn các đơn vị thi công lắp đặt. Bạn cần lưu ý mốt số vấn đề quan trọng dưới đây:

– Nên chọn các đơn vị có R&D (nghiên cứu và phát triển) để có thể đồng hành cùng hệ thống điện mặt trơi của gia đình mình trong suốt 25 năm.

– Chọn đơn vị có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm, như vậy hệ thống điện mặt trời mới được lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất, an toàn, tuổi thọ cao. Việc lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ giúp cho hệ thống đạt chỉ tiêu chất lượng, hoạt động ổn định, tối ưu công suất, ít phát sinh các trục trặc sau một thời gian vận hành.

– Chọn những đơn vị có chế độ bảo hành, bảo dưỡng uy tín. Tránh chọn các đơn vị trốn tránh trách nhiệm sau khi lắp đặt vì bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như: tốn tiền để mua thiết bị mới, hệ thống ngừng hoạt động, hiệu suất giảm, không có điện để sử dụng, tâm lý bực bội, khó chịu…

Mẹo đầu tư số 6: Chú ý tới yếu tố địa hình và cách bố trí để tối ưu hóa hiệu suất pin mặt trời

Địa hình và cách bố trí pin mặt trời có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất tấm pin cũng như sản lượng điện của toàn hệ thống. Để đầu tư có hiệu quả, bạn nên lựa chọn khu vực lắp đặt điện mặt trời có kết cấu chắc chắn, độ bền cao, không dễ bị tác động bởi gió, mưa đá, lốc xoáy….Khi lắp đặt pin mặt trời, không lắp thẳng đứng hoặc quá dốc sẽ làm giảm khả năng hấp thu ánh nắng cũng như thời gian hứng nắng của tấm pin.

Khi lắp đặt, nên tính toán kỹ để hạn chế tình trạng bóng che, bóng đổ lên dàn pin mặt trời, chúng sẽ làm suy giảm hiệu suất của tấm pin. Do đó, bạn cần lựa chọn những nhà thầu thi công uy tín, có kinh nghiệm để pin phát huy tối đa hiệu suất của mình.

Mẹo đầu tư số 7: Giám sát hệ thống một cách chặt chẽ

Một trong 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả chính là giám sát hệ thống điện mặt trời một cách chặt chẽ. Việc giám sát này có thể thực hiện từ xa thông qua hệ thống giám sát của Inverter.

Inverter cho phép người dùng có thể theo dõi các dữ liệu về hệ thống như: sản lượng điện sinh ra và tiêu thụ từ hệ thống, trạng thái sạc, các lỗi phát sinh khi hoạt động, thông tin thời tiết….Dựa trên việc giám sát này đơn vị thi công có thể xử lý các lỗi một cách nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo cho hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định và tạo ra sản lượng tối đa.

Mẹo đầu tư số 8: Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống

Bảo trì hệ thống là việc làm cần tiết để tối ưu hóa hiệu suất, tăng hiệu quả trong việc tạo ra điện năng. Vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời là một trong những việc làm quan trọng trong khâu bảo trì hệ thống.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra xem tấm pin có bị bụi bẩn, cành cây, lá cây, phân chim che khuất hay không, nếu có thì nên lau chùi ngay để đảm bảo hiệu suất của tấm pin. Khi vệ sinh pin mặt trời, nên lau chùi nhẹ nhàng, sử dụng hóa chất tẩy rửa phù hợp để tránh làm tổn hại tấm pin.

Mẹo đầu tư số 9: Sử dụng pin mặt trời có công nghệ chia đôi tấm pin

Công nghệ mới chia đôi tấm pin mặt trời (half-cell) tích hợp trong tấm pin có tác dụng đảm bảo hiệu suất và tăng sản lượn điện hệ thốn, giúp nâng cao hiệu quả đầu tư.

Công nghệ half-cell hay còn gọi là half-cut-cell được tạo ra bằng cách chia đôi các tế bào quang điện. Với các tấm pin truyền thống (full-cell), mỗi tấm pin thường có 60 hoặc 72 tế bào quang điện nhưng với tấm pin half-cut-cell thì có lần lượt là 120 và 144 tế bào quang điện. Khi các tế bào quang điện này được chia làm đôi thì dòng điện của chúng cũng giảm đi một nửa, từ đó mà các tổn thất điện cũng giảm xuống, pin có thể sản xuất ra nhiều điện năng hơn.

Bên cạnh đó, công nghệ chia đôi tấm pin half-cut-cell còn có tác dụng tối ưu hóa hoạt động của pin mặt trời khi có bóng che. Với các tấm pin truyền thống, khi 1 tế bào quang điện bị che khuất thì cả tấm pin cũng sẽ bị giảm công suất theo. Việc chia đôi tấm pin sẽ giúp tấm pin hoạt động như 2 tấm pin độc lập trong cùng một modun, tấm pin còn lại sẽ không bị ảnh hưởng theo tấm pin bị che bóng. Đây là công nghệ mới giúp nâng cao hiệu suất của tấm pin mà bạn có thể sử dụng để đầu tư điện mặt trời hiệu quả.

Mẹo đầu tư số 10: Hệ thống có công suất càng lớn thì càng có lợi

Một trong 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả mà bạn có thể tham khảo là đầu tư cho hệ thống có công suất lớn hơn sẽ có lợi hơn so với hệ thống có công suất nhỏ.

Hệ thống công suất lớn đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều tấm pin mặt trời. Trong khi đó, nếu mua tấm pin mặt trời với số lượng lớn khách hành sẽ nhận được một mức chiết khấu hấp dẫn từ các nhà phân phối. Trên thực tế, hiện nay chi phí cho mỗi 1kWp điện cho các hộ gia đình với mức công suất hệ thống khoảng 3-5kWp sẽ có giá cao hơn so với giá cho mỗi 1kWp điện cho doanh nghiệp. 

Điều đó cho thấy rằng công suất hệ thống càng lớn thì khách hàng càng có lợi. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc kỹ về nhu cầu sử dụng điện của gia đình, văn phòng, nhà xưởng của mình, tránh lựa chọn hệ thống công suất quá lớn so với nhu cầu dẫn đến lãng phí, thời gian hoàn vốn cũng lâu hơn nên hiệu quả đầu tư bị giảm thấp.

Trên đây là 10 mẹo đầu tư điện năng lượng mặt trời hiệu quả mà Hòa Phát Solar đã phân tích chi tiết để bạn hiểu rõ, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Nếu nắm kỹ những mẹo này, bạn sẽ không phải quá lo lắng về bài toán lỗ/lãi khi đầu tư cho điện mặt trời, góp phần hiệu quả trong việc tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho gia đình mình.