Kinh doanh xa xỉ phẩm là gì năm 2024

Quan sát thế giới qua lăng kính của ngành công nghiệp đồ xa xỉ, bạn sẽ thấy một số chuyện ngược đời. Không thể áp dụng một số quy tắc thông thường cho các nhà sản xuất hàng hóa xa xỉ, dù theo nhiều cách chúng rất giống với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng khác. Chi phí sản xuất luôn luôn không phải là vấn đề phải bận tâm nhiều nhất và chi phí vốn lại rất nhỏ bé (ngoại trừ đồng hồ). Một sản phẩm thực sự đẳng cấp có thể trở thành “thánh Veblen” (đặt theo tên nhà kinh tế học người Mỹ đã phát hiện ra rằng giá càng cao thì nhu cầu về đồ xa xỉ sẽ càng cao bởi chúng tạo ra đẳng cấp cho người dùng).

Các công ty trong ngành này thường đưa ra chiến lược khác người. Các giám đốc sáng tạo quản lý cả quá trình phát triển sản phẩm mới và cách chúng xuất hiện trên các tạp chí, trong quầy trưng bầy và trên mạng Internet.

Bản đồ thế giới của ngành xa xỉ cũng hoàn toàn khác so với các ngành. Châu Âu vẫn là nơi tập trung nhiều hãng cao cấp nhất, với các thương hiệu chiếm khoảng 70% lượng hàng xa xỉ được tiêu thụ trên toàn thế giới. Người Đức chuyên về xe hơi và du thuyền, trong khi “kinh đô” thực sự là Italy – nơi được coi là công xưởng của các hãng thời trang Pháp và của cả ngành đồ da.

“Xa xỉ là một trong số ít các ngành mà châu Âu vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh vượt trội”, Michael Ward – giám đốc điều hành của chuỗi trung tâm thương mại Harrods – nhận định. Trong khi đó Mỹ vừa là một thị trường chưa được khám phá (xét theo tài sản của người Mỹ), vừa là nơi xuất phát của những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu châu Âu như Coach, Michael Kors và Kate Spade. Đây là những thương hiệu đang thách thức ngành công nghiệp xa xỉ của châu Âu nhờ mức giá cạnh tranh. Trung Quốc – vốn là một “người tiêu dùng tham lam” – giờ đây cũng đã bắt đầu xuất khẩu hàng hiệu.

Những làn sóng đổi thay

Xung đột ở Ukraine và các lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt lên Nga đã biến giới nhà giàu Nga trở thành nhóm khách hàng mới chi mạnh tay nhất. Hồi đầu năm nay, người Nhật cũng đã mạnh tay mua sắm hàng hiệu nhưng làn sóng nhanh chóng bị dập tắt sau khi nước này áp dụng thuế tiêu dùng. Dịch bệnh Ebola ở châu Phi và các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông – “thiên đường mua sắm” của các khách hàng ở đại lục – cũng khiến người tiêu dùng phải chùn bước.

Quan trọng nhất, tăng trưởng kinh tế giảm tốc và chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm lụi tắt tinh thần mua sắm của các khách hàng Trung Quốc – nhóm hiện giờ đã chiếm tới 1/3 nhu cầu về hàng hóa xa xỉ của toàn thế giới. Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng xa xỉ đã giảm khoảng 25% trong năm 2014.

Những cuộc khủng hoảng này còn thể hiện những thay đổi mang tính căn bản trong ngành công nghiệp xa xỉ. Một trong các xu hướng là sự dịch chuyển từ “sở hữu” sang “trải nghiệm”, đặc biệt là ở các nước phát triển. Giờ đây giới nhà giàu quan tâm ít hơn đến việc sở hữu các thứ hàng hiệu đắt tiền và thay đó họ thích trải nghiệm các dịch vụ sang trọng. Người tiêu dùng Trung Quốc cũng chuyển từ vẻ hoành tráng bề ngoài sang sự tinh tế. Khắp nơi trên thế giới, người trẻ luôn có những ý tưởng về tiêu dùng theo cách xa xỉ với sự trợ giúp của thương mại điện tử và mạng xã hội.

Theo một số cách nào đó, các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp đồ xa xỉ đang nắm trong tay sự phát triển bền vững. Với mức thặng dư khổng lồ, họ có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. “Ngành công nghiệp xa xỉ có thể chỉ ra con đường giải quyết những vấn đề lớn của thế kỷ này”, Marie-Claire Daveu - một lãnh đạo của Kering – nói. Các nhà sản xuất đã sử dụng lao động đến từ châu Âu thay vì nhân công giá rẻ bị bóc lột ở Bangladesh.

Theo như chuyên gia Thompson của công ty sở hữu nhiều thương hiệu rượu đắt tiền Diageo, xu hướng mạnh nhất hiện nay là chuyển từ khoa trương sang tìm kiếm kiến thức, những tuyệt tác độc đáo và tinh xảo được làm ra từ bàn tay khéo léo của người thợ thủ công hay những di sản. “Đó là những thứ luôn ẩn chứa một câu chuyện bên trong”.

Xa xỉ phẩm thường được coi là hàng hóa rất đáng được ao ước vì chỉ có những người đã đạt được địa vị nhất định trong xã hội mới có thể mua được chúng. Vậy, xa xỉ phẩm là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Xa xỉ phẩm là gì?

Xa xỉ phẩm

Xa xỉ phẩm trong tiếng Anh là Luxury Item.

Một món đồ xa xỉ phẩm không thiết yếu cho cuộc sống, nhưng được coi là mặt hàng rất đáng ao ước trong một xã hội hoặc một nền văn hóa.

Khả năng mua hoặc tài trợ cho một mặt hàng xa xỉ tỉ lệ thuận với thu nhập hoặc tài sản của một người. Nói cách khác, khi mọi người chuyển sang các nấc thu nhập cao hơn, họ trở nên khó tính hơn và có nhiều khả năng mua hàng hóa xa xỉ đắt tiền hơn.

Các mặt hàng xa xỉ còn được gọi là "hàng hóa theo địa vị" vì chúng báo hiệu một người đã đạt được một vị trí hoặc địa vị nhất định trong xã hội mới có thể mua được chúng.

Một số mặt hàng xa xỉ có thể phải chịu một loại thuế cụ thể hoặc "thuế xa xỉ phẩm". Ví dụ, Mỹ đánh thuế xa xỉ đối phẩm với một số loại ô tô vào những năm 1990 nhưng đã chấm dứt vào năm 2003. Thuế xa xỉ phẩm được coi là thuế lũy tiến vì chúng thường chỉ ảnh hưởng đến những người có tài sản hoặc thu nhập ròng cao.

Hàng xa xỉ phẩm có độ co giãn thu nhập của nhu cầu, nghĩa là khi mọi người trở nên giàu có hơn, họ sẽ mua nhiều hàng hóa như vậy. Tương tự, nếu có sự suy giảm thu nhập, nhu cầu đối với các xa xỉ phẩm sẽ giảm.

Một hàng hóa xa xỉ có thể trở thành hàng hóa bình thường hoặc thậm chí là hàng hóa thứ cấp trong các mức thu nhập khác nhau. Điều này đó có nghĩa là nếu một người giàu trở nên giàu có đến một độ nào đó, anh ta hoặc cô ta có thể ngừng mua thêm xe hơi để bắt đầu sưu tập máy bay hoặc du thuyền (vì với cấp độ cao hơn, chiếc xe sang trọng lại trở thành một hàng hóa thứ cấp).

Một số sản phẩm xa xỉ có thể trở thành ví dụ về hàng hóa Veblen, với độ co giãn cầu theo giá dương. Ví dụ, tăng giá một chai nước hoa có thể làm tăng giá trị cảm nhận của nó, điều này có thể khiến doanh số tăng thay vì giảm.

Mặt hàng xa xỉ cũng có thể đề cập đến dịch vụ, chẳng hạn như đầu bếp toàn thời gian hoặc đầu bếp sống trong nhà và quản gia. Một số dịch vụ tài chính cũng có thể được coi là dịch vụ xa xỉ vì những người có mức thu nhập thấp hơn thường không sử dụng chúng.

Xa xỉ phẩm cũng có bao bì sang trọng đặc biệt để phân biệt các sản phẩm thông thường.

Tám đặc tính không thể thiếu trên xa xỉ phẩm

Độ quý hiếm

Xa xỉ không mang tính đại chúng, không dành cho tất cả mọi người. Đó là những thứ độc quyền, quý hiếm và số lượng sản xuất hạn chế; ra đời để phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng biệt. Không chỉ lựa chọn địa điểm, thời gian và phương pháp sản xuất chuyên biệt, các thương hiệu hàng xa xỉ còn có quyền quyết định bán như thế nào và bán cho ai. Ví dụ, mẫu xe thể thao Lexus F Sport LFA có giá bán tới 375.000 USD nhưng hãng xe cao cấp Nhật Bản chỉ sản xuất 500 chiếc nên không phải “thượng đế” giàu có nào cũng mua được.

Chất lượng hoàn hảo

Một khi đã nói đến xa xỉ thì không bao giờ phải đắn đo về chất lượng như thế nào, bởi hai từ “hoàn hảo” đã trở thành điều hiển nhiên; từ nguyên vật liệu đến tay nghề thủ công đều đạt tới chuẩn mực cao, vượt xa các loại hàng hóa phổ thông khác. Chất lượng không mang tính nhất thời hoặc biến đổi, mà phải nhất quán và ngày càng hoàn thiện hơn qua nhiều thế hệ. Chẳng hạn như, một nhà máy rượu vang sẵn sàng ngừng sản xuất một năm vì mùa nho không đáp ứng tiêu chuẩn định ra.

Mức giá cao ngất ngưởng

Một sản phẩm đắt tiền không có nghĩa đó là hàng xa xỉ, nhưng ngược lại, gần như toàn bộ sản phẩm cao cấp đều đắt tiền. Mức độ đắt đỏ chưa phải là yếu tố duy nhất đại diện cho đẳng cấp, nhưng lại khiến người tiêu dùng tin rằng món đồ họ muốn mua rất hiếm và đạt chất lượng xuất sắc. Túi xách Hermès Birkin được ví như “chén thánh” với các tín đồ thời trang có giá bán lên tới vài trăm nghìn đô-la, nhưng vẫn khiến giới mộ điệu không ngừng săn lùng.

Trường tồn với thời gian

Xa xỉ phẩm không chỉ để lại ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lúc ra mắt, mà còn gia tăng sức hút lẫn giá trị theo thời gian. Chất lượng cũng như đẳng cấp của hàng hóa và dịch vụ cao cấp trường tồn qua nhiều thế hệ, không thể phai mờ. Chiếc váy tuyệt đẹp từng được huyền thoại sắc đẹp Marilyn Monroe mặc để hát trong tiệc sinh nhật lần thứ 45 của cố Tổng thống Mỹ John F Kennedy đã được một viện bảo tàng mua lại với giá tới 4,8 triệu USD.

Chân thật

Một món hàng thực sự xa xỉ toát ra sức hút từ nội tại chứ không cần quảng cáo rầm rộ. Dù bề ngoài đôi khi rất đơn giản, chẳng hề màu mè, nhưng ẩn bên trong là chất liệu thượng hạng cùng kỹ nghệ chế tác bậc thầy. Ví dụ, loại sợi để làm những chiếc khăn Pratesi đều xuất phát từ cây bông vải trồng ở miền Nam Ai Cập. Nắm giữ hợp đồng lâu đời nhất với các trang trại ở khu vực này, thương hiệu thời trang Ý được quyền chọn lọc và mua loại bông đạt chất lượng tốt nhất.

Đo ni đóng giày

Xa xỉ tạo cảm giác độc đáo ngay cả khi đó không phải là món đồ độc nhất vô nhị. Bản năng của xa xỉ biết được điều gì mà khách hàng mong muốn trước cả khi họ tự nhận thức được. Nhờ đó, sản phẩm cao cấp luôn khiến các “thượng đế” cảm thấy bản thân thật đặc biệt, giúp họ tự tin khẳng định đẳng cấp chính mình. Thương hiệu giày Stefano nổi tiếng với kỹ năng chế tác thủ công điêu luyện và tài tình, mỗi đôi giày phải mất tối thiểu 3 tháng để hoàn thành, mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái tối đa và sự ngưỡng mộ tuyệt đối về tính nghệ thuật.

Sự hài lòng

Xa xỉ mang lại niềm vui, cho dù về lý tính hoặc phổ biến hơn là cảm xúc: sở hữu một món đồ thể hiện đẳng cấp, quyền lực và khiến người khác ghen tị. Đem đến sự hài lòng cho chủ nhân là trách nhiệm của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp nào. Liệu có điều gì khiến phái đẹp cảm thấy phấn khích hơn được sở hữu bộ trang sức Cartier trị giá vài triệu đô, nếu con số này không mua được niềm vui thì thế giới chắc hẳn sẽ rất buồn.

Trải nghiệm

Xa xỉ liên quan đến trải nghiệm chứ không đơn thuần là vật chất. Những khách hàng sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đô-la để mua một chiếc túi xách hay đôi giày không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn đề cao trải nghiệm mua sắm, chẳng hạn như không gian (thiết kế, bố trí cửa hàng), cách ứng xử của nhân viên hay dịch vụ đi kèm (ứng dụng Concierge hay Vertu Life trên điện thoại Vertu). Chẳng hạn như, các cửa hiệu của Burberry đều trang bị công nghệ RFID thực tế ảo giúp khách hàng thử quần áo ảo với màn hình tương tác.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Xa xỉ phẩm là gì?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đồ xa xỉ phẩm là gì?

Hàng xa xỉ hay xa xỉ phẩm là những mặt hàng giá trị cao nhưng không thiết yếu dành để mang lại nhiều hưởng thụ hơn cho người sở hữu và thường là đắt tiền, chủ yếu chỉ dành cho những người có thu nhập cao và có khả năng tài chính mua sắm và sử dụng.

Xa xỉ là như thế nào?

Tính từ Tốn nhiều tiền mà không thật cần thiết hoặc chưa thật cần thiết. Nhà nghèo mà sắm nhiều thứ xa xỉ. Ăn tiêu xa xỉ.

Chủ đề