Không ngồi xổm được là bệnh gì năm 2024

Chào bác sĩ! Cháu bị trật cổ chân (không quỳ hay ngồi xổm được hết cỡ và khi tập ép cơ không thể ép mu bàn chân xuống được) và bàn chân phẳng. Cháu nên làm gì để khắc phục? Mong bác sĩ giúp cháu với ạ, cháu cảm ơn bác sĩ.

Bùi Tuấn Minh, 2004

Trả lời

Chào cháu! Cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về Hệ thống Y Tế Vinmec. Hiện tượng của cháu có thể là do vấn đề cấu trúc xương, khớp từ lúc còn nhỏ (tật bàn chân bẹt). Hiện tại nếu vẫn còn các triệu chứng khó chịu khi vận động cháu có thể đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể và cho em lời khuyên tốt nhất.

Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Những du khách phương Tây được khuyên hãy luyện các bài tập squat và luôn mang theo giấy khi sử dụng toilet dạng ngồi xổm (xí xổm) ở Trung Quốc hoặc một số quốc gia châu Á.

Đó là bởi tư thế ngồi xổm là điều người châu Á có thể làm hàng giờ mà vẫn cảm thấy bình thường, trong khi đó là điều khó khăn với người phương Tây, theo tờ The Atlantic.

Không ngồi xổm được là bệnh gì năm 2024

Ngồi xổm là điều người châu Á có thể làm dễ dàng.

Tư thế ngồi xổm phổ biến ở châu Á và không hề xuất hiện ở phương Tây đến mức người phương Tây gọi đây là “squat kiểu châu Á”.

Không ngồi xổm được là bệnh gì năm 2024

Nhưng với người phương Tây lại là động tác rất khó.

Bryan Ausinheiler, một nhà vật lý trị liệu ở California, Mỹ, người từng viết một loạt các bài đăng trên blog cá nhân về động tác ngồi xổm, chia sẻ: “Động tác này cần đến sự dẻo dai của cả hông, đầu gối và mắt cá chân. Vậy nên không hề dễ dàng chút nào”.

Không ngồi xổm được là bệnh gì năm 2024

Ngồi xổm đúng cách phải đặt toàn bộ bàn chân chạm đất.

Một trong số các yếu tố quan trọng nhất dường như là sự linh hoạt của mắt cá chân. Biên tập viên tờ The Atlantic, Ross Andersen nói: “Ngồi xổm khiến tôi cảm thấy như sắp vỡ mắt cá chân”.

Không ngồi xổm được là bệnh gì năm 2024

Người phương Tây thường chỉ ngồi được như ông Obama (nửa bàn chân chạm đất).

Ausinheiler nói trẻ em phương Tây sinh ra hoàn toàn có thể ngồi xổm, nhưng càng lớn lên, người phương Tây càng đánh mất khả năng này.

Kích thước cơ thể cũng đóng vai trò nhất định. Người có chân ngắn, đầu to và thân dài dễ ngồi xổm hơn. Trong khi đó, người phương Tây cao to, chân càng dài sẽ càng cảm thấy cực kỳ khó khăn khi ngồi xổm, theo The Atlantic.

Thoái hóa khớp thường gặp ở người trên 50 tuổi, biểu hiện lâm sàng là đau lưng, đau gối, đau háng. Đau tăng lên khi vận động, đứng lên, ngồi xổm, đi lại...Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với độ tuổi gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe.

- Cột sống: Phần lớn bệnh nhân lớn tuổi có đau lưng, nếu chụp X-quang đều có các dấu hiệu của thoái hóa như mọc gai, hẹp đĩa đệm...;

- Thoái hóa khớp gối: Thường gặp ở nữ trên 50 tuổi, những dấu hiệu thường gặp là đau khi đi lại nhiều lần, khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm cảm thấy rất khó, nghe có tiếng lắc rắc ở khớp, tình trạng này ngày càng tăng, đôi khi khớp có kèm sưng nóng và có dịch;

- Thoái hoá khớp háng: Bệnh hoại tử chỏm xương đùi thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, có nguyên nhân chính là do uống nhiều rượu, đau và hạn chế vận động khớp háng ở các tư thế, nhất là dạng chân và bước lên cao.

Khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi đó là: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương.

Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp.

Thoái hóa khớp còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

Các triệu chứng của thoái hoá khớp

Triệu chứng sớm nhất của bệnh là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động.

Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi.

Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khụy xuống đột ngột.

Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn.

Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh đi khập khiễng, giạng háng khó khăn, khó gập đùi vào bụng.

Nếu bị thoái hóa khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể thấy tiếng lắc rắc khi vận động khớp.

Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu...

Ngoài hai triệu chứng chính là đau và hạn chế vận động, người bệnh có thể bị teo cơ, nhất là các chi.

Khi đến thăm khám bác sĩ thường cho chụp X-quang xương khớp để phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp như: hẹp khe khớp, gai xương ở rìa, đặc xương dưới sụn, …. Ngoài ra các bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, miễn dịch) hoặc xét nghiệm dịch khớp, chụp cộng hưởng từ khớp, siêu âm khớp để giúp khẳng định chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của khớp như: viêm khớp dạng thấp; gout; viêm cột sống dính khớp; viêm khớp phản ứng, lao khớp ….

Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…). Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Chú ý kiểm tra thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên quan. Tránh các tư thế xấu như ngồi còng lưng.

Tập dưỡng sinh và luyện thở: Tập dưỡng sinh có rất nhiều động tác ảnh hưởng đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời...khi thực hiện các động tác này cần phải được kết hợp với phương pháp hít thở sâu thì tuần hoàn mới được tăng cường, giúp khí huyết lưu thông sẽ đỡ đau.

Dinh dưỡng hợp lý: Tránh tình trạng béo phì. Tiết giảm các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, chè, mứt, trái cây quá chín ngọt như xoài, nhãn, vải, các loại thức uống ngọt. Rượu và thuốc lá có thể gây bệnh cho khớp háng (hoại tử đầu xương đùi) rất nguy hiểm. Bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, A, (dầu thực vật, các loại đậu hạt, ngũ cốc), canxi có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, nghêu, sò, ốc, hàu... ; Vitamin C (cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt, cà chua...), các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium..

Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp.

Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra rất nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp như: Tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm nội khớp tê bào gốc từ mô mỡ tự thân hay phẫu thuật thay khớp (thường là khớp háng và khớp gối) trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng của khớp.

Thoái hóa khớp bệnh nhân đau nhiều cần phải dùng các biện pháp giảm đau, nên đến khám các bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp để được kê đơn thuốc giảm đau đúng chỉ định hoặc tiêm chống viêm nội khớp. Tránh việc dùng các thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau.

Tại sao phụ nữ không nên ngồi xổm?

Tư thế ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong cơ thể dễ sa xuống dưới và ra ngoài, hay còn gọi là sa sinh dục. Để tránh tình trạng này, sản phụ không nên ngồi xổm ngay sau sinh, khi nằm nên khép hai chân, tránh mang vác nặng…

Ngồi xổm bao lâu thì tốt?

Thông thường, bạn nên thực hiện động tác tĩnh ngồi xổm dựa lưng vào tường đến khi cơ đùi cảm thấy mỏi. Quá trình thực hiện thường kéo dài từ 15-30 giây mỗi lần, nghỉ 30 giây giữa các lần tập và thực hiện lặp lại khoảng 3-5 lần. Sau đó tăng dần số lần tập luyện khi khả năng được cải thiện.

Ngồi xổm lâu cơ bị gì không?

Ngồi xổm đi vệ sinh khiến cho việc tăng nguy cơ mắc chứng bệnh về trĩ, viêm ruột thừa. Tư thế ngồi xổm khiến cho cơ sàn chậu bị suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát của ruột và bàng quang.

Ngồi xổm giúp gì?

Ngồi xổm giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, lưu lượng máu của tim phổi dồi dào, có thể giảm xơ cứng động mạch, hạ lipid máu, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Ngồi xổm cũng có thể làm tăng phạm vi chuyển động của khoang ngực và phổi, do đó cải thiện chức năng tim phổi.