Khởi nghĩa 2 bà trưng năm bao nhiêu

Khởi nghĩa 2 bà trưng năm bao nhiêu
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng. (Ảnh: Phạm Hùng)

Đến dự có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội…

Các đại biểu đãdâng hương, tưởng nhớ, tri ân Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc và các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã để lại bài học vô giá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, gắn với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trong đó có sức mạnh trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ.

Năm nay, do diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, thành phố Hà Nội dừng tổ chức Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng, lễ dâng hương được thực hiện theo đúng các quy định phòng, chống dịch.


Dâng hương tưởng niệm vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra khi nào, kết quả ra sao là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. Trong bài viết dưới đây, Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Khởi nghĩa 2 bà trưng năm bao nhiêu
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 - 43 sau CN

Hi vọng qua tài liệu này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, phần nào cải thiện được kiến thức môn Lịch sử lớp 6 để đạt được kết quả cao trong bài thi học kì 2 sắp tới.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau CN)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm nào?

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 đầu Công nguyên, cách chúng ta gần hai nghìn năm. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ. Chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy.

2. Nguyên nhân của cuộc khởi Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

  • Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
  • Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

3. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần. Đó là:

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

4. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn, mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ. Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

5. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược.
  • Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc, rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê (Ba Vì - Hà Tây).
  • Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.

=> Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự chênh lệch về lực lượng lớn.

6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ
  • Nói lên sự biết ơn tôn kính của nhân dân trước công lao to lớn của Hai Bà Trưng

Cập nhật: 10/03/2021

Khởi nghĩa 2 bà trưng năm bao nhiêu
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dâng hương tại lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, cùng lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, Hà Nội, Vĩnh Phúc và đông đảo nhân dân địa phương, khách thập phương đã dự lễ.

Lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là hoạt động văn hóa ý nghĩa, tri ân Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng của dân tộc ta trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước.

Tại lễ kỷ niệm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP. Hà Nội đã tham dự nghi thức đọc Chúc văn và dâng hương kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại đền thờ Hai Bà.

Các đại biểu và nhân dân cùng nhau ôn lại công lao của Hai Bà Trưng, tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt. Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định: Tinh thần quật khởi của Hai Bà Trưng đã để lại cho đất nước một nền độc lập tự chủ, dù chỉ tồn tại trong 3 năm nhưng đã hun đúc, rèn giũa ý chí, sức sống mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Còn cái lai quần cũng đánh” là Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, Huyền Trân Công Chúa, nữ tướng Bùi Thị Xuân và những nữ anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, cùng “đội quân tóc dài” một thời đã làm cho quân thù phải khiếp vía, kinh hoàng… và còn hàng vạn nữ anh hùng liệt sĩ, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng có chồng, con đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vô cùng vĩ đại. Tiếng vang của cuộc khởi nghĩa còn lưu mãi sử xanh.

Khởi nghĩa 2 bà trưng năm bao nhiêu
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh trống khai hội đền Hai Bà Trưng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng để lại cho chúng ta một di sản tinh thần, bài học vô giá, đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trong đó có sức mạnh trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ.

Phó Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, TP. Hà Nội, sự quyết tâm tích cực của các cấp chính quyền, sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, toàn bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy truyền thống quật khởi của Hai Bà Trưng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đoàn kết một lòng tạo nên sức mạnh để xây dựng Thủ đô xứng đáng với nghìn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình.

Tại lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các nghệ sĩ đã biểu diễn chương trình nghệ thuật chào mừng; màn biểu diễn trống hội và múa rồng sôi động. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đánh trống khai hội đền Hai Bà Trưng.

Từ ngày 30/1 đến hết ngày 1/2, lễ hội đền Hai Bà Trưng diễn ra các hoạt động tế lễ và các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tín ngưỡng theo nghi thức truyền thống tại đền Hai Bà Trưng, đình Hạ Lôi và các di tích liên quan trong địa phương.

Trong thời gian này, triển lãm mang tên “Mê Linh - đất và người” cũng được diễn ra tại không gian di tích, nhằm mang đến cho công chúng và du khách những góc nhìn về mảnh đất Mê Linh giàu truyền thống văn hóa.

Theo TTXVN