Khi nào dùng d khi nào dùng gi năm 2024

Phần Chính tả là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Tiếng Việt lớp 4. Làm sao để đọc đúng và viết đúng chính tả? Bài viết Phân biệt R, D và GI sẽ giúp các em hiểu đúng, biết cách phân biệt chính tả khi đọc, viết và tập chép. Chúc các em học tốt!

PHÂN BIỆT R/D/GI

- R/d/gi xuất hiện khi nào?

- GI và D không cùng xuất hiện trong một từ láy.

+ Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim, lò dò, lai rai, líu ríu,…)

+ Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc rách, rì rào, réo rắt,…)

+ Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,…)

+ Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,…)

+ Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi (?), sắc (/) viết với gi.

- Mẹo phân biệt d / gi / r:

+ Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV.

+ Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).

+ Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi (giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)

+ Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang (Gia đình, giai cấp, giang sơn).

(Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).

+ Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d (dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:

  • Phân biệt DẤU HỎI và DẤU NGÃ
  • Phân biệt ÂN và ÂNG
  • Phân biệt EN và ENG
  • Phân biệt ƯƠN và ƯƠNG
  • Phân biệt IÊN, YÊN và IÊNG
  • Khi nào dùng d khi nào dùng gi năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Khi nào dùng d khi nào dùng gi năm 2024

Khi nào dùng d khi nào dùng gi năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tiếng Việt Nam hay thường được gọi là Tiếng Việt, là tiếng đơn âm, không biến hình biến dạng, có khi một tiếng có nhiều nghĩa, hoặc một tiếng có những cách viết khác nhau. Người Việt Nam từ Bắc chí Nam chỉ sử dụng một loại ngôn ngữ. Duy có giọng nói, thì mỗi miền có giọng nặng nhẹ khác nhau. Như người Bắc có một giọng, người Nghệ Tĩnh có một giọng, người Huế, người Quảng, và người Nam đều có giọng nói khác cả. Song điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều cho sự giao tiếp của người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Hệ thống chữ viết Tiếng Việt ngày nay là một hệ thống chữ viết với nhiều ưu điểm – một thứ chữ ghi âm vị, dễ học, dễ nhớ. Nhưng, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lí, dẫn đến lỗi viết sai (hay còn gọi là lỗi chính tả) cho những học sinh nước ngoài khi mới tiếp xúc và học tập Tiếng Việt.

Đặc biệt là lỗi phụ âm đầu “d/gi”, và đây cũng là câu hỏi mà gần đây học sinh năm thứ nhất môn ngữ âm Tiếng Việt hay đưa ra trong những tiết học.

Vì chữ viết Tiếng Việt là thứ chữ ghi âm vị, nói thế nào viết thế ấy, nên tốt nhất thì vẫn là mỗi con chữ ghi một âm. Nhưng âm vị /z/ thì lại đồng thời ghi âm cả hai chữ viết là “d” và “gi” nên dẫn đến việc viết sai chính tả các cặp từ có phụ âm đầu là “d” và “gi”. Ví dụ: hai từ “dâu da” và “giâu gia”, viết thế nào là đúng? Đáp án chính xác là “giâu gia: loài cây to ,cùng với họ cây trẩu, quả từng chùm, vị chua ”. Nhưng theo thói quen, nhiều người thường viết là “dâu da”, chứ ít khi viết “giâu gia”.

Trong quyển <Từ điển Tiếng Việt> của Hoàng Phê, mục từ “dâu da” (tr.241) thì thấy viết: “dâu da” xem“giâu gia”. Lật tiếp sang mục từ “giâu gia” (tr.383) thì lại thấy ghi: “giâu gia” cũng viết “dâu da”: Cây to cùng họ với trẩu, lá hình bầu dục, quả tròn, mọc từng chùm, ăn hơi chua.”

Trong <Đại từ điển Tiếng Việt > của Nguyễn Như Ý thì cũng thấy tình trạng tương tự, “dâu da” như “Giâu gia”.

Như vậy, theo cả hai cuốn từ điển trên, “dâu da” và “giâu gia” đều cùng tồn tại, và đều có thể sử dụng trong khi viết và nói, không có từ nào là “sai”, người dùng muốn viết cách nào cũng được. Hai từ “dâu da” và “giâu gia”, xét trên phương diện ngữ âm thì chúng phát âm giống nhau, cùng ghi âm đầu /z/, khi phát âm thì không phân biệt với nhau được, nhưng khi viết thì thể hiện bằng hai hình thức kí hiệu con chữ khác nhau: “d” và “gi”. Trong Tiếng Việt còn có những cặp phụ âm đầu khác cũng cùng chung tình trạng trên, như âm vị /k/ có lúc viết là “k”, có lúc viết là “c”, lúc khác lại viết là “q”. Hoặc như âm vị /γ/ tùy từng trường hợp có thể ghi bằng hai cách là “g”, “gh”. Hoặc như âm vị /ŋ/ có lúc ghi “ng”, có lúc ghi “ngh”.

Khảo sát riêng những từ có phụ âm đầu là “d/gi”, chúng tôi đã thống kê được đến hơn 50 từ có thể viết âm đầu là “d” hoặc “gi”. Ví như: dàn/giàn (mướp), (trôi) dạt/giạt, (đánh) dậm/giậm, dẫm/giẫm (đạp), (bờ) dậu/giậu, dở/ giở (chứng), (cơn) dông/giông, dội/giội (nước), (mài) dũa/giũa, (thư) dãn/giãn, (già) dặn/giặn, dong/giong (buồm)...

Đây có thể xem là hiện tượng “lưỡng khả” trong Tiếng Việt hiện nay, viết cách nào cũng đúng. Nguyên nhân có lẽ phải xét theo quan điểm lịch sử, có thể một trong hai từ là từ cổ, thường được sử dụng trước đây, nhưng theo thời gian cách viết phụ âm đầu có thay đổi, nên tồn tại cả hai cách viết.

Tiếp theo, có những trường hợp, vì biểu đạt ý nghĩa khác nhau mà sử dụng phụ âm đầu khác nhau. Ví dụ: da – viết “d”- với các nghĩa có liên quan tới “ da thịt”, “da diết”, “ma da”, “cây da”. Ở đây chúng ta thấy “da thịt”, “da diết”, “cây da” đều là những từ thuần Việt. gia – viết “g”- trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà”, như: gia đình, gia súc, gia cầm..., chỉ “người có học vấn, chuyên môn” : chuyên gia, chỉ nghĩa “thêm”: gia vị. Chúng tôi thấy rằng “gia đình”, “ chuyên gia”, “ gia vị”đều là từ Hán Việt.

Trong quá trình tra cứu từ điển chúng tôi phát hiện phụ âm “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là “gi” không đứng trước các âm : oa, oăn, oan, uy, uyên, uê,vậy nên khi gặp các vần này chúng ta sẽ dùng “d”. Ví dụ: doạ nạt, nổi dóa, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì, duyên số, doăn doắn...

Nói tóm lại ,để viết đúng chính tả , chúng ta nên ghi nhớ cách viết của mỗi từ có âm đầu là /z/ , đồng thời hãy chuẩn bị một cuốn Từ điển Tiếng Việt. Vì “Cách ghi “d” và “gi” khác nhau trong những từ cụ thể, không thể đúc rút thành quy luật chính tả được, nó liên quan đến vấn đề từ vựng học và hơn nữa “d” và “gi” có khả năng tồn tại những lí do lịch sử riêng.

Chữ gì thường đi với chữ gì?

- Âm đầu “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uê, uy, nên khi gặp những vần nay thì viết “d” như doạ nạt, nổi dóa, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì… GI thường chuyển đổi với C, Ch, S, Tr, Th, T, Gi (các Chiến Sĩ Trẻ Tiếc Thời Gian) (Lê Trung Hoa, sđd, tr57-58).

D và gì khác nhau như thế nào?

Trong 1 từ Hán Việt, với tiếng có thanh ngã hay thanh nặng thì dùng d, còn tiếng mang thanh hỏi, thanh sắc thì dùng gi. Các từ Hán Việt có nguyên âm a phía sau và mang thanh huyền hay thanh ngang sẽ sử dụng gi.

Gì là âm gì?

Chữ gi được ghép bởi 2 chữ cái viết nối liền nhau là g và i. Trong đó, âm g gồm một nét cong tròn khép kín cùng một nét móc dài ở phía dưới bên phải. Còn âm i chỉ với 3 nét đơn giản: Một nét hất, nét móc ngược phải và nét chấm (hay được gọi là dấu chấm) trên đầu khi con đã viết hoàn thành chữ i.

Khi nào thì dùng ch và tr?

Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần : trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).