Khi nào cân lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp năm 2024

1. Căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.

2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;
  1. Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
  1. Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
  1. Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;

đ) Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án diễn tập.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cách xây dựng kế hoạch trong tình huống khẩn cấp hiệu quả nhất là có sự tham gia của những người có liên quan, những người sẽ cùng nhau làm việc trong tình huống khẩn cấp. Đây là quá trình lập kế hoạch cho tương lai với các kịch bản và mục tiêu được thống nhất, các biện pháp kỹ thuật và quản lý được xác định để xây dựng được hệ thống ứng phó trong tình huống khẩn cấp.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần đảm bảo những vấn đề chủ chốt của doanh nghiệp, cộng đồng, và các chủ thể khác được tính đến trong các hoạt động chuẩn bị, ứng phó và cứu trợ thiên tai.

  • 1. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 1/16 1 I. MỤC ĐÍCH 1. Ngăn ngừa và ứng cứu với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào có khả năng xảy ra. 2. Ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tổn thất vật chất khi có sự cố xảy ra. 3. Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Quốc tế Nghi Sơn được liên tục, an toàn và hiệu quả. 4. Quy định rõ sự phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương và các bộ phận trực thuộc Cảng Quốc tế Nghi Sơn trong việc ứng cứu sự cố và tai nạn có thể xảy ra. 5. Qui định trách nhiệm và quyền hạn cho những người tham gia trong Ban chỉ huy ƯPSC khẩn cấp đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho những người liên quan biết để thực hiện ƯCSC một cách an toàn nhanh chóng và hiệu quả. 6. Thường xuyên cập nhật, bổ sung hoặc thay đổi kế hoạch ƯCSC cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc điều chỉnh, thay đổi bổ sung kế hoạch do Ban chỉ huy ƯCSC Cảng Quốc tế Nghi Sơn trình Ban Giám đốc Công ty quyết định. II. PHẠM VI ÁP DỤNG Kế hoạch này áp dụng cho tất cả các bộ phận, cá nhân, nhà thầu trong phạm vi quản lý của Công ty III. TÀI LIỆU THAM KHẢO QT.06.HSSE Quy trình xử lý tai nạn lao động QT.05.HSSE Quy trình đánh giá rủi ro - Luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015. - Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 quy định chi tiết thi hành Luật Hàng hải Việt Nam. - Luật Bảo vệ môi trường. - Luật phòng cháy và chữa cháy. - Phương án Phòng cháy chữa cháy của Công ty và các Bộ phận trực thuộc. IV. ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT PHÂN LOẠI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP 1. Định nghĩa: a) Tình huống khẩn cấp Tình huống khẩn cấp là tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, chết người, mất mát hư hỏng nặng tài sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Các tình huống này có thể là cháy, nổ, đâm va, sập công trình, tràn dầu/hóa chất, mất tích, bị thương nặng, chết người… hoặc tập hợp của hai hay nhiều các biến cố kể trên. Tình huống khẩn cấp nếu không nhanh chóng đặt dưới sự kiểm soát có thể phát triển thành những thảm họa, thiệt hại khó có thể lường trước được. b) Rủi ro: là những yếu tố tiềm tàng của một mối nguy hiểm có khả năng trở thành hiện thực và hậu quả của chúng. c) Sự cố: là một sự việc không an toàn xảy ra trong hoặc ngoài quá trình làm việc. d) Thương tật: là sự tổn thương của con người tại nơi làm việc mà yêu cầu phải sơ cứu hay xử lý y tế. e) Tai nạn: là sự việc xảy ra bất ngờ gây tổn hại sức khoẻ hoặc thương tật đối với con người; làm hư hại trang thiết bị, tài sản hoặc môi trường.
  • 2. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 2/16 2 2. Từ viết tắt Công ty Công ty TNHH Cảng Quốc tế Nghi Sơn ƯCSC-TKCN&PCLB Ứng cứu sự cố-Tìm kiếm cứu nạn và Phòng chống Lụt bão CBNV Cán bộ nhân viên PCCC Phòng cháy chữa cháy BVMT Bảo vệ môi trường HSSE Bộ phận HSSE V. NỘI DUNG 1. Phân loại các tình huống khẩn cấp: Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn xảy ra trong các hoạt động khai thác cảng biển, dựa vào cách thức và quy mô xử lý các sự cố, các tình huống khẩn cấp được phân chia thành 3 mức độ khác nhau: Tình huống Phân loại Tình huống Khác thường Tình trạng Khẩn cấp Thảm họa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cơ quan Tác nghiệp Các Bộ phận, Nhà thầu tự xử lý Bộ phận, Công ty, hỗ trợ chỉ đạo, Phối hợp lực lượng có sẵn trong khu vực VAS Chỉ đạo hoạt động phối hợp ứng cứu Chính phủ can thiệp trực tiếp Hình 1: Sơ đồ phân loại tình huống khẩn cấp Cấp 1: Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ bởi Đội ứng cứu khẩn cấp hiện trường của Bộ phận hoặc của Nhà thầu. Cấp độ này không cần phải huy động Ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp Công ty. Ở cấp độ này bao gồm các trường hợp điển hình sau:  Sự cố cháy nhỏ (Không đe dọa thiệt hại nghiêm trọng về tài sản);  Thương tật không nghiêm trọng (Không gây nguy hại đến tính mạng);  Tràn dầu, tràn đổ hóa chất nhỏ (Dưới 200 lít). Cấp 2: Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô trung bình gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để kiểm soát được các tình huống này, ngoài việc triển khai các biện pháp ứng cứu bằng lực lượng ứng cứu tại chỗ của các bộ phận sản xuất trực tiếp hoặc của Nhà thầu, còn phải có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty, Ban chỉ huy ƯCSC Công ty và sự phối hợp hỗ trợ ứng cứu của các lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực
  • 3. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 3/16 3 xảy ra sự cố và của các cơ quan chính quyền địa phương theo các phương án đã thỏa thuận trước. Ở cấp độ này bao gồm các trường hợp điển hình sau:  Bão lụt, thiên tai;  Thương tật nghiêm trọng ( Có đe doạ đến tính mạng);  Cháy lớn có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản;  Tràn dầu quy mô trung bình (Trên 200 lít dưới 2000 lít);  Khủng bố, phá hoại gài đặt mìn. Cấp 3: Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô lớn gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với tính mạng con người, tài sản, sức khỏe và môi trường. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn do không kiểm soát được và có chiều hướng ngày càng xấu đi nghiêm trọng. Để đối phó với tình huống này không chỉ có lực lượng tại chỗ mà cần phải huy động thêm các lực lượng khác ở cấp Quốc gia và do VAS trực tiếp chỉ đạo. Cảng Quốc tế Nghi Sơn sẽ thực hiện theo các chỉ thị, yêu cầu của cấp trên trong việc tham gia giải quyết sự cố nguy hiểm này. Ở cấp độ này bao gồm các trường hợp điển hình sau:  Chết người;  Tràn dầu quy mô lớn (Trên 2000 lít);  Cháy lớn có nguy cơ gây thảm họa; 2. Liệt kê các dạng sự cố có thể xảy ra:  Bệnh tật, thương tích, tai nạn của nhân viên.  Người bị mất tích.  Nhân viên bị chết.  Sự cố tràn đổ hóa chất độc hại  Sự cố tràn dầu  Sự cố cháy nổ  Sự cố đâm va, mắc cạn, mất liên lạc  Thiên tai, lụt lội  Khủng bố phá hoại  Các tình huống khác có thể gây thiệt hại lớn về người, tài sản và môi trường. 3. Trình tự ưu tiên trong công tác ứng cứu sự cố: a. An toàn cho tính mạng b. An toàn cho môi trường c. An toàn cho tài sản VI. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP 1. Tổ chức Ban Chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp Công ty
  • 4. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 4/16 4 Công ty TNHH Cảng Quốc tế Nghi Sơn đã thành lập Ban chỉ huy phòng chống bão lụt, ứng cứu sự cố, tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy của Công ty. Ban chỉ huy bao gồm các thành phần như sau: Các thành viên Chức vụ Vị trí trong Ban Ghi chú Tổng Giám đốc Công ty Trưởng Ban Phó Ban thường trực đảm nhận công việc của Trưởng Ban khi Trưởng Ban vắng mặt. Giám đốc Điều hành Phó Ban Thường Trực Phụ trách Bộ phận HSSE Phó Ban Trưởng các bộ phận trực tiếp sản xuất và trưởng các phòng ban liên quan. Thành viên viên Đội trưởng Đội bảo vệ Đội trưởng Đội ƯCSCKC Đội phó Đội ứng cứu SCKC đảm nhận công việc của Đội trưởng khi Đội trưởng vắng mặt. Đội phó Đội BV Đội phó Nhân viên bảo vệ Đội viên Sơ đồ tổ chức ứng phó tình trạng khẩn cấp của Công ty 2. Tổ chức Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp tại Bộ phận trực thuộc Công ty Tại các bộ phận/phòng trực thuộc Công ty (Sau đây gọi là bộ phận) phải thành lập một đội ứng cứu sự cố khẩn cấp và các thành viên trong đội được phân cấp như sau: Các thành viên Chức vụ Vị trí trong Ban Ghi chú Trưởng bộ phận Đội trưởng  Đội phó đảm nhận công việc của Đội Phụ trách Bộ phận HSSE Đội PCCC Đội cứu thương Tổng Giám đốc Giám Đốc Điều hành Đại diện Nhà thầu Đội sơ tán Trưởng các bộ phận trực thuộc Công ty
  • 5. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 5/16 5 Tổ trưởng tổ SX Đội phó trưởng khi Đội trưởng vắng mặt.  Tổ trưởng đảm nhận công việc của Đội phó khi Đội phó vắng mặt.  Một nhân viên do Đội trưởng chỉ định trước sẽ đảm nhận công việc của Tổ trưởng khi Tổ trưởng vắng mặt.  Nếu có khiếm khuyết trong các chức vụ của bộ phận thì người phụ trách bộ phận phải chỉ định người thay thế phù hợp và lập bảng phân công cụ thể. Chuyên viên Tổ trưởng An toàn vệ sinh viên của bộ phận hoặc đội viên đội PCCC Tổ viên 3. Tổ chức Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp tại trụ sở văn phòng Công ty Trụ sở văn phòng Công ty thành lập một đội ứng cứu sự cố khẩn cấp, các thành viên trong đội Các thành viên Chức vụ Vị trí trong Đội Ghi chú Tổng Giám đốc Đội trưởng  Đội phó đảm nhận công việc của Đội trưởng khi Đội trưởng vắng mặt.  Tổ trưởng đảm nhận công việc của Đội phó khi Đội phó vắng mặt.  Một nhân viên do Đội trưởng chỉ định trước sẽ đảm nhận công việc của Tổ trưởng khi Tổ trưởng vắng mặt. Giám đốc Điều hành Đội phó Các Trưởng phòng là các tổ chuyên môn Tổ trưởng Các nhân viên các phòng Đội viên SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN CHỈ HUY PCBL, ƯCSC, TKCN, PCCC ĐỘI ỨNG CỨU SỰ CỐ BỘ PHẬN/KHU VỰC BAN CHỈ HUY PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC ĐỘI ỨNG CỨU SCKC CÔNG TY
  • 6. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 6/16 6 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐỘI ỨNG CỨU SỰ CỐ KHẨN CẤP CÁC CẤP Sơ đồ phối hợp ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn của Cảng Quốc tế Nghi Sơn 4. Thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp tại bất kỳ bộ phận nào, Đội trưởng, Đội phó hoặc người phát hiện sự cố phải báo cáo ngay về Ban chỉ huy PCBL, ƯCSC,TKCN & PCCC qua các số điện thoại khẩn cấp trong Danh sách liên lạc trong tình huống khẩn cấp và xin chỉ đạo, đồng thời thông tin ngay cho Đội bảo vệ tại bộ phận đó. Trường hợp có sự cố cháy nổ, các nhân sự có trách nhiệm phải liên lạc ngay với Đội PCCC (Điện thoại 114) trước khi liên lạc đến Ban Giám đốc Công ty. Trong tất cả các trường hợp, việc đảm bảo an toàn sinh mạng cho con người phải luôn được đặt lên hàng đầu. Phải ưu tiên cho việc tổ chức tìm cứu người bị nạn. ĐỘI PHÓ ĐỘI ƯCSCKC TỔ TRƯỞNG TỔ ƯCSCKC ĐỘI VIÊN ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI ƯCSCKC Chính quyền địa phương VAS Các bộ, ngành liên quan Cảng Quốc tế Nghi Sơn Các đơn vị trực thuộc VAS Các bộ phận trực thuộc Công ty Nơi xảy ra sự cố Các nhà thầu
  • 7. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 7/16 7 5. Trách nhiệm của của các bộ phận trong tình trạng khẩn cấp: 5.1. Trách nhiệm của Ban chỉ huy:  Là đầu mối tiếp nhận mọi thông tin về PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC.  Huy động nhân lực, vật lực của Công ty để đáp ứng yêu cầu công việc.  Xây dựng các phương án thựuc hiện khi có sự cố, đào tạo nhân lực xử lý tình huống và phối hợp cùng với các đơn vị chức năng tại địa phương thực hiện công tác xử lý sự cố.  Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo bất thường về bộ phận chuyên trách của VAS.  Đảm bảo cho Đội ứng cứu luôn trong tình trạng sẵn sàng thực thi các công việc PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC.  Đề nghị khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện công tác PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC  Trưởng Ban PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn trong ban để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 5.2. Trách nhiệm của Đội ứng cứu sự cố Công ty.  Là lực lượng trực tiếp thực thi công tác PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC theo chỉ đạo của Ban chỉ huy.  Báo cáo lên Ban chỉ huy kết quả thực hiện công tác PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC.  Chủ động phát hiện các tình huống sự cố, báo cáo kịp thời lên Ban chỉ huy để khẩn trương ứng cứu khi có sự cố xảy ra.  Đội ứng cứu phải luôn trong tình trạng sẵn sàng thực thi nhiệm vụ PCBL, ƯCSC, TKCN & PCCC. 5.3. Trách nhiệm của Đội ứng cứu sự cố bộ phận Đội trưởng, Đội phó và Tổ trưởng có trách nhiệm chỉ định trước người thay thế mình khi vắng mặt. a) Đội trưởng  Có trách nhiệm cao nhất trong Đội. Chịu trách nhiệm cho hoạt động của toàn Đội.  Phân công công việc tìm cứu người bị nạn và xử lý sự cố.  Liên lạc với Đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp (gọi 114) và các Đơn vị có liên quan tìm kiếm sự trợ giúp (Theo Danh sách liên lạc trong tình huống khẩn cấp).  Liên lạc với Ban chỉ huy để thông báo tình hình, xin chỉ đạo, nhận chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo chỉ đạo từ Đội ứng cứu khẩn cấp của Công ty.  Sắp xếp và tổ chức việc bảo vệ tài sản của Công ty chống mất cắp. b) Đội phó  Có trách nhiệm trợ giúp Đội trưởng trong việc phân công và thực hiện công việc ứng cứu xử lý sự cố.  Theo dõi các hoạt động của Đội và kịp thời báo cáo Đội trưởng các tình huống cần giải quyết.  Đảm nhận công tác Đội trưởng khi Đội trưởng vắng mặt. c) Tổ trưởng  Trực tiếp chỉ huy Đội ứng cứu sự cố, thực hiện công việc theo sự phân công của Đội trưởng.  Đảm nhận công việc của Đội phó khi Đội phó vắng mặt.  Truyền đạt thông tin và yêu cầu từ Đội trưởng đến các thành viên trong Đội.  Thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công việc ứng cứu sự cố cho Đội trưởng.
  • 8. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 8/16 8  Theo dõi và đảm bảo an toàn cho các thành viên trong nhóm làm việc. Chịu trách nhiệm xác định và cảnh báo các tình huống nguy hiểm cho toàn Đội và ngăn chặn các hành động có thể làm phương hại đến hoạt động của Đội hoặc làm cho tình huống trở nên nguy hiểm hơn.  Thường xuyên cập nhật danh sách liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và bảng phân công nhiệm vụ cứu hỏa của bộ phận. d) Đội viên Có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao và là người trực tiếp thực hiện việc tìm cứu người và bảo vệ tài sản của Công ty. Phải chủ động trong công việc được phân công. Trực tiếp chịu sự phân công của Tổ trưởng. VII. THỦ TỤC ỨNG CỨU SỰ CỐ CHO CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP: 1. Tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng:  Việc thông báo các thông tin có liên quan đến con người, phương tiện và môi trường xảy ra trong trường hợp khẩn cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng do Tổng Giám đốc trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho một người nhất định làm đại diện, phát ngôn chính thức.  Trong trường hợp sự cố mà có tử vong hoặc bị thương nặng xảy ra thì phải đảm bảo rằng người thân của người bị nạn phải được thông báo trước khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin. Có thể sử dụng các hướng dẫn sau đây để làm việc với các cơ quan thông tin: Việc cần làm: - Chỉ xoay quanh các cố gắng sau khi xảy ra tai nạn. - Thảo luận điều đã xảy ra một cách chung chung, ví dụ: Điều đó xảy ra khi nào, ở đâu, những gì đang được tiến hành nhằm kiểm soát tình hình, không được nói vì sao điều đó xảy ra. - Thể hiện sự quan tâm nhưng tránh trả lời những câu hỏi liên quan đến Pháp luật. Ví dụ: Công ty rất đau xót vì tai nạn (hoặc ô nhiễm... ) đã xảy ra. Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực có thể để khắc phục sự cố. Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng và Chính quyền địa phương để đánh giá tình hình và tiến hành ngay lập tức các biện pháp khắc phục. - Ứng phó trên cơ sở là thông tin được công bố, được lấy từ các biên bản, ghi chép.... - Sử dụng thông tin qua báo, đài.... để đoán trước các câu hỏi có thể sẽ đưa ra nhằm xác định các nguồn thông tin sai lệch. - Trả lời với sự có mặt của các chuyên viên am hiểu vấn đề có liên quan để tránh trường hợp hiểu lệch vấn đề trong các quá trình điều tra. - Duy trì cuốn sổ ghi chép các đề nghị phỏng vấn, thẩm tra và những sắp đặt, bố trí cho chúng. - Câu trả lời phải kiên định. - Duy trì bản copy những gì đã công bố bằng giấy tờ hay bằng miệng và trình cho người có trách nhiệm của Công ty. Việc Không cần làm:  Không trả lời những câu hỏi giả định. Tránh phỏng đoán và tự biện.  Không đoán. Các phóng viên thường hay quan tâm tới ô nhiễm do dầu và các hoá chất khác khi sự cố xảy ra. Thường khó có thể biết chắc chắn một điều gì chính xác xung quanh vấn đề này ngay sau khi sự cố vừa xảy ra.  Không cung cấp những thông tin sau: - Ai có liên quan trực tiếp vào sự cố (tránh nêu tên một người nào đó cụ thể).
  • 9. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 9/16 9 - Ai bị thương hoặc chết (cho đến khi gia đình người thân được thông báo). - Ai có mặt tại nơi, lúc xảy ra. - Nguyên nhân của sự cố. 2. Cấp cứu y tế trong trường hợp bệnh tật, thương tích, tai nạn: 2.1. Thuốc sơ cứu: Thuốc sơ cứu phải luôn có sẵn trong các tủ thuốc sơ cấp cứu tại văn phòng cũng như tại từng bộ phận trực thuộc Công ty. 2.2. Các cơ sở y tế: Là các Bệnh viện, Trung tâm cấp cứu nơi gần nhất, bao gồm cả các bệnh viện thuộc mạng lưới dịch vụ y tế mà bảo hiểm y tế đang cung cấp. 2.3.Các hoạt động cấp cứu y tế trong tình huống khẩn cấp  Ngay sau khi xảy ra thương tích, bệnh tật của CBNV nào đó, bất cứ ai có mặt tại hiện trường đều phải có trách nhiệm tiến hành sơ cấp cứu cho người bị nạn và tìm cách thông báo một cách nhanh nhất cho quản lý mình hoặc Phụ trách bộ phận bằng các phương tiện thông tin có thể.  Phụ trách Bộ phận tại hiện trường có trách nhiệm báo cáo ngay lập tức cho Ban Giám đốc công ty, đồng thời Ban Giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế sẽ tiến hành triệu tập (hoặc không cần triệu tập) Ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp của Công ty.  Nếu dịch vụ y tế được yêu cầu thì Phụ trách bộ phận hoặc người được uỷ quyền sẽ chọn và liên hệ với đơn vị y tế thích hợp. Sau khi xem xét tình trạng của người bị nạn, quốc tịch cũng như khả năng trợ giúp sẵn có của nhà thầu, khách hàng … thì Công ty và cơ sở y tế sẽ đưa ra quyết định sử dụng phương tiện cấp cứu nào và đưa bệnh nhân về bệnh viện nào.  Bộ phận cần chuẩn bị các thông tin dưới đây và chuyển cho cơ sở y tế được lựa chọn: - Chi tiết của bệnh nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, quốc tịch. - Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: chi tiết về bệnh tình, thương tật, thông tin tình trạng hiện tại, việc điều trị sơ cứu trước đó. - Nếu bệnh nhân được nằm viện thì nêu rõ chi tiết về bệnh viện, tên bác sỹ và số điện thoại, địa chỉ liên lạc với họ.  Hoạt động tiến hành nhập viện: - Giấy giới thiệu, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân. - Phụ trách bộ phận thông báo cho Ban Giám đốc Công ty xin ý kiến chỉ đạo đồng thời thông báo cho Trưởng phòng Hành chính và Phụ trách Bộ phận HSSE để phối hợp. - Thông báo cho cơ sở y tế được lựa chọn. - Sắp xếp phương tiện để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế một cách nhanh nhất. - Bố trí người đi cùng bệnh nhân. - Báo cho người nhà của bệnh nhân. 3. Nhân viên mất tích: Sự mất tích của nhân viên có thể xảy ra khi đang làm việc tại các công trình, phương tiện ngoài khơi, khi đi làm hay đi công tác ở trên bờ…. Khi nhận được thông báo nhân viên bị mất tích, Phụ trách bộ phận được sự uỷ quyền của Ban Giám đốc phải tiến hành điều tra ngay lập tức:
  • 10. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 10/16 10  Phát tín hiệu hoặc thông báo cho mọi người biết.  Tiến hành tổ chức tìm kiếm bằng mọi khả năng có thể.  Thông báo cho Phụ trách bộ phận mình hoặc Giám đốc Đơn vị chủ quản của nhân viên đó, đồng thời thu thập thông tin chính của sự việc như thời điểm gặp lần cuối, lộ trình hoặc những điểm đến nào khác, những hành động, hướng chuyển động có thể, những nơi có thể tìm hoặc liên lạc, những người quen biết,…  Thông báo cho các cơ quan chức năng, yêu cầu trợ giúp nếu cần thiết.  Luôn duy trì liên lạc với phụ trách bộ phận để tổng hợp các thông tin cần thiết và chỉ đạo thực hiện hành động có liên quan tiếp theo.  Báo cáo Chủ tịch Công ty để thông báo lên VAS. 4. Nhân viên bị chết:  Không nên giả định nạn nhân đã chết cho đến khi: - Đã áp dụng hết các biện pháp cứu chữa - Bác sỹ có thẩm quyền đã xác nhận là nạn nhân đã chết.  Sau khi Bác sỹ có thẩm quyền xác nhận là nạn nhân đã chết, điều quan trọng nhất là thông báo cho người thân nhất của nạn nhân.  Phụ trách bộ phận có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường cho đến khi các cơ quan công an có thẩm quyền cho phép. Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm: - Lập báo cáo trình VAS. - Triệu tập Ban ứng phó sự cố khẩn cấp nếu cần. - Thông báo với các cơ quan chức năng một cách thích hợp. - Thông báo cho người thân nhất của nạn nhân. - Chỉ đạo cho các Phòng chức năng của Công ty để phối hợp. - Tổng hợp các thông tin về nạn nhân. - Điều hành các công việc liên quan tiếp theo. 5. Sự cố hoá chất Độc hại: Sau khi nhận được thông tin sự cố, Phụ trách Bộ phận căn cứ vào tình hình cụ thể, quyết định thực hiện ứng phó theo các trường hợp sau:  Nếu sự cố do hoạt động của các tàu gây ra, hoặc do hoạt động của các Khách hàng trong Cảng gây ra thì Phụ trách Bộ phận thông báo trực tiếp cho Thuyền Trưởng, hoặc Khách hàng yêu cầu tổ chức và chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của họ để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời, Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp của Cảng Quốc tế Nghi Sơn sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu.  Nếu sự cố do hoạt động của Bộ phận gây ra, Phụ trách Bộ phận trực tiếp chỉ đạo Đội ứng cứu khẩn cấp tại chỗ cùng với các phương tiện, thiết bị của bộ phận để tiến hành ứng phó.  Nếu sự cố vượt quá khả năng ứng phó bằng các lực lượng phương tiện tại chỗ, thì Phụ trách Bộ phận báo cáo không chậm chễ cho Giám đốc Công ty để xin ý kiến chỉ đạo quyết định triệu tập Ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp và đưa ra các quyết định kịp thời.
  • 11. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 11/16 11 Hướng dẫn xử lý Tùy thuộc vào mức độ và hình thức rò rỉ, tràn đổ cũng như tác hại của hoá chất liên quan để thực hiện các bước sau:  Sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn và thực hiện sơ cứu nếu cần thiết.  Nếu hoá chất có khả năng cháy thì phải giảm nguy cơ cháy nổ bằng cách dập tắt mọi ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc các kích ứng khác  Đánh giá tình trạng và khả năng giải quyết nó. Nếu thấy cần thiết thì kêu gọi sự trợ giúp của bên ngoài (Sở Tài nguyên và Môi trường)  Quyết định dùng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với hoá chất tràn đổ hoặc rò rỉ.  Hạn chế hoá chất lan tràn rộng hơn bằng cách kiểm soát nó ngay tại nguồn phát sinh. Điều này có thể thực hiện bằng cách đóng các van, đóng kín xi-tec.  Cố gắng làm sạch vết rò rỉ hoặc tràn đổ bằng việc quây lại và thấm hút sạch (Sử dụng bột thấm hoặc mùn cưa).  Chỉ cho phép trở lại làm việc nếu vùng rò rỉ hoặc tràn đổ được xác nhận là an toàn. 6. Sự cố tràn dầu: Tràn/đổ dầu có thể xảy ra tại trạm cung cấp nhiên liệu, trên tàu và các phương tiện trên biển…ở các quy mô khác nhau, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây tác động lớn tới môi trường và cộng đồng. Sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại căn cứ cảng, bến cảng, kho bãi, tàu thuyền… với các mức độ khác nhau, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường và cộng đông. Kế hoạch chung ứng cứu sự cố tràn dầu:  Ngăn chặn dầu tràn ra khỏi nguồn.  Cô lập khu vực dầu tràn tránh lan rộng.  Sử dụng các biện pháp có thể một cách nhanh nhất để thu hồi dầu tràn từ môi trường.  Có thể xem xét sử dụng các biện pháp phân hủy sinh học để xử lý dầu tràn. Xác định và phân loại quy mô sự cố tràn dầu:  Dầu tràn mức dưới 200 lít: Công ty chịu trách nhiệm xử lý số dầu tràn với trang thiết bị hiện có, báo cáo kết quả xử lý với VAS.  Dầu tràn ở mức từ 200 đến 2000 lít: Công ty sẽ gửi thông báo chi tiết tới VAS để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng nhà nước liên quan.  Dầu tràn mức trên 2000 lít: Ngay lập tức báo cáo chi tiết tới Ban lãnh đạo VAS, cơ quan chức năng địa phương. VAS trực tiếp liên hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các đơn vị trong VAS để phối hợp xử lý dầu tràn. 7. Sự cố cháy nổ:  Sự cố cháy nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào tại văn phòng làm việc, nhà kho, bến bãi, xưởng gia công các công trình ngoài khơi, trên các phương tiện tàu thuyền,… Việc phòng chống, phát hiện kịp thời và xử lý tình huống cháy nổ xảy ra là bổn phận của mọi cán bộ, công nhân viên chức của Công ty.  Phương án PCCC tối thiểu tại các bộ phận phải bao gồm các yêu cầu sau: - Các địa điểm, khu vực có khả năng phát sinh cháy nổ.
  • 12. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 12/16 12 - Các loại hàng hoá, vật tư, thiết bị dễ cháy nổ trong khu vực quản lý. - Những nguyên nhân có thể phát sinh cháy nổ. - Những phương tiện báo cháy, chữa cháy trong khu vực quản lý. - Đội PCCC cơ sở. - Phương án PCCC phải được Công an PCCC Tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.  Khi phát hiện sự cố cháy nổ: - Bấm chuông báo động/ đánh kẻng, thông báo cho Phụ trách bộ phận vị trí đám cháy. - Chọn lối thoát hiểm, có mặt tại điểm tập trung, kiểm tra số người. - Thông báo cho Ban Giám đốc Công ty/ hoặc Người Phụ trách bộ phận các thông tin liên quan đến sự cố xin ý kiến chỉ đạo. - Đồng thời tiến hành sử dụng các phương tiện sẵn có để dập tắt đám cháy hoặc hạn chế lây lan, di dời tài sản, cứu chữa người bị nạn. - Gọi trợ giúp của lực lượng chuyên nghiệp 114 nếu cần thiết.  Phụ trách bộ phận có trách nhiệm thông báo cho Nhà thầu, Khách hàng, các cơ quan chức năng một cách thích hợp, đồng thời phải báo cáo chi tiết mọi sự cố cháy nổ bằng văn bản về Công ty. 8. Sự cố đâm va, mắc cạn, mất liên lạc:  Trong quá trình khai thác tàu thuyền thì các trường hợp sự cố trên rất có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau cần phải lường trước và có kế hoạch hành động ứng cứu cụ thể cho các tình huống này.  Tất cả các sự cố trên đều phải báo cáo chi tiết bằng văn bản về Công ty.  Khi nhận được thông tin về sự cố nói trên từ Thuyền trưởng của tàu: - Xác định cách trợ giúp cho Thuyền trưởng ngay lập tức. - Thoả thuận cách liên lạc tiếp theo. - Nắm vững các thông tin quan trọng (Tên tàu, vị trí và thời gian gặp nạn, nguyên nhân xảy ra, điều kiện thời tiết, khả năng điều động hiện tại, tình trạng thuyền viên, các tàu khác có liên quan, các thiệt hại ). - Xác định sự cần thiết phải cứu hộ, lai dắt, tìm kiếm cứu nạn. - Xác định khả năng xảy ra ô nhiễm, liên quan Hàng hải. - Thông báo một cách thích hợp cho: Khách hàng thuê tàu, đơn vị cứu hộ, Công ty bảo hiểm, Cơ quan đăng kiểm, Cơ quan chức năng bờ biển. - Xác định các bước xử lý liên quan tiếp theo. 9. Thiên tai, lụt lội:  Thiên tai, lụt lội có thể là giông bão, áp thấp nhiệt đới, sóng thần, lụt lội,….  Các thông tin về thiên tai, lụt lội cần phải được cập nhật trên tất cả các phương tiện thông tin và kịp thời thông báo cho toàn thể cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Công ty được biết.  Thường xuyên liên lạc, phối hợp với chính quyền địa phương, Ban phòng chống lụt bão của địa phương và các đơn vị bạn để đối phó, phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, lụt lội gây ra và tổ chức khắc phục hậu quả sau thiên tai, lụt lội.
  • 13. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 13/16 13  Kiểm tra chặt chẽ kho tàng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, bến cảng, tàu thuyền, công trường dự án (nếu có)… để phát hiện, khắc phục, gia cố các bộ phận có khả năng mất an toàn.  Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia phòng chống thiên tai, lụt lội và phối hợp tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của Công ty, VAS, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão, chính quyền địa phương và của Nhà nước  Thường xuyên duy trì chế độ trực ban 24/24 để nắm bắt mọi thông tin và diễn biến của thời tiết, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với Ban chỉ huy Ứng cứu sự cố khẩn cấp của Công ty.  Báo cáo về Công ty hậu quả của thiên tai, lụt lội và phương hướng khắc phục. 10. Khủng bố phá hoại:  Tình huống này xảy ra khi có một hoặc nhiều người thực hiện việc khủng bố, phá hoại có khả năng đe dọa đến tính mạng của CBNV Công ty và tài sản của Công ty của Nhà nước.  Khi phát hiện hay nghi ngờ các hành động phạm tội, phá hoại, phải thông báo cho Phụ trách bộ phận ngay lập tức.  Phụ trách bộ phận thông báo cho chi tiết lên Ban Giám đốc Công ty xin ý kiến chỉ đạo, triệu tập Ban ứng phó sự cố khẩn cấp nếu thấy cần thiết.  Tổng hợp các thông tin liên quan: - Thời gian, vị trí, bản chất vụ việc. - Những người bị tình nghi. - Các yêu cầu nhận được từ nhóm khủng bố. - Các thiệt hại ban đầu. - Chụp ảnh hiện trường nếu có thể, thu thập các bằng chứng.  Liên hệ với công an, các quan liên quan, thông báo sự cố và các thông tin thu thập được, yêu cầu can thiệp nếu cần.  Tiến hành các biện pháp đã được đồng ý tiếp theo và các yêu cầu của cơ quan công an. VIII. CÔNG TÁC XỬ LÝ HẬU QUẢ SỰ CỐ Công tác xử lý hậu quả sự cố nhằm: 1. Điều tra nguyên nhân sự cố 2. Đánh giá mức độ thiệt hại về người và tài sản 3. Đưa ra các phương pháp phòng ngừa sự cố có thể xảy ra tiếp theo 4. Lập kế hoạch khắc phục hậu quả để nhanh chóng đưa công trình, phương tiện... trở lại hoạt động bình thường 5. Đề xuất hình thức xử lý kỷ luật với những trường hợp sai phạm gây nên sự cố 6. Đề xuất hình thức khen thưởng những Bộ phận, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cứu chữa và khắc phục sự cố. 7. Viết báo cáo tổng hợp trình cấp trên Nội dung báo cáo công tác xử lý hậu quả sự cố theo mẫu BÁO CÁO CÔNG TÁC XỬ LÝ HẬU QUẢ SỰ CỐ (Phụ lục 5). IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THÔNG BÁO KHẨN CẤP 1. Thông tin liên lạc:
  • 14. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 14/16 14  Hệ thống thông tin liên lạc bao gồm tất cả các phương tiện vật chất để sử dụng như điện thoại cố định/di động, fax, máy bộ đàm, VHF, rađio tần HF/SSB…đang được sử dụng trong toàn Công ty. Hệ thống thông tin liên lạc này có khả năng cung cấp mọi thông tin cần thiết về tất cả các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.  Khi có bất kỳ một sự cố khẩn cấp nào xảy ra, người phát hiện báo cho Phụ trách bộ phận biết để thông báo ngay cho Tổng Giám đốc Công ty trực tiếp bằng điện thoại, điện tín hoặc fax. Nếu Tổng Giám đốc vắng mặt thì báo cho Phó ban thường trực Ban chỉ huy ứng cứu sự cố hoặc Phụ trách Bộ phận HSSE hoặc một trong số những người trong danh sách "Những người cần liên lạc trong tình huống khẩn cấp" của Công ty.  Khi nhận được báo cáo sự cố từ bộ phận thì Phụ trách Bộ phận HSSE/ Người được nhận báo trong danh sách trên phải thông báo ngay cho Tổng Giám đốc Công ty những thông tin sơ bộ về sự cố.  Tổng Giám đốc Công ty khi nhận được thông báo về sự cố phải đánh giá và quyết định xem có cần phải huy động Ban chi huy ứng cứu sự cố của Công ty hay không.  Ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp dưới sự chỉ huy của Tổng Giám đốc Công ty phải xác định được mức độ thiệt hại về người, thiết bị tài sản và ô nhiễm môi trường.  Ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp phải cung cấp những hướng dẫn cần thiết kịp thời cho cơ sở đang bị sự cố. Yêu cầu cơ sở thường xuyên báo cáo và liên lạc liên tục với Ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp.  Mọi thành viên của Ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp phải nắm vững nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp của Công ty, các tài liệu liên quan đến kế hoạch ứng cứu sự cố khẩn cấp phải luôn có sẵn tại Văn phòng cũng như ở các bộ phận. Khi đi công tác hoặc nghỉ phép, mọi thành viên vắng mặt phải thông báo bằng văn bản cho lãnh đạo trực tiếp của họ về địa điểm và thời gian đi cũng như dự định quay về cơ quan.  Xem sơ đồ thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp (Mục 3).  Danh mục và địa chỉ các tổ chức cần liên lạc trong tình huống khẩn cấp: 2. Quy định chế độ báo cáo, thông báo khẩn cấp: 2.1. Quy định chung:  Tất cả các sự cố tai nạn xảy ra trong mọi hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của bộ phận dù ở bất kỳ mức độ nào đều phải báo cáo Công ty để tổng hợp theo dõi, chỉ đạo và báo cáo lên cấp trên.  Trường hợp sự cố cấp 1: Sau khi giải quyết sự cố, tai nạn bộ phận phải báo cáo kết quả bằng văn bản cho Công ty.  Trường hợp sự cố cấp 2: Bộ phận phải có công văn phối hợp với các bộ phận Công ty, các cơ quan hữu quan địa phương đồng thời phải có văn bản báo cáo xin chỉ đạo của Công ty để giải quyết sự cố, tai nạn. Sau khi giải quyết sự cố tai nạn phải báo cáo kết quả bằng văn bản cho Công ty để có cơ sở báo cáo Ban chỉ đạo tình huống khẩn cấp VAS.  Trường hợp sự cố cấp 3: Bộ phận phải có Công văn phối hợp với các bộ phận Công ty, các cơ quan hữu quan địa phương, văn bản báo cáo xin chỉ đạo của Công ty để giải quyết sự cố tai nạn, Công ty có công văn xin chỉ đạo của VAS, công văn phối hợp các đơn vị trong VAS (nếu cần). Sau khi giải quyết sự cố tai nạn, Công ty phải báo cáo kết quả bằng văn bản cho Ban chỉ đạo tình huống khẩn cấp VAS.  Chế độ báo cáo, thông báo chung trên cũng áp dụng cho các Nhà thầu đang hoạt động trong phạm vi quản lý của Công ty.  Nội dung thông báo khẩn cấp làm chung theo Mẫu báo cáo các tình huống khẩn cấp (Phụ lục 4)
  • 15. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 15/16 15 2.2. Địa chỉ và thông tin liên lạc để báo cáo, thông báo trong tình huống khẩn cấp: (Xem ở phụ lục 1,2,3 3. Sơ đồ thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp: X. HUẤN LUYỆN VÀ THỰC TẬP ỨNG CỨU SỰ CỐ KHẨN CẤP 1. Huấn luyện:  Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp phải được huấn luyện các kỹ năng và xử lý tình huống giả định sự cố khẩn cấp một cách thường xuyên và thành thạo để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra.  Huấn luyện ứng phó sự cố khẩn cấp cho tất cả người lao động trong các khóa huấn luyện an toàn để người lao động nắm được các bước thực hiện khi có sự cố xảy ra: sơ tán, chữa cháy, tìn kiếm và cứu nạn  Tất cả các tài liệu liên quan đến các khóa huấn luyện phải lưu lại.  Mọi biên bản, danh mục kiểm tra được dùng phải lưu giữ lại. 2. Thực tập Ít nhất là 1 lần/năm, Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp phải tổ chức thực tập cứu hỏa, tràn dầu. Trong đợt thực tập cứu hỏa, có thể tổ chức thêm các đợt thực tập khác như: thực tập sơ cấp cứu, thực tập cứu người trong khu vực kín… XI. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT Trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động nói trên, theo đề nghị của trưởng Ban chỉ huy ƯCSC khẩn cấp, Tổng Giám đốc Công ty sẽ xem xét quyết định các vấn đề sau: - Cơ quan Cứu hộ - Chính quyền địa phương - Chủ hàng, khách hàng - Công ty bảo hiểm - Đăng kiểm - Sở tài Nguyên MT Thanh Hóa - Công an PCCC Thanh Hóa - Bộ đội biên phòng Thanh Hóa - Hải quan - Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa - Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực - Cảnh sát đường sông Thanh Hóa - Ban quản lý KKT Nghi Sơn Nơi xảy ra Sự cố Tổng Giám đốc Công ty Các bộ phận trực thuộc của Công ty Báo cáo VAS Đội ứng cứu sự cố của bộ phận Phụ trách bộ phận trực thuộc Công ty
  • 16. PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Mã hiệu KH.005.HSSE Lần ban hành/Sửa đổi 01/0 Ngày hiệu lực 10/6/2020 Trang 16/16 16 - Khen thưởng những bộ phận, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng cứu sự cố, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng chống lụt bão, - Quyết định các hình thức xử lý, kỷ luật thích đáng đối với những trường hợp sai phạm, gây hậu quả xấu. XII. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Danh mục số điện thoại liên lạc các thành viên Ban chỉ huy ƯCSC-TKCN&PCLB & PCCC của Công ty TNHH Cảng Quốc tế Nghi Sơn, Phụ lục 2 Danh mục số điện thoại liên lạc các thành viên Ban chỉ đạo ƯCSC-KCN&PCLB của VAS Phụ lục 3 Danh mục số điện thoại và địa chỉ các tổ chức cần liên lạc bên ngoài trong các trường hợp khẩn cấp. Phụ lục 4 Báo cáo tình huống khẩn cấp Phụ lục 5 Báo cáo công tác xử lý hậu quả sự cố