Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện năm 2024

Trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp, sẽ đến những giai đoạn mở rộng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Vậy khác biệt giữa 2 loại hình này là gì?

Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện năm 2024
Chi nhánh và văn phòng đại diện là các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp với chức năng khác biệt nhau

Rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ sự khác biệt trong cách thức hoạt động, chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện. Dù nghe có vẻ tương đồng nhưng thực chất, 2 mô hình này có nhiều điểm khác biệt về pháp nhân, cơ chế hoạt động, hạch toán, kế toán và kê khai…

Thông qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ hiểu rõ khái niệm và sự khác biệt giữa 2 mô hình hoạt động này dựa trên các yếu tố so sánh cụ thể.

Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện năm 2024
Minh hoạ văn phòng đại diện

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 thì văn phòng đại diện “là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.

Như vậy, ta hiểu rằng, một văn phòng đại diện sẽ không thể độc lập thực hiện các công việc sản xuất, kinh doanh mà chỉ là đại diện của tổ chức, doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các cơ hội phát triển, khai thác thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ hay ngoại giao cũng thường mở văn phòng đại diện cho mình.

Định nghĩa chi nhánh công ty

Khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện năm 2024
Minh hoạ chi nhánh công ty

Theo khoản 1 điều 44 Luật Doanh Nghiệp thì chi nhánh “là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.

Như vậy, Khái niệm chi nhánh công ty dùng để mô tả những đơn vị trực thuộc doanh nghiệp và được mở ra với mục đích gia tăng quy mô sản xuất, phát triển thị trường kinh doanh trong hoặc ngoài nước và bắt buộc phải trong cùng một doanh mục kinh doanh.

Điểm tương đồng giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Trước khi đi vào khác biệt, thì giữa văn phòng đại diện và chi nhánh sẽ có những điểm chung sau:

  • Các doanh nghiệp có quyền mở 1 hoặc nhiều văn phòng đại diện và chi nhánh trong và ngoài nước.
  • Đều không có tư cách pháp nhân mà là phụ thuộc của pháp nhân.
  • Đều nhận uỷ quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu.
  • Tên chi nhánh và văn phòng đại diện phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, được phép bao gồm cả F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Thủ tục hồ sơ mở chi nhánh hoặc thành lập văn phòng đại diện khá tương đồng. Hồ sơ cần được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh của nơi cần mở chi nhánh/ văn phòng đại diện bao gồm: Thông báo thành lập, bản sao quyết định thành lập, bản sao biên bản họp về việc thành lập, giấy tờ pháp lý của cá nhân đứng đầu chi nhánh/ văn phòng đại diện….
  • Có trách nhiệm quản lý mặt bằng, chăm lo đời sống nhân viên, thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh…
    \>>> Xem thêm: Lưu ý khi thuê văn phòng đại diện tại TpHCM

So sánh khác biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Để hiểu hơn những khác biệt giữa hai mô hình này, chúng ta cùng xem xét bảng sau:

Văn phòng đại diện Chi nhánh Pháp nhân Không phải là pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc pháp nhân nhưng có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao và bảo vệ lợi ích doanh nghiệp. Không phải là pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc pháp nhân nhưng có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng pháp nhân. Chức năng và hoạt động Chỉ thực hiện chức năng đại diện cho doanh nghiệp theo uỷ quyền bao gồm giao dịch và quảng bá; Báo cáo kết quả hoạt động, phối hợp với trụ sở chính và chi nhánh để khai thác thị trường. Thực hiện chức năng kinh doanh theo uỷ quyền trong cùng lĩnh vực với công ty mẹ và bao gồm cả chức năng đại diện. Hạch toán Hạch toán phụ thuộc Hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập Kế toán và kê khai Việc khai phí môn bài, thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện sẽ do công ty mẹ thực hiện.

Nếu hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ cùng tỉnh sẽ làm báo cáo thuế quý năm, sử dụng chữ ký số của công ty mẹ để nộp thuế môn bài; Nếu khác tỉnh sẽ khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, báo cáo thuế theo quý nhưng công ty mẹ sẽ làm báo cáo tài chính cuối năm.

Nếu hạch toán độc lập thì sẽ mua chữ ký số riêng, khai thuế ban đầu như công ty mẹ, báo cáo thuế quý và quyết toán cuối năm.

Gợi ý thuê văn phòng cho văn phòng đại diện và chi nhánh

Thông thương, các văn phòng đại diện sẽ có quy mô không quá lớn vì vậy việc thuê văn phòng nhỏ có diện tích vừa phải là lựa chọn của hầu hết doanh nghiệp. Bên cạnh sàn văn phòng truyền thống, doanh nghiệp còn có thể chọn thuê văn phòng trọn gói, thuê chỗ ngồi văn phòng tuỳ vào ngân sách, nhu cầu riêng.

Tuy nhiên, lời khuyên cho doanh nghiệp là nên chọn thuê văn phòng quận 1 hoặc văn phòng quận 3 vì đây là các quân trung tâm, thể hiện được tầm vóc của doanh nghiệp và mang đến sự tiện lợi cho khách hàng và đối tác. Riêng một số lĩnh vực như IT, Logistics thì việc thuê văn phòng ở Tân Bình – Khu vực gần sân bay hay gần các bến cảng là hợp lý hơn cả.

Còn đối với chi nhánh thì thường sẽ đa dạng hơn về quy mô bởi có cả chức năng kinh doanh, sản xuất như công ty mẹ vì thế, doanh nghiệp cần cân nhắc diện tích thuê dựa trên số lượng nhân sự, phòng ban, chức năng… Trung bình, mỗi nhân sự cần tối thiểu 3m2 không gian để làm việc thoải mái, tiện lợi.

\>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng trọn gói TpHCM

Nice Office – Công ty tư vấn cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại Tp.HCM

Được xây dựng và phát triển bởi một đội ngũ trẻ, năng động và chuyên nghiệp, Nice Office là đơn vị cung cấp văn phòng cho thuê chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Tp.HCM với đầy đủ các phân khúc văn phòng hạng A, văn phòng hạng B, văn phòng hạng C, văn phòng giá rẻ, văn phòng trọn gói tại khắp các quận, vị trí vàng… trên địa bàn thành phố.

Chi nhánh và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền (khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp). Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp).nullSự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh - Luật Việt Anluatvietan.vn › su-khac-nhau-giua-chi-nhanh-va-dia-diem-kinh-doanh-cua...null

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo quy định tại điều 45 của Luật Doanh Nghiệp.nullVăn Phòng Đại Diện Là Gì Và Các Vấn Đề Liên Quan Đến Văn Phòng ...dailythuetruonggia.vn › van-phong-dai-dien-la-gi-va-cac-van-de-lien-quan...null

VPD là gì?

VPD là một chứng chỉ được cung cấp bởi uni-assist sau khi trường đã kiểm tra những giấy tờ khác trong bộ hồ sơ của bạn và VPD sẽ bao gồm các thông tin về danh sách những chứng chỉ đã được gửi, cách uni assist đánh giá những chứng chỉ này và quan trọng nhất là thông tin về việc quy đổi điểm từ hệ điểm Việt Nam sang hệ ...nullTất Tần Tật Về VPD - Vorprüfungsdokumentationdwn.com.vn › vorprufungsdokumentationnull

Văn phòng đại diện của Ngân hàng là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh. Như vậy, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại không được thực hiện hoạt động kinh doanh.nullVăn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước có được ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › van-phong-dai-dien-cua-ngan-hang-thuo...null