Kết quả cổ phần hóa bến xe hải dương

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận thanh tra việc thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2011-2018. Tại kết luận này, TTCP đã chuyển 2 vụ việc vi phạm sang Bộ Công an để điều tra, làm rõ.

Bên cạnh việc này, kết quả thanh tra cho thấy có nhiều vi phạm tài chính tại Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM). TTCP cho biết đến thời điểm thanh tra, Tổng công ty VICEM chưa hoàn thành cổ phần hóa.

Kết quả cổ phần hóa bến xe hải dương

TTCP phát hiện vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa tại Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Tuy nhiên, qua kiểm tra việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng công ty VICEM được thực hiện cùng với 3 Công ty TNHH MTV (VICEM Tam Điệp, VICEM Hải Phòng, VICEM Hoàng Thạch) tại thời điểm 1-10-2018 phát hiện khoản công nợ phải thu của Vicem Tam Điệp với hơn 11,9 tỉ đồng với 4 khách hàng là khoản nợ quá hạn.

Theo cơ quan thanh tra, VICEM Tam Điệp đã khởi kiện và có phán quyết của tòa án buộc khách hàng phải thanh toán nợ cho công ty này, không đủ điều kiện để được xác định là khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

Tuy nhiên, quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, VICEM Tam Điệp không hạch toán trên sổ sách đối với khoản nợ phải thu trên và loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp, làm giảm giá trị doanh nghiệp (phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) hơn 11,9 tỉ đồng.

Theo kết luận thanh tra, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các công ty con 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty VICEM đang sử dụng 9 giấy phép khai thác khoáng sản đá vôi, đất sét để sản xuất ximăng, với tổng trữ lượng được khai thác trên 9,5 triệu tấn đá vôi/năm và hơn 1,9 triệu tấn đá sét/năm. Thời gian khai thác còn lại từ 2 - 30 năm tùy từng giấy phép. Dù vậy, đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp - Công ty TNHH kiểm toán AASC, đã không tính giá trị lợi thế thương mại đối với quyền khai thác khoáng sản tại các mỏ này.

Theo yêu cầu của TTCP và Bộ Xây dựng, Tổng công ty VIECM đã thuê tư vấn định giá để xác định giá trị lợi thế thương mại về quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ trên. Ngày 1-12-2019, Công ty kiểm toán AASC có chứng thư xác định tổng giá trị thương mại về quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ của 3 đơn vị trên là 1.507 tỉ đồng. Trong đó, VICEM Hoàng Thạch trên 638 tỉ đồng, VICEM Hải Phòng 532,6 tỉ đồng, VICEM Tam Điệp trên 344 tỉ đồng.

Cơ quan thanh tra kết luận việc Công ty kiểm toán AASC, Tổng công ty Vicem không tính giá trị lợi thế thương mại đối với quyền khai thác khoáng sản tại các mỏ với số tiền tạm tính 1.507 tỉ đồng là không đúng với quy định của Chính phủ về xử lý tài chính khi cổ phần hóa. Do đó, cần phải được rà soát lại và ghi nhận vào phần vốn nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty VICEM.

Kết luận của TTCP cũng nêu rõ dù việc cổ phần hóa của Tổng công ty VICEM cùng 3 Công ty TNHH MTV VICEM Tam Điệp, VICEM Hải Phòng và VICEM Hoàng Thạch chưa hoàn thành, nhưng qua kiểm tra việc xử lý tài chính để cổ phần hóa cho thấy khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại tổng công ty phải được xử lý là 3.011 tỉ đồng.

Từ kết quả thanh tra, TTCP đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng chỉ đạo, xử lý, thu nộp về ngân sách khoản tiền chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của Tổng công ty Vicem 2.910 tỉ đồng và xử lý khoản chênh lệch 101 tỉ đồng giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tại Công ty VICEM Hải Phòng, đảm bảo đúng quy định.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, Quốc hội Khóa XV ngay trong Kỳ họp thứ 2 vào tháng 11 năm 2021 đã ban hành Nghị quyết số 31/2015/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2023.

Tại Kỳ họp thứ Sáu, dự kiến khai mạc ngày 23/10 tới, Quốc hội cũng sẽ thảo luận về việc thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết số 31/2021/QH15; trong đó có nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

“Trong bối cảnh như vậy, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Chính sách pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra” với mong muốn nhìn nhận rõ các hạn chế, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa và tìm kiếm được những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, ngăn ngừa tình trạng trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, đặc biệt là đất đai. Qua đó đóng góp vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới”, Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Đánh giá về tiến trình cổ phần hóa thời gian qua, các diễn giả cho rằng, chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch và chặt chẽ hơn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Qua đó, giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, nhất là trong giai đoạn 2016 – 2020; đồng thời hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2021 đã ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng. Năm 2022, ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.

Kết quả cổ phần hóa bến xe hải dương
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, nhưng không làm thất thoát tài sản Nhà nước là những vấn đề nóng được đưa ra trong buổi toạ đàm

Tính đến ngày 25/4/2023, đã có 27 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Lũy kế năm 2021-2022, số thu từ bán vốn nhà nước của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã nộp về ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.000 tỷ đồng; số thu từ bán vốn nhà nước năm 2022 là 3.848 tỷ đồng (trong đó thu của ngân sách Trung ương là 2.511 tỷ đồng, thu của ngân sách địa phương là 1.338 tỷ đồng). Kế hoạch thu hồi vốn nhà nước tại một số tổ chức kinh tế do Trung ương quản lý là 3.000 tỷ đồng .

Về thoái vốn nhà nước, đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng trong năm 2021. Năm 2022, thoái vốn nhà nước tại 1 doanh nghiệp với giá trị 195 tỷ đồng, thu về 390 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại 31 doanh nghiệp với giá trị là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.

Trong quý I/2023, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 4 doanh nghiệp với giá trị là 41,2 tỷ đồng, thu về 168,4 tỷ đồng. Số thu từ bán vốn nhà nước của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã nộp về ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.000 tỷ đồng, năm 2022 là 3.848 tỷ đồng (trong đó thu của ngân sách trung ương là 2.511 tỷ đồng, thu của ngân sách địa phương là 1.338 tỷ đồng).

“Tôi quan sát thấy cổ phần hóa là bức tranh nhiều màu sắc, sắc thái. Bên cạnh điểm yếu thì trong một số trường hợp chúng ta rất thành công. Chúng ta cũng không nên chỉ xét về giai đoạn, mà nhìn rộng hơn bức tranh với nhiều màu sắc tương phản, có doanh nghiệp hoạt động tốt, một số doanh nghiệp không như mong muốn để thấy rằng câu chuyện cổ phần hóa rất khó, khó lý thuyết theo kế hoạch đơn thuần”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Kết quả cổ phần hóa bến xe hải dương
TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cũng ghi nhận những kết quả tích cực của tiến trình cổ phần hóa. Theo ông, một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã làm ăn có lãi, đóng góp cho ngân sách và tạo nhiều việc làm; đồng thời, tạo ra được một “làn sóng” thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, các diễn giả cho rằng,quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo cả về lượng và chất. Cụ thể, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm; chưa phát huy tốt vai trò của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty của nhà nước tham gia vào các công trình, dự án lớn. Quản lý vốn tại các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước không chi phối khó khăn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thuộc diện giám sát tài chính hoặc có cổ đông lớn thiếu hợp tác. Đây là những vấn đề đã được đề cập nhiều lần trong các kỳ họp Quốc hội nhưng chưa có hướng xử lý cụ thể. Đặc biệt, quá trình cổ phần hóa thời gian qua có không ít sai phạm cả về kinh tế, đất đai, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước…

Về nguyên nhân, các diễn giả cho rằng, có vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật; đồng thời, chất lượng thông tin, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng, chưa tạo sự tin cậy cho nhà đầu tư; cùng với đó là những lúng túng trong các vấn đề pháp lý về đất đai, về quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo về tài chính… “Hệ thống pháp luật liên quan đến cổ phần hóa có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, từ Luật Doanh nghiệp cho đến Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh, Luật Đất đai, Luật Đấu giá…

Với phạm vi lớn như vậy có thể nói rằng, việc có những điểm sơ là không tránh khỏi”, ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, nói. Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng, cùng một hệ thống pháp luật nhưng có những trường hợp thực kết quả tốt, có trường hợp kết quả không được như mong đợi. Vì vậy, khi mà đánh giá hệ thống pháp luật, cần phải cân nhắc và tránh đổ lỗi cho hệ thống pháp luật; ngược lại là cũng không nên cho rằng hệ thống pháp luật không có lỗi gì mà chỉ là do việc thực hiện pháp luật chưa tốt.

Về giải pháp đẩy nhanh tiến độ và chất lượng cổ phần hóa, ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước, các diễn giả đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể các vướng mắc về pháp luật trong thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm tránh thất thoát vốn nhà nước, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện nhấn mạnh, cần bám sát mục tiêu cổ phần hóa đã đề ra. Cùng với đó, cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Cùng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, song hành với minh bạch về mặt pháp lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính đất đai, quy hoạch, đấu giá thì cần nâng cao chất lượng thông tin hoạt động doanh nghiệp nhà nước từ sớm, từ xa, không đợi đến khi xác định cổ phần hóa mới bắt tay vào xử lý…

Các diễn giả cũng đề nghị cần có kế hoạch cụ thể sử dụng nguồn vốn thu được từ thoái vốn, trong đó ưu tiên vào các công trình quan trọng quốc gia để tạo động lực phát triển và sức lan tỏa cho nền kinh tế; phát huy vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Cổ phần hoá Tổng Công ty vận tải thuỷ Việt Nam

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề cổ phần hóa Tổng Công ty vận tải thủy Việt Nam (Vivaso) tại buổi toạ đàm.

Kết quả cổ phần hóa bến xe hải dương
Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện

Ông Nhưỡng cho biết: Giá trị hàng hoá của Vivaso khi cổ phần hoá ước tính khoảng 327 tỷ, chỉ tương đương một ngôi nhà ở phố cổ. Trong 327 tỷ đó gồm toàn bộ hệ thống tài sản bao gồm cụm 10 cảng, những cầu tầu xây mới, có những cầu tầu tồn tại từ thời Pháp. Để xây dựng một cầu tàu như thế rất khó khăn và tốn kém hàng trăm tỷ.

Sau Kết luận thanh tra từ năm 2022 về việc Cổ phần hoá tại Vivaso, tình hình thực tế hiện nay rất bi đát. Sau khi cổ phần hoá, toàn bộ hệ thống vận tải thuỷ được xây dựng từ nhiều thế hệ đã không còn tồn tại. Gần 1.700 cán bộ công nhân viên bơ vơ, toàn bộ hệ thống Đảng, Công đoàn tan rã. Hàng chục hecta đất rất giá trị đều rơi vào tay tư nhân.

Mục tiêu khi cổ phần hoá luôn đặt vấn đề hiệu quả lên đầu, trong đó không chỉ có vấn đề kinh tế, mà là vấn đề giải quyết công việc cho người lao động, hoạt động xã hội, công đoàn được thay đổi... nhưng tại Vivaso việc cổ phần hoá này là sự thất bại vô cùng lớn.