Kế toán thanh toán là làm gì năm 2024

Kế toán là ngành nghề không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, ngành nghề này lại được chia ra thành nhiều bộ phận, lĩnh vực khác nhau. Mỗi bộ phận đều đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt. Trong đó, kế toán thanh toán là vị trí nắm giữ nhiều tiềm năng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, kế toán thanh toán (KTTT) là người chịu trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan đến chứng từ thu, chi trong tổ chức/doanh nghiệp. Các giao dịch này được thực hiện thông qua hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Khi phát sinh giao dịch, khách hàng có thể đến trực tiếp công ty để thanh toán hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa kế toán thanh toán và kế toán công nợ bởi vì hai vị trí này đều có chung cách thức theo dõi, quản lý. Thực tế, đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau trong ngành kế toán. Tuy nhiên, hai bộ phận kế toán này lại có liên quan mật thiết với nhau.

Kế toán thanh toán làm những gì? Đây chắc chắn là vấn đề được các ứng viên quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu về vị trí việc làm này. Cụ thể, công việc mà kế toán thanh toán phải đảm nhận như sau.

Theo dõi, quản lý các khoản thu

– Thực hiện nhiệm vụ thu tiền các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp như: thu tiền của các cổ đông, thu tiền của bộ phận thu ngân vào mỗi ngày, thu hồi công nợ đối với khách hàng,…

– Theo dõi tiền gửi ngân hàng.

– Theo dõi các khoản công nợ của nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng, nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ.

– Theo dõi quá trình thanh toán qua thẻ của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm quản lý các chứng từ liên quan đến thu – chi dòng tiền.

Theo dõi, quản lý các khoản chi

– Lên kế hoạch thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng.

– Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán chưa đảm bảo.

– Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng cho các bên cung cấp như: đối chiếu công nợ, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, nhận hóa đơn, lập phiếu chi,…

– Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nội bộ như: thanh toán lương, thanh toán các khoản tạm ứng, thưởng và phụ cấp cho nhân viên, thanh toán khoản tiền mua hàng bên ngoài,…

– Theo dõi tất cả các hoạt động tạm ứng.

Kiểm soát hoạt động thu ngân

– Trực tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan đến bộ phận thu ngân.

– Theo dõi, kiểm soát mọi chứng từ của thu ngân nếu hệ thống PDA không hoạt động.

Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt

– KTTT thường kết hợp với thủ quỹ trong việc thực hiện các nhiệm vụ thu – chi theo quy định, đối chiếu và kiểm tra tồn quỹ vào cuối ngày.

– Theo dõi, lập các báo cáo tồn quỹ mỗi ngày cho cấp trên.

Một số công việc khác

– Thường xuyên theo dõi và lập báo cáo trình cấp trên với những khoản thu – chi không rõ ràng.

– Tham gia đầy đủ các cuộc họp phòng ban, khóa đào tạo nghiệp vụ,…

– Lập báo cáo, in chứng từ, sổ sách có liên quan để trình cấp trên theo định kỳ hoặc đột xuất.

– Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công từ cấp trên.

3. Những yêu cầu cơ bản đối với kế toán thanh toán

Để có thể đảm nhiệm tốt các công việc của kế toán thanh toán, ứng viên cần phải đảm bảo những yêu cầu sau đây.

Yêu cầu về kỹ năng

– Nắm vững nghiệp vụ kế toán cơ bản và chuyên môn Để trở thành một kế toán, bạn cần phải đảm bảo được yêu cầu quan trọng hàng đầu đó là có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kế toán. Đây vừa là kỹ năng cần thiết của nhân viên kế toán nói chung và kế toán thanh toán nói riêng, vừa là quy định do Luật Kế toán Việt Nam ban hành.

Năng lực và kỹ năng chuyên môn công việc của KTTT được thể hiện trong các hoạt động như: kỹ năng lập báo cáo, hạch toán; kỹ năng phân tích, thống kê tài chính; kỹ năng trình bày báo cáo; kỹ năng quản trị tài chính doanh nghiệp;…

– Am hiểu và sử dụng thành thạo máy tính, phần mềm kế toán chuyên dụng Hầu hết, các công ty/doanh nghiệp hiện nay đều đòi hỏi ứng viên có khả năng sử dụng thành thạo máy tính, am hiểu tin học văn phòng và vị trí kế toán thanh toán cũng không phải ngoại lệ.

Có thể nói, kỹ năng tin học văn phòng, thành thạo các phần mềm kế toán chuyên dụng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một kế toán thanh toán. Bởi bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều phần mềm, bảng excel để thực hiện thống kê các giao dịch và lên kế hoạch cho các hạch toán. Nếu không thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc, chưa kể, hiệu quả làm việc cũng không đạt như mong muốn.

– Kỹ năng giao tiếp tốt Công việc của KTTT cần có sự kết hợp với các bên như ngân hàng, thu ngân, thủ quỹ,… Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt cộng với khả năng ứng xử khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của KTTT.

Bên cạnh đó, KTTT cũng là người thường xuyên phải thuyết trình với cấp trên về tình hình tài chính của công ty, trình bày các bản báo cáo với nhiều số liệu khác nhau. Do đó, kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng cần thiết. Thế mạnh về giao tiếp sẽ là lợi thế để bạn tạo được thiện cảm và lòng tin đối với đồng nghiệp cũng như các khách hàng của doanh nghiệp.

– Khả năng tư duy cao Công việc của kế toán thanh toán đòi hỏi khả năng tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu một cách chính xác, nhanh chóng. Do đó, một KTTT cần phải có khả năng tư duy tốt để có tiềm năng phát triển cao hơn trong nghề.

Yêu cầu về phẩm chất

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản về kỹ năng thì khi tuyển dụng kế toán thanh toán, các doanh nghiệp còn đòi hỏi một số yêu cầu về phẩm chất ở ứng viên như:

Kế toán thanh toán lương bao nhiêu?

Mức lương của kế toán thanh toán Thông thường, mức lương của những người mới ra trường sẽ dao động từ 4-6 triệu/tháng. Những người có kinh nghiệm từ 2 năm sẽ được hưởng lương từ 6-8 triệu/tháng. Với những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và có năng lực tốt thì mức lương có thể lên tới cả chục triệu.

Kế toán thanh toán khác gì kế toán công nợ?

Kế toán công nợ là ngành nghề đảm nhiệm các công việc kế toán liên quan đến các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải thu hoặc phải trả. Kế toán thanh toán là công việc lập các chứng từ thu chi trong công ty.

Kế toán thanh toán cần những chứng từ gì?

1.2 Ví dụ về chứng từ kế toán.

Chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi ( thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo nợ, báo có, sao kê ngân hàng (thanh toán bằng chuyển khoản),....

Chứng từ lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy tạm ứng lương,....

Kế toán thanh toán là ai?

Kế toán thanh toán là gì? Theo đó, kế toán thanh toán (KTTT) là người chịu trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan đến chứng từ thu, chi trong tổ chức/doanh nghiệp. Các giao dịch này được thực hiện thông qua hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.