Huyện Châu Thành có ở bao nhiêu tỉnh thành?

“Châu Thành” là một danh từ chung nhưng đã trở thành danh từ riêng để chỉ địa danh hành chính - tên của huyện hoặc thị trấn. Đặc điểm của huyện Châu Thành là huyện nằm bên cạnh thị xã, thành phố tỉnh lỵ. Như vậy, từ một từ có nghĩa là trong thành phố (thị xã), “châu thành” trở thành có nghĩa bên cạnh, ngoài thành phố!

Theo thống kê, hiện nay, “Châu Thành” là tên nhiều huyện, thị trấn và tất cả đều ở miền Nam, tập trung ở ĐBSCL (9/13 tỉnh, thành phố) và 1 ở Đông Nam bộ, cụ thể là: Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh. Riêng tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành tách ra một huyện nữa lấy tên là huyện Châu Thành A. Vị chi hiện có tất cả 11 huyện Châu Thành.

Lại có thị trấn Châu Thành ở 4 tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh. Đó là thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên.

Về địa danh cũ, có huyện Châu Thành của tỉnh Cà Mau (thị trấn huyện lỵ lúc ấy - sau năm 1975 là Tắc Vân), của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.

Về từ nguyên, nguồn gốc chữ Hán “Châu” (còn đọc là Chu), có nhiều mặt chữ khác nhau, trong đó có mặt chữ có nghĩa là “đất, cù lao” (châu thổ), có mặt chữ có nghĩa là “bao quanh” (chu vi, chu diên…). Trong từ “châu thành” với nghĩa ban đầu, “châu” có nghĩa là “bao quanh” nhưng cả từ “châu thành” lại có nghĩa là trong thành (phố), ở thành (phố).

Phải chăng với nghĩa gốc là “bao quanh”, huyện “châu thành” đã được nhiều người hiểu là huyện bao quanh (bên ngoài, liền kề) thành phố - thành phố (thị xã) tỉnh lỵ. Vì thế, có khá nhiều tỉnh (ở ĐBSCL) có huyện Châu Thành nằm liền kề tỉnh lỵ.

Nhưng huyện Châu Thành và Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang lại cách xa tỉnh lỵ là TP. Vị Thanh. Nguyên nhân là trước đây có tỉnh Hậu Giang lớn bao gồm cả TP. Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang hiện nay và có huyện Châu Thành nằm liền kề với tỉnh lỵ Cần Thơ (nội ô TP. Cần Thơ hiện nay).

Hiện Bạc Liêu không có huyện Châu Thành nhưng trong lịch sử lại tồn tại một từ “thành” gây khó hiểu cho nhiều người. Đó là Thành Bạc Liêu. Đây không phải là địa danh hành chính mà là địa danh dân gian dùng để chỉ một vùng đất mà thực dân Pháp trước đây lấy làm trung tâm chính trị của hạt Bạc Liêu, sau đó đổi tên gọi là tỉnh Bạc Liêu. Ở đây có nhà tham biện (dinh Tỉnh trưởng), nhà máy nước, nhà máy điện, trại lính và cả trại giam… Và xung quanh được xây tường bao quanh làm hàng rào. Do tường cao nên dân gian gọi là “thành”… Từ “thành” này chẳng dính dáng gì đến “thành phố” cả! Dấu vết cái “thành” này không còn nữa vì thế càng gây khó hiểu cho nhiều người, nhất là người ở địa phương khác, kể cả các nhà nghiên cứu…

Miền Tây có bao nhiêu huyện Châu Thành? 2 tỉnh Miền Tây không có huyện Châu Thành là tỉnh nào? Hãy cùng tìm hiểu những ý nghĩa và nét độc đáo của các tỉnh miền Tây này nhé!

Nội dung tóm tắt

2 tỉnh miền tây không có huyện châu thành là tỉnh nào?

2 tỉnh miền Tây không có huyện Châu Thành là Bạc Liêu và Cà Mau.

Trước năm 1975 thì chỉ duy nhất Bạc Liêu là không có huyện Châu Thành. Trước đây Bạc Liêu có 1 “thành” gọi là thành Bạc Liêu – nằm ở trung tâm tỉnh Bạc Liêu. Phải chăng nơi đó đã có sẵn 1 thành nên người ta không gọi tên “châu thành” để phân biệt.

Năm 1977 huyện Châu Thành ở Cà Mau bị giải thể và các xã của huyện bị chia cắt ra để sáp nhập các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình. Vì vậy hiện nay Cà Mau giống với Bạc Liêu không có huyện Châu Thành.

Huyện Châu Thành có ở bao nhiêu tỉnh thành?
2 tỉnh miền Tây không có huyện Châu Thành

>> Xem thêm: Nho Ninh Thuận mùa nào

Miền Tây có bao nhiêu huyện Châu Thành

Hiện nay, miền Tây có 10 huyện Châu Thành ở 9 tỉnh thành khác nhau:

  • An Giang.
  • Bến Tre.
  • Đồng Tháp.
  • Hậu Giang (Riêng Hậu Giang có đến 2 huyện là Châu Thành và Châu Thành A.
  • Kiên Giang.
  • Long An.
  • Sóc Trăng.
  • Tiền Giang.
  • Trà Vinh.

Đặc biệt huyện Châu Thành A của Hậu Giang có đến 4 thị trấn trực thuộc là: Rạch Gòi, Cái Tắc, Một Ngàn, Bảy Ngàn. Ngoài miền Tây, Châu Thành còn là địa danh của 1 xã thuộc tỉnh Nghệ An và 1 huyện của Tây Ninh.

Nguồn gốc của tên gọi Châu Thành

Từ Châu Thành được sử dụng khá nhiều làm địa danh ở miền Nam. Trong lịch sử, “châu thành” là danh từ chung để gọi lỵ sở hay thủ phủ của tỉnh.

Khi thực dân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ vào ngày 5-6-1867. Lúc này Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam kỳ làm 24 hạt tham biện trong đó lị sở được gọi là “châu thành”, có chức năng như một “Trung tâm hành chính”.

Huyện Châu Thành có ở bao nhiêu tỉnh thành?
10 tỉnh thuộc huyện Châu Thành

>> Xem thêm: Bình Thuận có gì chơi

Tỉnh lụy trực thuộc vùng Đông Nam Bộ ngày trước gồm 2 tỉnh lớn :

  1. Tỉnh Biên Hòa: châu thành Biên Hòa, châu thành Bà Rịa, châu thành Thủ Dầu Một (Bình An), châu thành Long Thành, châu thành Thủ Đức (Ngãi An).
  2. Tỉnh Sài Gòn có: châu thành Sài Gòn, châu thành Chợ Lớn, châu thành Cần Giuộc (Phước Lộc), châu thành Gò Công, châu thành Bình Lập (Tân An), châu thành Tây Ninh, châu thành Trảng Bàng (Quang Hóa).

Tỉnh lụy trực thuộc vùng Tây Nam Bộ ngày trước gồm 4 tỉnh lớn :

  1. Tỉnh Mỹ Tho: châu thành Mỹ Tho, châu thành Chợ Gạo (Kiến Hòa), châu thành Cần Lố (Kiến Phong), châu thành Cai Lậy (Kiến Đăng).
  2. Tỉnh Vĩnh Long: châu thành Vĩnh Long, châu thành Trà Vinh, châu thành Bến Tre
  3. Tỉnh Châu Đốc: châu thành Châu Đốc, châu thành Sa Đéc, châu thành Sóc Trăng.
  4. Tỉnh Hà Tiên: châu thành Hà Tiên, châu thành Rạch Giá.

Cho đến năm 1912, địa danh “Châu Thành” chính thức được sử dụng để đặt cho nhiều đơn vị hành chánh của các tỉnh Nam Kỳ. Thời đó, dưới sự cai trị của thực dân Pháp đã từng xuất hiện “Quận” Châu Thành. Về sau do những biến đổi về địa danh địa giới hành chính qua các thời kỳ, nên ngày nay không còn dùng từ “Quận” nữa mà chuyển sang “Huyện” như hiện nay.

Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung trên đất liền dài 1.270 km. Ở Nam Bộ, đường biên giới này đi qua các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Trong đó, huyện Châu Thành duy nhất có đường biên giới là thuộc tỉnh Tây Ninh. Huyện này gồm thị trấn Châu Thành và 14 xã.

Năm 2000, huyện Châu Thành (tỉnh Cần Thơ) được tách ra để thành lập mới huyện Châu Thành A. Năm 2003, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Sau đó, Chính phủ quyết định huyện Châu Thành A thuộc về tỉnh Hậu Giang, ngoài một phần đất của huyện này được nhập vào quận Cái Răng và huyện Phong Điền của thành phố Cần Thơ.

Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi hội tụ nhiều lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

Hiện nay huyện Châu Thành A có đến 4 thị trấn trực thuộc, gồm Một Ngàn ,Bảy Ngàn, Rạch Gòi và Cái Tắc.

Trên đây là những thông tin về 2 tỉnh miền Tây không có huyện Châu Thành, hy vọng bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích!

Có bao nhiêu tỉnh có huyện Châu Thành?

Đáp án: Tất cả đều có huyện Châu Thành. Việt Nam có một tên địa danh đặc biệt: đó là Châu Thành, có đến 10 tỉnh có huyện Châu Thành, bao gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tây Ninh.

Đbscl có bao nhiêu tỉnh có huyện Châu Thành?

Hiện nước ta có 9 tỉnh có huyện Châu Thành, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang (2 huyện Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, Trà Vinh và Tây Ninh.

Tại sao các tỉnh miền Tây đều có huyện Châu Thành?

Còn theo phó giáo sư - tiến sĩ ngôn ngữ học Lê Trung Hoa thì “châu thành” theo tiếng Hán nghĩa là bao vây chung quanh thành phố. Chính vì lẽ đó mà huyện Châu Thành của các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay đều nằm cạnh thị xã, hoặc thành phố của tỉnh đó.

Huyện Châu Thành có nghĩa là gì?

“Châu Thành” là một danh từ chung nhưng đã trở thành danh từ riêng để chỉ địa danh hành chính - tên của huyện hoặc thị trấn. Đặc điểm của huyện Châu Thành là huyện nằm bên cạnh thị xã, thành phố tỉnh lỵ. Như vậy, từ một từ có nghĩa là trong thành phố (thị xã), “châu thành” trở thành có nghĩa bên cạnh, ngoài thành phố!