Hướng dẫn trò chơi chủ đề nghề nghiệp

Điều cần lưu ý khi xây dựng chủ điểm nghề nghiệp:

    Chọn những nghề thực sự gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ trong cuộc sống hàng ngày, gợi ý các nghề sau: cô giáo, bác sĩ, người nấu bếp (hay thợ làm bánh), nghề của cha/mẹ

Một số hoạt động về chủ đề nghề nghiệp – Some activities for the Career Theme:

A. TRÒ CHƠI – GAMES

1. Ghép đồ dùng đúng với nghề (Matching game)

  • Sưu tầm các vật dụng hoặc tranh ảnh của các nghề khác nhau (hộp thư, xe cứu hỏa, vật dụng của nha sĩ .....) và tranh ảnh của nhiều người làm những nghề khác nhau.

  • Trẻ phải ghép đúng đồ vật với nghề

Trò chơi này thích hợp với trẻ 3-4 tuổi.

2. Làm nha sĩ (Being a dentist)

  • Dùng giấy vẽ 2 cái răng to và cắt ra, dán lên bảng

  • Sưu tầm tranh hoặc cô tự vẽ hình 1 số thức ăn có lợi và có hại cho răng.

  • Một trẻ đóng vai nha sĩ (nếu được cho trẻ mặc áo choàng trắng, đội mũ và khẩu trang)

  • Các trẻ còn lại chọn các thức ăn và đem lên gắn cạnh hình 2 chiếc răng

  • Nha sĩ phải cho biết thức ăn nào tốt, thức ăn nào có hại cho răng.

3. Làm người đưa thư (Being a mailman or mailwoman)

  • Làm thư bằng cách cắt giấy màu thành nhiều hình dáng khác nhau (tròn, vuông, tam giác.....) sao cho mỗi trẻ đều có đủ các hình.

  • Làm các hộp thư bằng túi giấy có dán các hình dáng tương tự như hình trẻ có (tròn, vuông ....)

  • Trẻ làm người đưa thư phải bỏ thư vào đúng các hộp thư có hình dáng giống nhau.

Ghi chú: Có thể thay các hình dáng bằng chữ cái, hay số đếm .....

B. KHOA HỌC- SCIENCE

1. Tác hại của một số thức uống đối với răng

Trong hoạt động này, cô và cháu cùng thí nghiệm để tìm hiểu tác hại của một số thức uống đối với răng.

  • Chuẩn bị: một cái vỏ trứng vịt (màu trắng). tượng trưng cho răng. Bẻ vỏ trứng vịt ra thành 4 miếng

  • 4 ly, mỗi ly đựng nước, sữa, nước ngọt coca cola và nước cam

  • Buổi chiều trước khi ra về, cô và cháu bỏ vào mỗi ly thức uống 1 miếng vỏ trứng và ngâm ở đó qua đêm.

  • Đến sáng hôm sau cô và cháu cùng xem xét các mảnh vỏ trứng và rút ra kết luận: miếng vỏ trứng trong ly nước và sữa ít có thay đổi, trong khi vỏ trứng trong nước ngọt và nước cam bị ố vàng.

  • Giáo dục trẻ: hạn chế uống nước ngọt, khi uống nước cam xong phải súc miệng sạch vì trong cam có axit dễ làm hư răng. Uống nhiều sữa và nước, đặc biệt sữa có canxi giúp răng chắc khỏe. Giáo dục trẻ cần đi khám răng thường xuyên.

2. Nghe nhịp tim

Hướng dẫn trò chơi chủ đề nghề nghiệp

  • Trẻ chơi thành từng cặp, 1 trẻ làm bác sĩ, 1 trẻ làm bệnh nhân.

  • Bác sĩ áp tai vào ngực và cố gắng đếm được nhịp tim của bệnh nhân

  • Sau đó cho bệnh nhân chạy nhảy 30 giây và bác sĩ lại nghe nhịp tim của bệnh nhân lần nữa.

  • Cô hỏi: Nhịp tim của bạn bây giờ ra sao? ---> Trả lời: tim bạn đập nhanh hơn sau khi bạn chạy nhảy.

3. Cân thư và dán tem

  • Chuẩn bị: + 1 cái cân (mượn của nhà bếp)

+ mấy cái bao thư, bên trong bỏ giấy sao cho các thư có trọng lượng khác nhau.

+ tem thư do cô tự làm và có ghi số tiền tương ứng với trọng lượng của thư (do cô tự qui định)

  • Cô cho trẻ cùng cân thư và lựa chọn tem thích hợp để dán.

  • Sau đó tổ chức đi đưa thư ở các lớp bên cạnh hoặc văn phòng.

C. NGHỆ THUẬT - ART

Tô màu một số tranh nghề nghiệp. Download tranh tại địa chỉ website:

http://www.everythingpreschool.com/themes/helpers/coloringpage.php

D. TRÒ CHƠI NGÓN TAY – FINGERPLAYS

Xem hướng dẫn tại địa chỉ website: http://www.rif.org/kids/leadingtoreading/en/babies-toddlers/finger-plays.htm

E. SÁCH – BOOKS (có tại văn phòng)

Hướng dẫn trò chơi chủ đề nghề nghiệp

  • Bé Gà Mái Hung Đỏ và Những Hạt Lúa Mì (sách song ngữ Việt – Anh) – nói về một bé gà mái siêng năng làm ra những ổ bánh mì.

  • Bé làm quen với tiếng Anh qua hình vẽ – chủ đề Nghề Nghiệp, sách song ngữ

  • Bé khám phá môi trường xung quanh – chủ đề Nghề Nghiệp (3-4 tuổi)

  • Trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ tập 2, trang 39

  • Science – A Choosey Shopper, trang 30 (Trẻ đóng vai người nội trợ đi mua thực phẩm cho gia đình. Trẻ phải nhìn vào tranh, chọn thực phẩm nào có lợi cho sức khỏe, tô màu, cắt và dán vào trong chiếc xe đẩy)

  • Staying Healthy – Sách nói về giữ gìn sức khỏe, trong đó có một số nghề như bác sĩ nhi đồng, nha sĩ (song ngữ)

F. PHÂN VAI – DRAMATIC PLAYS

1. Bệnh viện cho các thú nhồi bông

  • Mượn thú nhồi bông của tất cả các lớp

  • Làm một bệnh viện cho thú nhồi bông với các vật dụng của bác sĩ. Nếu thiếu vật dụng, cô có thể vẽ hay sưu tầm tranh dán lên giấy cứng rồi cắt ra cho trẻ chơi.

2. Chơi làm cô giáo

  • Chuẩn bị: + bảng, viết, phấn, giấy, đồ lau bảng ....

  • Trẻ đóng vai cô và học sinh

G. CHƠI NGOÀI TRỜI – OUTDOOR PLAY

1. Em làm lính cứu hỏa

Hướng dẫn trò chơi chủ đề nghề nghiệp

  • Chuẩn bị: + Cô và cháu cùng làm một chiếc xe cứu hỏa bằng thùng giấy, cắt dán, sơn vẽ lên cái thùng. Nếu được có thể dùng một vòi nước cũ làm vòi nước cứu hỏa

+ Làm mũ cho lính cứu hỏa đội bằng bằng giấy rôki

+ Áo cho lính cứu hỏa cũng có thể làm bằng giấy

+ Phấn màu đỏ và vàng, vẽ lên sân giả làm lửa

+ Chai đựng nước

  • Các cháu chơi trò chửa lữa, dùng chai nước rửa sạch những hình vẽ lửa trên nền gạch (giả vờ như dập tắt lửa)

H. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC – OTHERS

1. Nghề của cha/mẹ

  • Cô và trẻ chuẩn bị một số câu hỏi để về nhà trẻ hỏi cha/ mẹ về nghề nghiệp của cha/mẹ. Ví dụ: Cha/mẹ làm nghề gì? Làm ở đâu? Công việc của cha/mẹ là gì? Cha /mẹ mặc gì khi đi làm ....?

  • Trẻ vào lớp và thuật lại cho cả lớp nghe về công việc của cha mẹ mình.

2. Mời khách đến thăm và trò chuyện

- Mời một phụ huynh hay một người khách đến lớp và trò chuyện, trả lời các câu hỏi của trẻ về nghề nghiệp của họ.

3. Lớn lên em sẽ làm nghề gì?

  • Viết nhật ký: trẻ nói về ước mơ nghề nghiệp của mình, cô ghi lại.

  • Trẻ thảo luận với nhau về nghề mình thích khi lớn lên, ngoài ra trẻ còn mô tả công việc mình sẽ làm, những dụng cụ làm việc mình sẽ sử dụng, vì sao trẻ chọn nghề đó .....

Nguyễn Tri Như Quỳnh