Hướng dẫn thủ tục gộp sổ bhxh

Nội dung tư vấn: Hiện tại em có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì em gộp sổ lại như thế nào? Vì em có lên bảo hiểm xã hội TP X người ta nói là muốn gộp sổ lại thì phải có giấy thôi việc của công ty cũ thì mới gộp lại sổ được, mà công ty cũ của em thì kế toán là người mới nên không biết em làm công ty đó và không cho em giấy thôi việc hoặc giấy giới thiệu để em lên bảo hiểm Thành phố để gộp sổ lại thì bây giờ em phải làm cách nào? Em xin cảm ơn.

Tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“…

4. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.”.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, mỗi người chỉ có một sổ BHXH. Trường hợp, một người tham gia BHXH có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Theo thông tin bạn cho biết, bạn có làm việc tại 2 công ty và có 2 sổ bảo hiểm xã hội.Do vậy, với trường hợp của bạn, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH. Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH (Mẫu TK1- TS);

- 2 cuốn sổ BHXH.

>> Giải đáp vướng mắc về Gộp sổ bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6169

Ngoài ra bạn tham khảo theo quy định tại Quyết định 1111/QĐ- BHXH như sau:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc về việc gộp sổ bảo hiểm xã hội người lao động phải có quyết định thôi việc của công ty. Vì vậy, yêu cầu có quyết định thôi việc của cơ quan bảo hiểm xã hội là không có cơ sở bởi căn cứ quy định khoản 1 Điều 63 Quyết định 1111/QĐ- BHXH như sau:

" 1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất".

Cụ thể thì gộp sổ bảo hiểm xã hội thì hồ sơ của bạn sẽ bao gồm: 

- Hai quyển sổ Bảo hiểm xã hội của bạn - Điền đầy đủ thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu D01-TS (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011).

  Ngoài ra, nguyên tắc khi gộp sổ bảo hiểm xã hội thì cần đảm bảo yêu cầu quy định tại phần I Công văn 3663/BHXH-THU như sau:  

 " 1. Người lao động nộp sổ BHXH cấp trùng cho đơn vị đang làm việc hoặc đơn vị tham gia BHXH sau cùng đã chốt sổ, để lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan BHXH gộp sổ. Trường hợp đơn vị tham gia BHXH cuối cùng giải thể, hoặc NLĐ đã chốt sổ nghỉ việc và hiện tại không tham gia BHXH, thì NLĐ nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH, nơi đơn vị cuối cùng đăng ký tham gia BHXH để gộp sổ".

Cụ thể thì trường hợp của bạn tiến hành gộp sổ thì chỉ cần đảm bảo sổ bảo hiểm đã được công ty chốt sổ là sổ bảo hiểm xã hội thứ 2 thì bên phía cơ quan bảo hiểm phải có trách nhiệm gộp sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu bên phía cơ quan BHXH vẫn yêu cầu bạn phải có quyết định thôi việc của công ty thì bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố HCM và yêu cầu họ trả lời bằng công văn giải trình rõ về vấn đề này.  

Thứ hai, về quyết định thôi việc thì đây là trách nhiệm của bên công ty phải đảm bảo trả lại các hồ sơ giấy tờ liên quan đến người lao động trong thời hạn tối đa là 30 ngày quy định tại Điều 47 Luật Lao động 2012:

 

"Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".

Vì vậy, nếu như công ty chưa có quyết định thôi việc với bạn (hoặc chưa thanh toán xong nghĩa vụ khác) thì bạn cũng có thể làm đơn khiếu nại đến Ban Giám đốc công ty thông qua Công đoàn để có thể lấy được quyết định thôi việc đối với mình (trong trường hợp việc khiếu nại đến Cơ quan bảo hiểm xã hội TPHCM gặp khó khăn).

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Đối tượng về hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế?

Kính gửi Công ty Luật Minh Gia Tôi xin được tư vấn về việc nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Tôi sinh ngày 22/12/1968, hiện là công chức, làm việc tại Tỉnh đoàn; Tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 7/1989; Hệ số lương 4,74 Hệ số phụ cấp chức vụ: 0,3 Nếu tính đến ngày 22/12/2018, tôi đủ 50 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội 29 năm 6 tháng, có 2 năm liên tục (2017, 2018) được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Xin luật sư tư vấn giúp: Tôi có đủ điều kiện để xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 hay không? nếu được thì tôi phải làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định 108

>> Về hưu theo chính sách tinh giản biên chế có được hưởng hưu trí hàng tháng không?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Trân trọng!

Luật gia: P. T. Nguyệt - Công ty Luật Minh Gia

Vấn đề sử dụng sổ BHXH được quy định tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu…

Như vậy, đối với người đang có từ 02 sổ BHXH trở lên cần làm thủ tục gộp sổ để đảm bảo quyền lợi cho bản thân và cơ quan BHXH thuận tiện trong việc quản lý, ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.

Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất (Ảnh minh họa)


Hồ sơ, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 31 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 Quyết định 595, hồ sơ gộp sổ BHXH bao gồm:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) (Mẫu TK1-TS);

- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người lao động sau khi chuẩn bị đẩy đủ các giấy tờ nêu trên thì nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động tại đơn vị nơi mình đang làm việc hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi tham gia bảo hiểm.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH

Thời gian giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết (theo khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý thêm các trường hợp gộp sổ BHXH dưới đây:

- Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau, thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu, hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

- Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động.

- Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN… (khoản 67 Điều 1 Quyết định 505 sửa đổi, bổ sung Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 Quyết định 595).

Trên đây là thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lý do nào, người lao động đang có nhiều sổ BHXH nên làm thủ tục gộp sổ.

Nếu có thêm thắc mắc gì về thủ tục gộp sổ BHXH và các vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 5 vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội

Thủ tục gộp sổ BHXH cho người lao động năm 2022 (Ảnh minh họa)

1. Gộp sổ BHXH trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên (thông qua NSDLĐ)

Thủ tục này áp dụng đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau.

**Hồ sơ (01 bộ) bao gồm:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Tất cả các sổ BHXH của NLĐ.

**Trình tự thực hiện gộp sổ BHXH

- Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH thông qua người sử dụng lao động: NLĐ lập Tờ khai TK1-TS.

- Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3. NLĐ nhận kết quả đã giải quyết.

**Cách thức thực hiện gộp sổ BHXH

Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Qua Bưu chính;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

**Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

**Kết quả giải quyết:

- Sổ BHXH;

- Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

2. Gộp sổ BHXH trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên do cá nhân trực tiếp nộp HS

Thủ tục này áp dụng với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau.

**Hồ sơ (01 bộ) gồm:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).

**Trình tự thực hiện gộp sổ BHXH:

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH: NLĐ lập Tờ khai TK1-TS.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. NLĐ nhận kết quả đã giải quyết.

**Cách thức thực hiện gộp sổ BHXH:

Bước 1. NLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

Qua giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.

- Qua Bưu chính;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

**Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

**Kết quả giải quyết:

- Sổ BHXH;

- Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

Căn cứ: Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ đề