Uống cà phê đúng cách để giảm cân

Uống cà phê để giảm cân là một kế hoạch ăn kiêng tương đối mới và nhanh chóng trở nên phổ biến. Thực tế đã có một vài người đã thành công với phương pháp này nhưng về lâu dài sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng bằng cà phê được phổ biến bởi cuốn sách “The Coffee Lover’s Diet” của Tiến sĩ Bob Arnot. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Arnot tuyên bố rằng uống cà phê nhiều lần mỗi ngày có thể tăng cường trao đổi chất, đốt cháy nhiều chất béo, ngăn chặn sự hấp thụ calo và giảm sự thèm ăn.

Ông lấy cảm hứng để viết cuốn sách này sau khi nghiên cứu về những người sống trên hòn đảo nhỏ Ikaria của Hy Lạp, nơi có một lượng lớn người già khỏe mạnh. Ông tin rằng, sở dĩ những người trên hòn đảo có sức khỏe và tuổi thọ cao là kết quả của việc họ uống nhiều cà phê giàu chất chống oxy hóa.

Kế hoạch ăn kiêng bằng cà phê liên quan đến việc uống tối thiểu 3 cốc (720ml) cà phê rang nhạt mỗi ngày. Các loại cà phê rang nhạt (light roast) có xu hướng giàu chất chống oxy hóa polyphenol hơn các loại rang đậm. Trong chế độ ăn kiêng, bạn có thể có thể sử dụng cà phê không chứa caffein hoặc khử cafein, miễn là đạt tối thiểu 3 cốc (720 ml) mỗi ngày. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng đường hoặc kem và nên thay thế một bữa ăn mỗi ngày bằng một ly sinh tố xanh nhiều chất xơ. Các bữa ăn và đồ ăn nhẹ khác của nên có ít calo và chất béo và giàu chất xơ từ ngũ cốc, trái cây và rau quả, tránh các thực phẩm chế biến cao, chẳng hạn như đồ ăn đông lạnh và thực phẩm ăn nhẹ tinh chế. Trong cuốn sách này, Tiến sĩ đã đề xuất một kế hoạch bữa ăn mẫu là chứa khoảng 1.500 calo mỗi ngày. Các bữa ăn cho chế độ ăn kiêng này sẽ bao gồm đậu phụ và rau xào, gạo lứt, hoặc salad gà nướng với nước sốt dấm.

Cafe rang hạt giàu chất chống oxy hóa

Cà phê rất giàu caffeine và chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol, rất có lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm viêm và giảm tổn thương gốc tự do. Khi nói đến việc tăng cường giảm cân, cà phê còn có hai lợi ích tiềm năng là giảm sự thèm ăn và tăng sự trao đổi chất.

3.1 Giảm sự thèm ăn

Tiến sĩ Arnot khẳng định rằng cà phê có thể giảm sự thèm ăn, do đó giúp giảm lượng calo hàng ngày. Uống cà phê trong thời gian ngắn trước bữa ăn có thể làm giảm số lượng thức ăn trong bữa ăn đó. Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê khoảng 3 đến 4,5 giờ trước khi ăn dường như không ảnh hưởng lượng thức ăn được ăn vào bữa tiếp theo. Một nghiên cứu ở 33 người thừa cân hoặc cân nặng bình thường cho thấy uống cà phê làm giảm lượng calo ở những người thừa cân. Trong nghiên cứu này, mỗi người tham gia chỉ nhận được bữa sáng và nước, cà phê thông thường hoặc cà phê với một nửa lượng caffeine. Cà phê thông thường chứa 2,7 mg caffeine. Khi những người thừa cân uống 200ml cà phê, họ đã tiêu thụ ít calo hơn so với khi họ uống nước hoặc cà phê với một nửa lượng caffeine. Cà phê chứa cafein có thể giúp giảm lượng calo cho một số người, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra các kết luận liên quan đến vấn đề này.

Uống cà phê giúp giảm chứng thèm ăn

3.2 Tăng sự trao đổi chất

Cà phê có chứa caffein có thể làm tăng số lượng calo và lượng chất béo cơ thể đốt cháy, giúp giảm cân dễ dàng hơn. Trong một bài đánh giá trên 600 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng caffeine có liên quan đến việc giảm cân, chỉ số khối cơ thể (BMI) và khối lượng chất béo. Trong một nghiên cứu khác ở 12 người trưởng thành đã sử dụng một chất bổ sung có chứa caffeine và polyphenol, là hai thành phần hoạt động chính của cà phê. Việc bổ sung cà phê dẫn đến việc đốt cháy nhiều chất béo và calo hơn đáng kể so với những người được cung cấp giả dược.

Khi luyện tập cà phê cũng có thể tăng lượng chất béo bạn đốt cháy. Một nghiên cứu đã xem xét tác dụng của cà phê ở 7 người đàn ông khỏe mạnh, làm việc trong 30 phút, sau đó tiêu thụ khoảng 250 ml cà phê chứa cafein. Những người uống cà phê đốt cháy nhiều chất béo hơn những người tiêu thụ nước.

Chất chống oxy hóa có trong cà phê có thể làm giảm sự thèm ăn và tăng sự trao đổi chất của. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng với cà phê có một số nhược điểm như sau:

4.1 Caffeine quá mức

Mặc dù cà phê khử cafein có thể là một lựa chọn trong chế độ ăn kiêng với cà phê, nhưng hầu hết mọi người thích cà phê chứa caffein hơn. Tuy nhiên, lượng caffeine quá mức có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao. Theo một nghiên cứu quan sát đã thấy mối liên quan giữa cà phê và huyết áp ở hơn 1.100 người bị huyết áp cao. Những người tiêu thụ ba hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày có chỉ số huyết áp cao hơn so với những người không uống cà phê. Caffeine cũng là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó khiến cơ thể bài tiết nhiều chất lỏng hơn qua nước tiểu. Nếu uống nhiều cà phê, có thể cần phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Hơn nữa, nhiều chất điện giải quan trọng có thể bị mất kể cả kali. Mất quá nhiều kali có thể dẫn đến một tình trạng hạ kali máu, có thể ảnh hưởng đến kiểm soát cơ bắp và sức khỏe của tim. Cuối cùng, lượng caffeine quá mức có liên quan đến các cơn đau tim, đau đầu, mất ngủ và tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương và thậm chí trầm cảm. Mặc dù uống quá nhiều cà phê có chứa caffein có thể gây hại, lượng caffeine lên tới 400 mg mỗi ngày, hoặc khoảng 4 tách (960ml) cà phê vẫn thường được coi là an toàn.

Người có bệnh lý huyết áp cần thận trọng

4.2 Có thể lấy lại cân nặng nhanh chóng

Các kế hoạch ăn kiêng liên quan đến việc giảm đáng kể lượng calo, chẳng hạn như khuyến nghị 1.500 calo mỗi ngày trong chế độ ăn kiêng với cà phê thường dẫn đến việc lấy lại cân nặng nhanh do một số thay đổi mà cơ thể trải qua khi hạn chế lượng calo. Cơ thể thích nghi với số lượng calo thường xuyên tiêu thụ. Do đó, khi giảm lượng calo đáng kể, cơ thể sẽ thích nghi bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất, giảm số lượng calo bạn đốt cháy. Ngoài ra, những thay đổi nội tiết tố xảy ra do hạn chế lượng calo có thể làm tăng sự thèm ăn. Leptin là một loại hormone thúc đẩy cảm giác no và gửi tín hiệu đến não để ngừng ăn. Tuy nhiên, mức độ leptin trong cơ thể có thể giảm đáng kể khi áp dụng chế độ ăn ít calo, dẫn đến tình trạng đói và thèm ăn nhiều hơn. Vì những lý do đó, có thể nói là rất khó giảm cân trong chế độ ăn kiêng bằng giảm đáng kể lượng calo, chẳng hạn như chế độ ăn kiêng với cà phê và kết quả cuối cùng thường lấy lại cân nặng nhanh.

Theo một số nghiên cứu, khoảng 80% những người giảm cân bằng chế độ ăn ít calo lấy cân nặng trong tháng đầu tiên ra khỏi chế độ ăn kiêng. Gần 100% mọi người lấy lại toàn bộ số cân nặng đã mất trong vòng 5 năm sau khi kết thúc chế độ ăn kiêng.

4.3 Chế độ giảm cân bằng cà phê không phải là biện pháp lâu dài

Theo lời chứng thực, mọi người thường theo chế độ ăn kiêng với cà phê trong hai đến bảy tuần. Trên thực tế, nó có thể không an toàn trong thời gian dài vì nhiều lý do. Uống một lượng lớn cà phê chứa cafein có thể dẫn đến lượng caffeine quá mức, có thể gây ra một số vấn đề, bao gồm mất ngủ và trầm cảm.

Sử dụng caffein quá mức dễ gây mất ngủ

Chế độ ăn kiêng giảm cân thành công thường chỉ liên quan đến việc hạn chế lượng calo nhỏ, dẫn đến giảm cân chậm hơn, bền vững hơn. Tăng lượng proteinchất xơ, giảm lượng đường tinh chế tiêu thụ và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và giảm cân bền vững hơn. Đối với hầu hết mọi người, chế độ ăn kiêng giảm cân thành công nhất là chế độ ăn kiêng mà họ có thể tuân thủ được. Chế độ ăn kiêng với cà phê khuyến khích bạn uống ít nhất 3 tách cà phê (720 ml) mỗi ngày trong khi hạn chế lượng calo.

Mặc dù nó có thể dẫn đến giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng nó không phải là một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian dài. Nó có thể dẫn đến việc lấy lại cân nặng và tác dụng phụ từ việc uống quá nhiều caffeine. Để giảm cân an toàn và lành mạnh, bạn nên có các kế hoạch ăn kiêng bền vững hơn hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Uống cafe nhiều có tác hại gì tới tim mạch không?

XEM THÊM:

Thành phần caffeine trong cà phê được cho là có công dụng giảm cân. Tuy nhiên, giải pháp giảm cân an toàn và hiệu quả với cà phê thì nên được cân nhắc kỹ.

Cà phê giảm cân dựa trên cơ chế làm giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời tăng cường sự trao đổi chất và tác động đến các tế bào mỡ. Tuy nhiên, tác dụng của cà phê có giảm cân không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

1. Cà phê làm giảm sự thèm ăn

Cà phê hạn chế sự thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Một vài nghiên cứu cho thấy nếu uống cà phê ngay trước bữa ăn, lượng thức ăn bạn ăn sau đó có thể giảm bớt đi. Tuy nhiên, thói quen uống cà phê trong khoảng 3 – 4,5 giờ đồng hồ trước khi ăn dường như lại không ảnh hưởng đến lượng thức ăn bạn sẽ ăn sau đó.

2. Cà phê kích thích sự trao đổi chất

Cà phê giúp tăng cường sự đốt cháy calo và mỡ, khiến bạn giảm cân dễ dàng hơn. Trong một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 600 người, các chuyên gia phát hiện ra rằng lượng caffeine lớn hơn có liên quan đến việc giảm cân. Khi tăng gấp đôi lượng caffeine cho người tham gia thì trọng lượng, chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) và khối lượng chất béo của họ giảm khoảng 17 – 28%.

3. Cà phê tác động vào tế bào mỡ

Caffeine kích thích hệ thống thần kinh gửi tín hiệu trực tiếp đến các tế bào mỡ, điều khiển sự phân hủy chất béo. Cà phê thực hiện điều này bằng cách tăng nồng độ của lượng epinephrine có trong máu.

Epinephrine hay còn được gọi là adrenaline đi qua máu đến các mô mỡ, báo hiệu chúng phải phân hủy chất béo và giải phóng vào máu. Tuy nhiên, việc giải phóng các axit béo vào máu không giúp bạn giảm mỡ nếu bạn không đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm: Uống cà phê nhiều có tốt không? 7 cách uống cà phê tàn phá sức khỏe

Tác hại khi giảm cân bằng cà phê

Bạn cần lưu ý đến một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gây hại cho sức khỏe khi lựa chọn cách giảm cân bằng cà phê.

1. Lượng caffeine quá mức

Lợi ích tăng cường quá trình trao đổi chất của cà phê phần lớn là nhờ vào thành phần caffeine. Tuy nhiên, lượng caffeine quá mức lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng cao huyết áp.

Caffeine cũng là một chất lợi tiểu, khiến bạn bài tiết nhiều chất lỏng hơn qua nước tiểu. Nếu bạn uống nhiều cà phê, bạn sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn. Nhiều chất điện giải quan trọng, trong đó có kali sẽ bị mất đi cùng với lượng nước tiểu thoát ra ngoài. Khi quá nhiều kali bị mất đi sẽ dẫn đến tình trạng hạ kali máu, ảnh hưởng đến sự kiểm soát các cơ bắp và sức khỏe của tim.

Video liên quan

Chủ đề