Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Bạn muốn làm nổi bật một số ô tính có giá trị quan trọng nhưng ngại việc định dạng thủ công sẽ dễ gây nhầm lẫn và thiếu sót?

Chức năng Conditional Formatting (Định dạng có điều kiện) trong Excel sẽ giúp bạn giải quyết vần đề này. Với những tính năng đơn giản mà hiệu quả, Conditional Formatting trong thực tế rất cần thiết, giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt các ô tính quan trọng, nhất là khi phải làm việc với một lượng dữ liệu lớn và cần kiểm tra lại hoặc nhấn mạnh các giá trị quan trọng trong bảng tính.

Ngoài ra, bạn không cần lo lắng định dạng theo điều kiện sẽ làm mất định dạng gốc vì Excel vẫn giữ lại định dạng cũ, chỉ bổ sung quy tắc mới và chép đè định dạng mới lên trên. Khi xóa quy tắc của Conditional Formatting, định dạng cũ của ô tính sẽ được trả lại như ban đầu.

1. Định dạng theo điều kiện có sẵn

Để bắt đầu sử dụng, bạn vào thẻ Home trên thanh Ribbon, nhấn Conditional Formatting trong mục Styles và chọn kiểu điều kiện bạn muốn:

  1. Highlight Cells Rules - Quy tắc đánh dấu nổi bật ô tính theo giá trị:

Excel sẽ làm nổi bật ô tính thỏa mãn điều kiện bạn chọn dựa trên giá trị từng ô, cụ thể như sau:

  • Greater Than: Lớn hơn một giá trị xác định.
  • Less Than: Nhỏ hơn giá trị cho trước.
  • Between: Nằm trong khoảng giá trị định sẵn.
  • Equal To: Bằng đúng giá trị xác định.
  • Text That Contains: Nội dung ô tính có chứa phần chữ cho trước.
  • A Date Occurring: Giá trị ô tính chứa một ngày tháng định sẵn.
  • Duplicate Values: Xác định những giá trị trùng lặp.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

  1. Top / Bottom Rules - Quy tắc xác định ô tính theo xếp hạng:

Excel xác định những giá trị theo thứ hạng dựa trên vùng ô tính chọn xét điều kiện và định dạng riêng các ô tính chứa các giá trị này.

  • Top 10 Items: 10 giá trị lớn nhất.
  • Top 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị lớn nhất.
  • Bottom 10 Items: 10 giá trị nhỏ nhất.
  • Bottom 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị lớn bé nhất.
  • Above Average: Những giá trị lớn hơn giá trị trung bình của toàn vùng chọn.
  • Below Average: Các giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình của toàn vùng chọn.

Bạn có thể tùy chỉnh số lượng giá trị hoặc số phần trăm bất kỳ khác 10 với 4 kiểu định dạng đầu tiên.

  1. Data Bars - Hiển thị mức độ lớn nhỏ của giá trị:

Với cách định dạng này, các giá trị sẽ được đo lường rõ ràng ngay trong từng ô tính của vùng chọn định dạng điều kiện.

  1. Color Scales - Phân biệt độ lớn nhỏ của các giá trị bằng màu sắc:

Các giá trị thể hiện mức độ màu khác nhau dựa trên độ lớn nhỏ của từng giá trị trong vùng.

  1. Icon Sets - Thêm biểu tượng vào ô tính dựa trên giá trị:

Tương tự như Data Bars và Color Scales, giá trị ô tính được phân nhóm theo biểu tượng.

2. Định dạng theo điều kiện riêng:

Ngoài các thao tác định dạng sẵn có, bạn còn có thể tự tạo quy tắc riêng cho định dạng điều kiện của mình. Bạn chỉ cần thực hiện tương tự như định dạng kiểu có sẵn và chọn More Rules ở từng kiểu hoặc New Rule (bên dưới Icon Sets) để tùy chỉnh riêng.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

3. Xóa và quản lý Conditional Formatting

Bạn có thể chọn Clear Rules để xóa theo vùng đang chọn (Selected Cells), theo toàn bộ bảng tính (Entire Sheet), theo bảng này (This Table), theo bảng phân tích dữ liệu (This PivotTable).

Trong trường hợp cần quản lý các định dạng có điều kiện thì chọn Manage Rules để dễ dàng thay đổi, xóa và cập nhật các định dạng điều kiện mới.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Trong hình ví dụ trên, ta có thể thấy việc định dạng Duplicate Values giúp xác định lỗi đánh máy ở một trong hai mã hàng BC35. Sau khi chỉnh xong lỗi này, bạn có thể chọn quy tắc Duplicate Values và nhấn Delete Rule. Ngoài ra, giá tiền cũng thế hiện được mức độ cao thấp nhờ Data Bar.

Thêm dấu tích trong excel là một tip khá hay và linh hoạt khi trình bày nội dung trong excel, bạn có thể sử dụng dấu tích đánh vào những nội dung, công việc đã hoàn thành giúp phân biệt dễ dàng hơn với nội dung, công việc chưa hoàn thành. Dấu tích giúp người xem dễ dàng tra cứu, theo dõi nội dung. Vì vậy, nó đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách đánh dấu tích trong excel đơn giản và hiệu quả nhất.

1. Giới thiệu về ký hiệu dấu tích trong excel

Dấu tích hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như dấu kiểm tra, checkmark. Đây là một kí hiệu được sử dụng chủ yếu để trình bày dữ liệu dưới dạng danh sách những nội dung cần thực hiện. Trong Excel, ký hiệu dấu tích được sử dụng để biểu thị trạng thái hoàn thành, đúng hoặc tích cực.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Dấu tích trong excel dùng để biểu thị trạng thái hoàn thành

Ký hiệu dấu tích thường được sử dụng trong các danh sách, bảng khảo sát hoặc các biểu mẫu khác để đánh dấu các mục đã được hoàn thành hoặc các câu trả lời đúng. Thông thường, dấu tích sẽ có hình gần giống chữ V và màu sắc xanh lá. Ngược lại với dấu tích là dấu X, thể hiện màu sắc đỏ.

2. 8 cách thêm dấu tích trong excel cực nhanh

Có rất nhiều cách thêm ô tích trong excel, bạn có thể sử dụng công cụ Symbols, phím tắt hay chèn ảnh đều được. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn 8 cách đánh dấu tích vào ô trong excel, hãy tham khảo để biết cách thực hiện nhé.

2.1. Thêm dấu tích bằng bằng công cụ Symbols

Đây là cách cũng khá phổ biến và cũng được dùng nhiều trong excel.

- Tích ấn vào ô cần để thêm dấu tích, trên thanh menu của trang tính làm việc, chọn Insert > Symbol thực hiện các bước như hình.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Thêm dấu tích bằng công cụ Symbols

Lúc này, hộp thoại Symbols hiện ra. Các bạn chọn thẻ Symbols rồi tại mục Font các bạn chọn Wingdings 2. Sau đó các bạn chọn biểu tượng hình dấu tích tại danh mục ký hiệu bên dưới rồi nhấn Insert.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Nhấn chọn Wingdings 2 để chọn dấu tích

- Và ngay khi Insert thì bạn sẽ thấy dấu tích được tạo ra ngay tại ô bạn chọn.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Kết quả khi sử dụng Symbol

Ngoài dấu tích, trong một số trường hợp bạn sẽ cần tạo nút chọn trong Excel. Việc tạo nút chọn sẽ giúp quá trình làm việc với bảng tính của bạn thuận tiện hơn.

2.2. Sử dụng phím tắt để tạo dấu tích trong Excel

Cách thêm dấu tích trong excel bằng phím tắt cách thực hiện như sau:

- Chọn ô cần thêm dấu tích, trong phần Name box ấn tổ hợp Shift + P sẽ cho ra chữ P hoa và ấn tổ hợp Shift + P vào ô vừa chọn, ngay lập tức sẽ cho ra kết quả:

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Sử dụng font chữ Wingdings 2 và tổ hợp phím Shift + P. Hình 2

Nếu muốn tích cho các ô khác thì chỉ cần ấn vào ô chứa dấu tích vừa tạo và ấn tổ hợp Ctrl + C và tổ hợp Ctrl + V dán vào muốn tích khác.

Có thể nói đây là chèn dấu tích trong excel nhanh nhất và đơn giản.

2.3. Cách đánh dấu tick trong Excel bằng cách chèn ảnh

- Chỉ cần bằng việc gõ Check Mark trên các công cụ tìm kiếm ví dụ như google thì bạn sẽ thấy được một loạt các dấu tích các loại hiện ra cho bạn lựa chọn.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Thêm dấu tích bằng cách chèn hình ảnh

- Chọn một dấu tích, ấn vào dấu tích đó và ấn chuột phải chọn sao chép hình ảnh:

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chèn ảnh dấu tích

- Quay trở lại trang tính ấn vào chuột vào ô cần tích dấu, nhấn tổ hợp Ctrl + V để dán hình ảnh vào ô đó và ấn vào ảnh chỉnh sửa kích thước sao cho phù hợp.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Cách chèn ảnh dấu tích vào Excel

2.4. Cách làm dấu tích trong Excel bằng hàm CHAR

Nhiều bạn nghĩ rằng, hàm trong excel chỉ sử dụng khi có nhu cầu tính toán, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, nếu muốn bạn hoàn toàn cũng có thể sử dụng hàm để gõ dấu tích excel. Cách tích chữ V trong excel bằng hàm như sau:

Tại ô muốn đánh tích V bạn nhập hàm:

\=CHAR(252): Hàm này hiện dấu tick thông thường.

\=CHAR(254): Hàm này hiện checkbox có dấu tích.

Khi bạn nhập hàm này dấu tích mong muốn sẽ hiện ra. Tiếp theo bạn bôi đen ký tự vừa xuất hiện và chọn font chữ Wingdings để định dạng lại là được.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Hàm đánh tích V trong excel

2.5. Cách lấy dấu tích trong excel bằng sao chép và dán

Nếu bạn muốn chèn dấu trong excel trông lạ mắt và ấn tượng hơn thì bạn có thể thực hiện thao tác sao chép và dán từ checkmark trên google. Cách thêm dấu tích trong excel bằng phương pháp này thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào google sau đó gõ từ khoá "Checkmark" => Chọn sang phần tìm kiếm hình ảnh.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Gõ từ khoá để tìm kiếm hình ảnh trên google

- Bước 2: Chọn những hình ảnh dấu tích mà bạn yêu thích, sau đó nhấn chuột phải chọn "sao chép hình ảnh"

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Sao chép hình ảnh

- Bước 3: Mở trang tính muốn chèn dấu tích V sau đó Paste (dán) vào, điều chỉnh kích cỡ theo đúng ý muốn bằng cách kéo thả 4 góc

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Điều chỉnh 4 góc vào ô muốn tích

2.6. Cách chèn dấu tích trong excel bằng Conditional Formatting

Cách đánh dấu tích bằng Conditional Formatting như sau:

- Bước 1: Đầu tiên bạn chọn vị trí muốn đánh dấu tích

- Bước 2: Tiếp theo bạn chọn Home Conditional Formatting => Chọn Icon Sets và chọn ký tự tích. Như vậy là bạn sẽ chèn dấu tích trong excel thành công.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Thao tác thêm dấu tích trong excel

\>>> Xem thêm: Gợi ý 5 cách chèn ký tự đặc biệt trong excel chỉ mất 60 giây thực hiện

2.7. Tận dụng tính năng Autocorrect để tạo dấu tick trong Excel

Ngoài những cách thêm dấu tích trong excel như bên trên đã chia sẻ vẫn còn có một cách thêm tích V nữa đó là tận dụng tính năng Autocorrect. Đối với phương pháp này cách thực hiện như sau:

- Bước 1: Đầu tiên bạn mở file excel muốn đánh dấu tích => Chọn thẻ File

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn File

- Bước 2: Tiếp theo chọn mục Options

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn Options

- Bước 3: Tiếp tục chọn Proofing => Chọn AutoCorrect Options.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn Proofing và AutoCorrect Options

- Bước 4: Cửa sổ AutoCorrect xuất hiện bạn tiến hành tuỳ chỉnh các hạng mục. Cụ thể: mục Replace sẽ nhập CMARK/Checkmark/,... và mục With sẽ nhập dấu tích => Chọn OK.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Thao tác thêm dấu tích

2.8. Sử dụng VBA để tạo tích trong excel

Để tạo dấu tích bằng VBA bạn thực hiện như sau:

- Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải mở Developer trên thanh Ribbon, cách mở như sau:

- Chọn File

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn File

- Tiếp theo chọn Option

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn Option

- Cột bên trái bạn chọn Customize Ribbon. Sau đó tại mục Customize the Ribbon, bạn chọn Main Tabs và tick vào ô Developer.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Thao tác chọn ô Developer

Cuối cùng bấm OK là xong.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Bấm OK

- Bước 2: Tiến hành tạo dấu tích V bằng thẻ Developer, cách thực hiện như sau:

- Trên thanh công cụ menu chọn Developer => Chọn Insert => Chọn dấu tích

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn dấu tích

- Click chuột trái vào ô mà bạn muốn chèn dấu tích

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn ô muốn chèn dấu tích

- Trường hợp bạn muốn thay đổi tên checkbox thì bạn nhấn chuột phải vào checkbox => Chọn Edit Text.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn Edit Text

3. Hướng dẫn cách xóa dấu tích trong Excel

Để xoá dấu tích trong excel bạn chỉ cần chọn vào ô chứa dấu tích sau đó nhấn phím "Delete" trên bàn phím.

Trường hợp muốn xoá nhiều dấu tích cùng một lúc thì bạn kéo chọn những dấu tích muốn xoá, sau đó nhấn phím "Delete"

Nếu muốn xoá tất cả các dấu tích đã chọn thì bạn thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào thẻ Home => Đi đến mục Editing và chọn Find & Select => Chọn Go To Special.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn Go To Special

- Bước 2: Tiếp tục bạn click chọn Object => Nhấn chọn OK.

Hướng dẫn tạo nút check trong conditional formatting trong excel năm 2024

Chọn OK

- Bước 3: Thực hiện xong hết các bước trên thì các dấu tích đã được chọn, bây guiờ bạn nhấn phím Delete là xong.

4. Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn chi tiết 8 cách thêm dấu tích trong excel nhanh chóng và đơn giản nhất. Biết cách đánh dấu tích trong Excel quá trình học excel của bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều, không cần mất thời gian mày mò, tìm kiếm những việc đã làm và chưa làm nữa. Nhờ việc đánh dấu tích, bảng tính được theo dõi cụ thể, chính xác và đầy đủ hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những bài học excel khác, hãy tham gia khoá học Excel online mới tại Unica nhé.