Hướng dẫn in trong phần mềm kế toán công đoàn

Tại đầu cầu tỉnh Quảng Nam, tham dự tập huấn có cán bộ Ban Tài chính, Kế toán trưởng và cán bộ làm công tác kế toán công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Hướng dẫn in trong phần mềm kế toán công đoàn

Quang cảnh của lớp tập huấn chế độ và phần mềm kế toán công đoàn trực tuyến

Hội nghị được nghe các chuyên gia và báo cáo viên trao đổi về Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và chế độ kế toán công đoàn (tài khoản và hạch toán kế toán nghiệp vụ; một số nghiệp vụ chủ yếu; sổ sách và báo cáo tài chính); hướng dẫn chuyển đổi từ chế độ kế toán cũ sang chế độ kế toàn mới; giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác kế toán công đoàn; hướng dẫn phần mềm kế toán với các chuyên đề “Bảng mã – Nghiệp vụ”; “Kế hoạch dự toán và số dư ban đầu”; “Nhập chứng từ kế toán”…; hướng dẫn phần mềm báo cáo thu chi tài chính công đoàn cơ sở.

Tại Hội nghị, các chuyên gia đã giải đáp nhiều lượt ý kiến thắc mắc của các đơn vị cũng như hướng dẫn kiểm tra, khai thác báo cáo tài chính công đoàn. Sau đợt tập huấn này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đợt 2 gồm 9 lớp từ ngày 18-23/10/2021 qua phần mềm hội nghị - dạy học trực tuyến, dự kiến sử dụng phần mềm zoom do Công ty Cổ phần công nghệ VCS cung cấp.

Triển khai việc sử dụng phần mềm kế toán công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tới các đơn vị công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở. Ban Tài chính Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đưa chương trình phần mềm kế toán công đoàn của Tổng Liên đoàn lên trang Lãnh đạo của Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Ban Tài chính trân trọng thông báo tới các đơn vị để biết, tải về, cài đặt và sử dụng. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc liên hệ về Ban Tài chính Công đoàn Giáo dục Việt Nam theo số điện thoại 04.37345343./.

Phần mềm “Kế toán công đoàn cấp trên cơ sở 2014” và “Kế toán công đoàn cơ sở 2014” là phiên bản nâng cấp của phần mềm “Quản lý tài chính tài sản công đoàn” để phù hợp với những quy định mới của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong công tác quản lý tài chính công đoàn.

1. Tải đĩa phần mềm mới “Kế toán công đoàn cấp trên cơ sở 2014”

Tải file về: DiaketoanCD-TCS-2014.zip

2. Tải phần mềm mới “Kế toán công đoàn cơ sở 2014”

Tải file về: DiaKetoanCDcoso2014-V.zip

Để mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính kế toán công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNamnghiên cứu xây dựng phần mềm dành cho công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở kế toán đơn, với quan điểm:

- Phần mềm đơn giản, dễ làm, đáp ứng yêu cầu quản lý thu, chi CĐCS, giảm thời gian làm công tác kế toán, tăng độ chính xác; sổ kế toán, báo cáo tài chính rõ ràng.

- Không yêu cầu cao về nghiệp vụ kế toán đối với cán bộ làm kế toán giúp công đoàn cơ sở (biết sử dụng máy tính có thể sử dụng được ).

- Đảm bảo thống nhất về mẫu biểu, sổ kế toán theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

- Thống nhất tương đối với phần mềm Quản lý tài chính tài sản công đoàn của cấp trên; Công đoàn cấp trên dễ dàng kiểm tra, đối chiếu, hoặc nhập số liệu báo cáo khi CĐCS gửi báo cáo qua Internet (email).

- Phần mềm áp dụng cho các đối tượng: Công đoàn cơ sở; Công đoàn cơ sở có cơ sở thành viên; Công đoàn cấp trên cơ sở kế toán đơn.

Việc cài đặt phần mềm Kế toán công đoàn cơ sở 2011 có thể do người sử dụng tự cài đặt hoặc nhờ người có hiểu biết về máy tính làm giúp. Quy trình như sau:

1. Tải phần mềm kế toán từ trang web của Tổng Liên đoàn LĐVN.

Vào trang web www.congdoanvn.org.vn => chọn “Download phần mềm tài chính CĐ” => chọn download tệp nén .rar hoặc .zip (DiaketoanCDcoso2011.rar hoặc DiaketoanCDcoso2011.zip).

Lưu ý: Nhớ vị trí tệp được tải về trong máy để thực hiện các bước tiếp theo.

2. Cài đặt phần mềm kế toán công đoàn:

- Giải nén tệp vừa tải về (DiaketoanCDcoso2011.rar hoặc . zip). Sau khi giải nén có các thư mục và một số file:

(Nếu CĐCS được cấp trên phát đĩa, trong đĩa cũng có các thư mục và file như trên).

- Vào thư mục “Caidatphanmemketoancongdoan” => chạy file Setup.exe để cài đặt chương trình vào C:\Program files. Quá trình cài đặt thường có các thông báo như sau:

(Chú ý trước khi cài đặt cần đóng tất cả các chương trình đang chạy trên máy tính như các chương trình diệt virus, word, exel …) .

Lưu ý: + Các máy trước đây đã sử dụng phần mềm trước 2011 vẫn phải thực hiện cài đặt lại chương trình.

+ Phần mềm được cài mặc định vào trong C:\Program files, nhưng không sử dụng chương trình này mà cần thực hiện bước tiếp theo (3).

3. Sử dụng chương trình kế toán mới:

Coppy thư mục: “KetoanCDcoso2011” (đã giải nén ở trên) vào trong ổ D:\ của máy và chạy chương trình bằng cách chạy file “Ketoancongdoan.exe” trong thư mục KetoanCDcoso2011 này.

- Để đưa biểu tượng chương trình ra màn hình thực hiện như sau: bấm chuột phải tại file Ketoancongdoan.exe => chọn “Send to” => chọn “Desktop”.

- Các đơn vị lần đầu tiên cài đặt chương trình sử dụng chương trình này để bắt đầu nhập chứng từ và các thông tin theo hướng dẫn tại phần 2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm.

Các đơn vị trước đây đã sử dụng phần mềm cũ cần thực hiện tiếp bước 4.

- Chú ý: Để chương trình hiển thị và gõ được phông chữ tiếng Việt có dấu, yêu cầu máy tính phải được cài đặt bộ gõ tiếng Việt có hỗ trợ phông chữ ABC theo TCVN3. Khi nhập chứng từ cũng như khai báo các thông tin, bắt buộc phải chọn bảng mã TCVN3.

4. Chuyển dữ liệu từ chương trình cũ sang chương trình mới (nếu trước đây đã sử dụng phần mềm TaichinhTLD hoặc Ketoancongdoan26052011):

Bước 1: Xác định vị trí dữ liệu chương trình cũ: Chạy chương trình cũ, phía dưới màn hình hiển thị đường dẫn file dữ liệu chương trình:

Ví dụ:

Bước 2: Chuyển dữ liệu từ chương trình cũ sang chương trình mới:

Chạy chương trình mới (mục 3 trên) => chọn thực đơn “Quản lý các file dữ liệu tài chính” => chọn “Nhập dữ liệu từ máy khác” => bấm “Tiếp tục” => chọn file TCCD2011.MDB trong thư mục data của chương trình cũ - theo đường dẫn tại bước 1 (VD C:\Program files\TaichinhTLD\Data)=> bấm “Open” => chọn “Có” khi chương trình hỏi có muốn nhập tất cả các năm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN CĐCS

  1. CÁC THAO TÁC BAN ĐẦU:
  1. Các phím chức năng hay sử dụng:

1 . Xóa nội dung ô đã nhập Dùng phím F4 2 . Hiển thị các danh sách tham khảo Dùng phím F5 3 . Nhập 1 ô có nội dung giống nội dung của ô t­ương ứng chứng từ trước. Dùng phím F6 4 . Để coppy một ô Dùng phím F8 5 . Dán sang ô khác Dùng phím F9

II. Các thao tác khai báo ban đầu

1Khai báo thông tin chung về đơn vị Mục đích: khai báo thông tin của đơn vị sử dụng phần mềm phục vụ in chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Vào thực đơn "Thông tin hệ thống"=> chọn "Nạp sửa thông tin chung về đơn vị => khai báo các thông tin cần thiết-nhập trực tiếp vào các ô. a. Khai báo tab Thông tin về đơn vị Chú ý Loại đơn vị: CĐCS chọn 1 trong 5 loại: HCSNTW, HCSNĐP, Doanh nghiệp nhà nước, DN có VĐT NN, Doanh nghiệp khác; CĐ cấp trên cơ sở chọn Cơ quan LĐLĐ quận huyện tương đương. b. Nhập thông tin in ѕổ ѕách, báo cáo. Chọn thẻ “Thông tin in ѕổ ѕách, báo cáo”. Nhập các thông tin ᴠề địa danh, chức danh người phụ trách kế toán (gọi là phụ trách kế toán haу là kế toán trưởng), các dòng đề ký (Thaу mặt, ký thaу ᴠ.ᴠ..), chức danh ᴠà tên người ký ᴠ.ᴠ.. Các thông tin nàу ѕẽ được dùng khi in các báo cáo, ѕổ ѕách. Thiết lập chế độ kế toán: Chọn thẻ “Thiết lập chế độ kế toán” => Nếu chọn chế độ đơn giản, phần mềm cho phép người dùng nhập chứng từ thông qua chọn các nghiệp ᴠụ đã được chuẩn bị ѕẵn, người dùng không cần biết nghiệp ᴠụ kế toán, không cần phải định khoản. 2 Nhập danh ѕách các đơn ᴠị, phòng ban. Danh ѕách các đơn ᴠị, phòng ban gồm tên đơn ᴠị th­ường хuуên phát ѕinh thu, chi hoặc tên các CĐCS cấp dưới trực tiếp quản lý tài chính (nếu có) . Danh ѕách nàу được dùng để điền nhanh tên đơn ᴠị, mã đơn ᴠị, loại đơn ᴠị, địa chỉ, điện thoại, ѕố hiệu tài khoản ngân hàng ᴠ.ᴠ.. của đơn ᴠị khi nhập các chứng từ, báo cáo tài chính liên quan tới đơn ᴠị, cho phép kết хuất các ѕổ kế toán chi tiết theo từng đơn ᴠị.

Cách nhập, ѕửa :

Chọn thực đơn “Danh ѕách tham khảo”=> chọn “Nạp ѕửa danh ѕách các đơn ᴠị, phòng ban” => bấm “Nạp mới” (hoặc bấm “Sửa”) => Nhập tên ĐV, Mã ĐV, địa chỉ, tên NH, ѕố TKNH, Loại đơn ᴠị => Bấm “Ghi đĩa”.

3Nạp danh sách các đối t­ượng quản lý. Mục đích: Khai báo các cá nhân, đối t­ượng th­ường xuyên giao dịch, các khoản tạm giữ, các quỹ XH, các khoản đầu tư­ tài chính. Hỗ trợ nhập chứng từ nhanh, in sổ kế toán chi tiết theo đối t­ượng. Chọn thực đơn "Danh sách tham khảo"=> chọn "Nạp sửa danh sách các đối tư­ợng quản lý" => Bấm "Nạp mới" => Chọn Loại đối t­ượng, nhập tên đối t­ượng, chứ tắt => Bấm "Ghi đĩa" (Hình d­ưới) 4 Mục đích: Khai báo Tài khoản và số hiệu tài khoản tiền gửi tại kho bạc hay NH của đơn vị sử dụng phần mềm. Phục vụ cho nhập nhanh Ctừ NH, In sổ chi tiết TGNH theo từng tài khoản tiền gửi. Chọn thực đơn "Danh sách tham khảo"=> chọn "Nạp sửa danh sách ngân hàng, kho bạc" => Bấm "Nạp mới" => Nhập tên NH (KB), loại tiền, số TK ...=> Bấm "Ghi đĩa" 5/ Nạp Sửa số dư­ đầu năm (lần đầu tiên khi sử dụng phần mềm) Mục đích: Nhập số dư­ đầu năm các sổ kế toán: Quỹ Tiền mặt, Tiền gửi NH, Dư­ cấp d­ưới, Nguồn kinh phí, quỹ XH. Chọn thực đơn "Kế toán"=> chọn "Nạp sửa số d­ư đầu năm"=> Chọn sổ cần khai báo số d­ư đầu kỳ => Nhập số d­ư và các thông tin cần thiết => Bấm "Ghi đĩa": Căn cứ số dư­ cuối kỳ năm trư­ớc của các sổ kế toán tiền mặt, TGNH ..., báo cáo quyết toán để nhập số d­ư đầu kỳ các sổ. Số d­ư nguồn kinh phí bằng số dư­ cuối kỳ tr­ước trong báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách công đoàn của đơn vị.

Lưu ý khi nhập số dư đầu kỳ Các sổ cần chi tiết theo Đơn vị, đối tượng, số dư TGNH thì mỗi đơn vị, đối tượng, tài khoản TGNH nhập 1 dòng (mỗi lần nhập-ghi đĩa 1 dòng). Sổ không có số dư không nhập. Đảm bảo tổng số dư nợ = Tổng số dư có (Dư TM+Dư TGNH+Dư TƯ+Dư CĐCS cấp dưới nếu có=Dư nguồn kinh phí + Dư tạm giữ + Dư quỹ XH)

III- Các nút lệnh:

1. Nút "Kết thúc": Đóng chương trình sau khi sử dụng 2. Nút "Nhập CT": Nhập tất cả các loại chứng từ kế toán: Thu tiền mặt, chi tiền mặt, thu TGNH kho bạc, chi TGNH kho bạc. 3. Nút "Tra cứu": Tra cứu, tìm kiếm các chứng từ đã nhập 4. Nút "In sổ KT" In các sổ kế toán 5. Nút "Tài sản" Nhập các thẻ tải sản cố định, dụng cụ lâu bền; Theo dõi quá trình từng tài sản. 6. Nút "T.HợpBC": Dùng để nhập, duyệt các báo cáo tài chính của cấp dưới; Lập báo cáo thu, chi tại CQ sử dụng phần mềm; Tổng hợp báo cáo gửi cấp trên. 7. Nút "Máy tính": Máy tính trong quá trình nhập chứng từ, nhập báo cáo. 8. Ô màu vàng Thay đổi niên độ kế toán

B-NHẬP CHỨNG TỪ PHÁT SINH HÀNG NGÀY:

1- Cửa sổ màn hình nhập chứng từ:

Tất cả các loại chứng từ được nhập bằng nút lệnh "Nhập CT". Cửa sổ màn hình như sau:

2. Quy trình nhập chứng từ: 1. Bấm nút "Nhập mới" => 2.Nhập ngày tháng phát sinh => 3. Chọn loại nghiệp vụ phát sinh => 4. Chọn nghiệp vụ=> 5.Nhập các ô cần thiết => 6. bấm nút "Ghi đĩa" để lưu lại => 7. Bấm In để in phiếu.

3. Chọn loại nghiệp vụ khi nhập chứng từ:

Người sử dụng phải chọn đúng 1 trong 4 loại nghiệp vụ:

- Thu tiền mặt.

- Chi tiền mặt.

- Thu tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

- Chi tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

4. Chọn nghiệp vụ khi nhập chứng từ:

Ứng với mỗi loại nghiệp vụ, phải chọn 1 nghiêp vụ phù hợp, cụ thể:

a/ Ứng với Thu tiền mặt hoặc Thu tiền gửi ngân hàng, kho bạc có các nghiệp vụ:

- Thu ngân sách CĐ: gồm thu kinh phí do chuyên môn chuyển sang, đoàn phí do tổ công đoàn hoặc đoàn viên đóng, thu khác (Mục 22 đến 24 trong quy định số 171/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn về nội dụng phạm vi thu, chi CĐCS).

- Nhận kinh phí cấp trên cấp (không phân biệt cấp kinh phí, đoàn phí hay cấp hỗ trợ, chương trình tự áp mục 25 ngầm định, ).

- Rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhập quỹ: không phân biệt nguồn.

- Thu quỹ XH: phản ánh thu ủng hộ bão lụt, thiên tai…không quyết toán NSCĐ

- Thu hồi tạm ứng: nhập các nghiệp vụ thu lại tiền đã tạm ứng cho nội dung hoạt động nào đó, số tiền luôn bằng số đã tạm ứng. Sau khi lập phiếu thu để hoàn tạm ứng, kế toán đồng thời lập phiếu Chi tiền mặt-nghiệp vụ chi NSCĐ để chi ra số tiền thực tế chi.

- Thu hồi cho vay, đầu tư tài chính: Phản ánh các nghiệp vụ thu lại tiền gốc đã cho vay, đầu tài tài chính (bán cổ phần cổ phiếu CĐ đã mua khi CP hóa DN …).

- Thu các khoản phải trả (tạm giữ): Cấp trên chuyển tiền khen thưởng, tạm giữ của một đối tượng nào đó…

- Thu cấp dưới nộp lên: Nghiệp vụ này chỉ phát sinh khi đ/vị sử dụng phần mềm là Cơ quan LĐLĐ quận huyện, tương đương hoặc là CĐCS có cơ sở thành viên và các CĐCS, cơ sở thành viên này có lập báo cáo QT thu, chi NSCĐ.

- Thu giảm chi NSCĐ: Phản ánh khoản thu giảm chi NSCĐ do đã chi quá, chi nhầm (Mục 27-25).

b/ Ứng với Chi tiền mặt hoặc Chi tiền gửi ngân hàng, kho bạc có các nghiêp vụ:

- Chi ngân sách công đoàn: đây là nội dung phát sinh chủ yếu tại CĐCS, với các nội dung chi từ mục chi 27 đến mục chi 35 trong quy định 1445/QĐ-TLĐ về thu, chi CĐCS.

- Nộp cấp trên: không phân biệt kinh phí, đoàn phí (chương trình tự áp mục ngầm định 37).

- Nộp tiền mặt vào ngân hàng, kho bạc: không phân biệt nguồn.

- Chi quỹ XH: Các nghiệp vụ chi hoặc chuyển tiền quỹ XH từ thiện đã thu cho các đơn vị, cá nhân (không đưa vào quyết toán).

- Chi tạm ứng: Phản ánh khi xuất tiền tạm ứng cho một cá nhân trong đơn vị để chi một hoạt động công đoàn nào đó.

- Cho vay, đầu tư tài chính: Phản ánh các khoản tạm ứng, cho vay, đầu tư tài chính… (các khoản cho vay, đầu tư tài chính phải có ý kiến đồng ý của CĐ cấp trên trực tiếp bằng văn bản).

- Chi hoàn trả các khoản tạm giữ: Chi khen thưởng do cấp trên chuyển tiền, hoàn trả các khoản tạm giữ khác (không đưa vào quyết toán).

- Cấp cho cấp dưới: Nghiệp vụ này chỉ phát sinh khi đ/vị sử dụng phần mềm là Cơ quan LĐLĐ quận, huyện tương đương hoặc là CĐCS có cơ sở thành viên và các CĐCS, cơ sở thành viên có lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách công đoàn.

- Chi giảm thu ngân sách công đoàn: P/á khoản chi giảm thu ngân sách công đoàn do đã thu quá kinh phí, đoàn phí phải hoàn trả lại.

- Chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi (chỉ PS chi trong ngân hàng, KB): Nhập các chứng từ chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi của đ/v: từ tài khoản tại NH sang KB, KB sang NH, gửi không kỳ hạn sang gửi có kỳ hạn…

C- TRA CỨU, TÌM KIẾM CHỨNG TỪ:

Để tra cứu, tìm kiếm chứng từ: Sử dụng nút "Tra cứu" ở cửa sổ chính chương trình, hoặc dùng nút "Tìm đến" trong khi nhập chứng từ (tác dụng như nhau).

Người sử dụng có thể dễ ràng tra cứu các chứng từ đã nhập bằng cách chọn 1 hay một số ô điều kiện trong cửa sổ tra cứu này. Việc tra cứu không gây ảnh hưởng đến số liệu, chứng từ hay các báo cáo đã nhập.

D- IN SỔ KẾ TOÁN.

Để in sổ kế toán sử dụng nút lệnh "In sổ KT". Cửa sổ đặt lệnh in như hình dưới:

Các sổ bắt buộc in: Điều kiện in1. Sổ quỹ tiền mặt đồng ViệtNam: In theo tháng. 2. Sổ tiền gửi đồng ViệtNam(nếu có): In theo tháng, chi tiết cho từng TK tiền gửi 3. Sổ thu, chi ngân sách công đoàn cơ sở: CĐCS In theo kỳ quyết toán. 4. Sổ tạm ứng, cho vay, đầu tư tài chính (nếu có) In theo kỳ quyết toán, chi tiết từng đối tượng. 5. Sổ theo dõi phải trả, tạm giữ (nếu có) In theo kỳ quyết toán, chi tiết từng đối tượng. 6. Các sổ khác không bắt buộc: In tùy theo yêu cầu quản lý của đơn vị, và Công đoàn cấp trên trực tiếp.

E-LẬP BÁO CÁO GỬI CẤP TRÊN.

I- Cách lập báo cáo của Công đoàn cơ sở:

Công đoàn cơ sở cần lập các báo cáo sau gửi công đoàn cấp trên:

+ B07-Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách công đoàn.

+ B14 -Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách công đoàn.

Để lập các báo cáo sử dụng nút lệnh: "T.HợpBC".

1. Lập báo cáo B07- Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách công đoàn:

Thao tác: Tại cửa sổ chính chương trình chọn nút "T.Hợp BC" => bấm nút "Nhập mới" => Chọn tên BC B07-Báo cáo..., kỳ báo cáo => bấm nút "Dữ liệu KT" => bấm nút "Ghi đĩa" (Hình dưới).

2. Lập báo cáo B14-Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách công đoàn:

Thao tác: Tại cửa sổ chính chương trình chọn nút "T.Hợp BC" => bấm nút "Nhập mới" => Chọn tên BC B14-Báo cáo..., kỳ báo cáo => bấm nút "Dữ liệu KT" => nhập trực tiếp các số liệu ước thực hiện, dự toán vào các cột tương ứng=> bấm nút "Ghi đĩa" (hình dưới)

email cho người nhận (cấp trên) và đính kèm file nén này.

Phần mềm kế toán ACC

Nhằm đáp ứng những nhu cầu trong công việc của kế toán viên, phần mềm kế toán ACC với những đặc điểm, tính năng nổi bật sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc. CÓ thể kể đến một số tính năng đắt giá của phẩn mềm kế toán ACC như:

  • Công nghệ lập trình viên tiên tiến;
  • Thiết kế linh hoạt, giao diện bắt mắt, dễ sử dụng;
  • Quản lý đa tiền tệ;
  • Truy vấn các dữ liệu có liên quan;
  • Tính hiện đại chính xác;
  • Có tính chuyên nghiệp;

Với một số thông tin liên quan đến phần mềm kế toán ACC, chúng tôi rất vui được đồng hành cùng các bạn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phần mềm kế toán ACC hãy liên hệ với chúng tôi.