Hướng dẫn bảo quản sữa ong chúa năm 2024

Bảo quản sữa ong chúa như thế nào để giữ được lâu mà không làm mất chất dinh dưỡng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Cùng quatangchosuckhoe.net tìm hiểu về cách bảo quản sữa ong chúa trong bài viết dưới đây.

Cách bảo quản sữa ong chúa tươi

Sữa ong chúa khi bán ra thị trường có hai dạng chính, đó là dạng viên nang đã qua chế biến và dạng sữa ong chúa tươi nguyên chất đông lạnh chưa qua chế biến. Mỗi dạng thành phẩm sẽ có cách bảo quản khác nhau.

Cách bảo quản sữa ong chúa tươi nguyên chất

Sữa ong chúa tươi nguyên chất có dạng màu vàng sệt, mùi hơi thé và gắt. Do hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều và ở dạng tinh khiết, lại không có chất bảo quản nên rất dễ bị hỏng do vi khuẩn tấn công. Do đó việc bảo quản sữa ong chúa tươi sẽ phức tạp hơn so với dạng viên nén. Sữa ong chúa tươi nếu để ở nhiệt độ thường thì chỉ để được từ 2-3 ngày, sau đó sẽ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Vì vậy cách phổ biến nhất để bảo quản sữa ong chúa tươi là để trong môi trường lạnh như tủ lạnh, tủ đông hay thùng xốp chứa đá lạnh.

  • Bảo quản sữa ong chúa trong ngăn mát tủ lạnh: Khi để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa ong chúa tươi có thể để được từ 3-6 tháng tùy vào nhiệt độ và tần suất đóng mở tủ.
  • Bảo quản sữa ong chúa trong tủ đông hoặc ngăn đông tủ lạnh: Ở môi trường này sữa ong chúa có thể bảo quản được từ 1-2 năm.

Bảo quản sữa ong chúa đúng cách, tránh hư hỏng

Trường hợp không có tủ lạnh, hoặc bị mất điện thì có thể bảo quản sữa ong chúa trong thùng xốp chứa đá. Đây cũng là cách thức bảo quản khi muốn vận chuyển sản phẩm đi xa. Tuy nhiên lưu ý là bạn phải thường xuyên thay đá trong thùng xốp để đảm bảo nhiệt độ cần thiết.

Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên trữ trong lọ thủy tinh và đậy kín nắp để hạn chế không khí lọt vào, ảnh hưởng đến chất lượng. Không nên trữ trong lọ kim loại vì các hợp chất có trong kim loại sẽ phá vỡ các liên kết của sữa ong chúa, khiến thời hạn bảo quản sữa bị giảm xuống.

Để hạn chế tình trạng hư hỏng sữa ong chúa, bạn không nên trữ sữa trong lọ to, mà nên cho vào nhiều lọ nhỏ vừa dùng. Khi dùng hết thì chuyển sang lọ khác. Nêu trữ trong lọ lớn, mở tủ ra vào nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa, có thể làm sữa nhanh hỏng hơn.

\=> Xem thêm: Sữa ong chúa có tác dụng gì khi sử dụng đúng cách?

Bảo quản sữa ong chúa dạng viên nang đã qua chế biến

Sữa ong chúa dạng viên nang đã qua chế biến thường có thêm một số phụ gia và chất bảo quản nên việc bảo quản chúng đơn giản hơn. Bạn chỉ cần để sản phẩm ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp là được. Hạn sử dụng sẽ được ghi bên ngoài bao bi sản phẩm, có thể kéo dài từ một đến vài năm. Tuy nhiên xét về chất lượng thì sữa ong chúa tươi nguyên chất sẽ tốt hơn so với dạng viên nang vì vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng vốn có. Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

Sữa ong chúa tươi chưa quá chế biên bảo quản khó hơn so với dạng viên nang

Cách nhận biết sữa ong chúa còn tốt hay đã hư hỏng

Bảo quản sữa ong chúa đúng cách là cần thiết, nhưng trước khi bảo quản và sử dụng thì bạn cần biết rõ sản phẩm đó còn tốt hay không? Bởi không phải lúc nào bạn cũng mua được sữa ong chúa tươi mới khai thác, mà có thể mua trúng phải sữa đã hết hạn. Để nhận biết sữa ong chúa còn tốt hay không, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

Dựa vào màu của sữa ong chúa

Sữa ong chúa ở điều kiện bình thường sẽ có màu trắng ngà, sánh mịn và đều màu.. Nếu bạn thấy sữa ong chúa có màu sắc lạ như vàng đậm, màu sắc loang lổ không đều hay bị vón cục, lợn cợn thì có thể là sữa đã hết hạn.

Dựa vào mùi của sữa ong chúa

Sữa ong chúa nguyên chất có vị hơi chua, khi ăn tan ngay trong miệng và vị hơi lợ lợ. Nếu nếm thử mà không đúng mùi vị này hay có vị lạ khác thì cần kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi dùng.

Thử nghiệm với mật ong

Bạn cũng có thể kiểm tra sữa ong chúa bằng cách hòa cùng mật ong. Nếu thấy sữa và mật ong hòa tan và không có sự phân lớp thì là sữa tươi nguyên chất. Còn có hiện tượng lạ thì sữa ong chúa có thể đã bị hỏng.

Sữa ong chúa tươi có màu vàng nhạt, hơi sệt, mùi chua và vị lợ

Thử nghiệm với nước

Cho một ít sữa ong chúa vào cốc nước. Nếu là sữa tươi nguyên chất thì sẽ tan ngay vào làm nước chuyển sang màu trắng đục. Còn nếu sữa không tan và chìm xuống đáy thì đó là sữa đã bị hỏng.

Nếu kiểm tra thấy sữa ong chúa có màu sắc và mùi vị khác lạ, đồng thời không tan trong nước và mật ong thì đó có thể là sữa ong chúa bị hỏng hoặc sữa bị pha tạp. Vì lợi nhuận trước mắt nên nhiều nguời mua đã pha sữa ong chúa với các sản phẩm khác như bột đậu nành, ấu trùng xay nhỏ…Những sản phẩm pha tạp này làm giảm đi dưỡng chất có trong sữa ong chúa, từ đó làm giảm tác dụng của chúng. Vì vậy người mua cần tìm hiểu và kiểm tra kỹ về nguồn gốc sản phẩm trước khi mua để tránh mua phải hư hỏng hoặc hàng kém chất lượng.

Sữa ong chúa chỉ có thể giữ được chất lượng và phát huy tác dụng khi bảo quản sữa ong chúa đúng cách. Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức cần thiết để bảo quản loại thần dược này.