Hormon giai đoạn mang thai của heo nái

14-12-2016

Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi heo nái mang thai khỏe mạnh, sinh heo con khỏe, đạt tiêu chuẩn và giúp heo chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ sinh sản. Sau đây BioSpring sẽ hướng dẫn nuôi heo nái hiệu quả qua những kỹ thuật nuôi chia theo giai đoạn, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, phát triển của bào thai.

Nhận biết heo nái chửa và phân giai đoạn chăm sóc

  1. Nhận biết heo nái chửa để áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái mang thai kịp thời rất quan trọng. 21 ngày sau khi phối giống không thấy heo động dục trở lại tức là heo đã mang thai. Cần áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái từ giai đoạn này.
  2. Thời gian mang thai: Heo nái mang thai trong khoảng 114 đến 116 ngày. Heo sinh trước 108 ngày là sinh sớm, con sinh ra khó nuôi, yếu ớt, sức đề kháng kém hơn heo sinh đủ ngày rất nhiều.
  3. Phân giai đoạn chăm sóc heo nái mang thai: Giai đoạn 1 từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 84. Giai đoạn 2 từ 85 ngày đến 110 ngày. Giai đoạn 3 từ ngày 111 đến ngày sinh. Kỹ thuật nuôi heo nái chửa áp dụng phù hợp theo từng giai đoạn này.

Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai theo giai đoạn

Kỹ thuật nuôi heo nái chửa giai đoạn 1

Từ những kinh nghiệm chăn nuôi heo nái đẻ, đây là giai đoạn quan trọng vì phôi thai đang hình thành, chăm sóc heo cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và hình thai. Kỹ thuật nuôi heo nái chửa giai đoạn 1 cần lưu ý điểm sau

  • Cách cho ăn: Heo nái không nên cho ăn quá no, quá nhiều, cũng không được để heo thiếu chất. Nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần để heo không bị táo bón. Cho ăn từ 1,8 đến 2kg để tránh heo quá no, thừa mỡ dẫn tới chèn ép thai.
  • Trong khoảng thời gian từ ngày phối tới ngày thứ 35, tuyệt đối không di chuyển heo nái. Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai này giúp quá trình thụ thai không bị ảnh hưởng, tỉ lệ thụ thai nhiều con sẽ tăng lên.
  • Việc kiểm soát tỉ lệ mỡ của heo trong giai đoạn trước rất quan trọng, heo quá gầy hay quá béo đều ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai và khả năng phát triển thai nhi.

Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai giai đoạn 2

Giai đoạn 2 cần áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái mang thai tập trung vào chế độ dinh dưỡng của heo. Heo con giai đoạn này bắt đầu cần đến nhiều dinh dưỡng để phát triển và hoàn thiện. Mọi hoạt động của heo nái đều sẽ tác động lên heo con.

  • Khẩu phần ăn của nái cần đảm bảo dưỡng chất, cho heo ăn đầy đủ nhưng khẩu phần ăn nên giữ nguyên như giai đoạn 1. Không nên cho heo ăn quá no. Tăng dần khẩu phần ăn vào giữa kỳ và cuối kỳ lại bắt đầu giảm dần. Giữa kỳ cho heo ăn từ 2,2 đến 2,5kg.
  • Chăm sóc: Giai đoạn 2 cần cho heo nái vận động để heo khỏe mạnh, chân vững chắc và xương chậu nở rộng hơn. Cho heo sưởi nắng sáng để chuyển hóa dinh dưỡng, heo con khi sinh ra không bị thiếu hụt canxi, khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
  • Cần tránh các tác nhân như gió, độ ẩm, mưa ảnh hưởng tới chuồng nái mang thai bởi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới heo, đa số các hộ chăn nuôi đều sử dụng các mô hình thông mình với giá chuồng nuôi heo nái hợp lý . Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai thời kỳ 2 chủ yếu tập trung vào dinh dưỡng và chuẩn bị cho giai đoạn sinh đẻ.

Kỹ thuật nuôi heo nái chửa giai đoạn 3

Khi heo nái chuẩn bị đẻ, kỹ thuật nuôi heo nái mang thai giai đoạn 3 chuyển dần sang chuẩn bị yếu tố cần thiết đợi heo đẻ.

  • Cách cho heo ăn: Giảm khẩu phần ăn từ đầu giai đoạn, giảm dần đến 1 ngày trước khi sinh. Trước ngày sinh có thể cho heo nhịn ăn để tránh bị chèn ép thai và tránh heo bị viêm vú. Heo nái nhịn ăn sẽ tốt cho việc tiết hoocmon, giúp nái dễ đẻ hơn.
  • Chăm sóc: Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai kỳ cuối cùng tập trung nhiều vào chăm sóc. Vệ sinh sạch sẽ khu chuồng đẻ, chuyển heo sắp đẻ tới khu chuồng nái đẻ đã được vệ sinh sạch. Lưu ý là chuồng heo nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị sẵn dụng cụ đỡ đẻ để heo nái đẻ thuận lợi nhất.

Bà con cần có kinh nghiệm nhận biết heo nái mang thai chuẩn bị đẻ để có thể chuẩn bị công tác đỡ đẻ tốt nhất và kịp thời giảm khẩu phần ăn, cho heo nhịn ăn đúng ngày.

Phương pháp nhận biết heo nái sắp đẻ

Hormon giai đoạn mang thai của heo nái

<Ảnh: Kỹ thuật nuôi heo nái mang thai>

  • Tính toán theo từ ngày heo nái được phối giống. Thời gian heo nái đẻ có thể chệnh lệch vài ngày, vì vậy, bà con cần nắm được những dấu hiệu heo nái sắp sinh để có thể hỗ trợ heo đẻ kịp thời.
  • Heo sắp sinh sẽ cào chuồng như tập quán làm ổ, hũi quanh khu vực cao ráo để chuẩn bị đẻ. Quan sát thấy cơ quan sinh dục hơi phù, có màu đỏ, có chất nhầy và có thể xuất huyết nhẹ là heo đã gần sát giờ sinh. Bầu vú sau có thể vắt ra vài giọt sữa chứng tỏ vài giờ sau heo sẽ đẻ.

Sau khi sinh heo con và heo mẹ đều khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và tiếp tục các giai đoạn sinh trưởng khác bình thường. Bằng những kỹ thuật nuôi heo nái mang thai này, bà con có thể áp dụng và chăm sóc nái thật tốt, thật khỏe mạnh để heo nái sinh sản thuận lợi.

Hormon giai đoạn mang thai của heo nái
Heo nái nuôi con. Ảnh minh họa.
Trong phần trước, tôi đã trao đổi về vai trò của các hormone sinh sản trong chu kỳ sinh sản của heo nái. Trong bài này, chúng tôi xin trao đổi với các bạn chi tiết hơn về vai trò của các hormone sinh sản này và ứng dụng chúng trong quản lý cũng như tăng năng suất đàn heo nái.

Việc sử dụng các hormone sinh sản trong quản lý đàn heo nái sẽ giúp giảm chi phí và công lao động, tăng hiệu quả, năng suất đàn nái. Điều này được các nước phát triển đang áp dụng rất phổ biến và rộng rãi.

Trong bài viết này, tôi xin trao đổi với các bạn một số hiện tượng gặp phải trên con nái và ứng dụng các hormone sinh sản để giải quyết các hiện tượng đó.

  • Chứng hiện tượng tồn tại thể vàng dẫn đến chậm động dục.
  • Viêm tử cung ảnh hưởng đến động dục.
  • Heo hậu bị chậm lên giống so với bình thường.
  • Heo nái đang nuôi con nhưng lại lên giống.
  • Heo cai sữa rồi mà 7 ngày vẫn chưa lên giống.
  • Làm thế nào để gây động dục hàng loạt

Bình thường, khi thấy heo nái có biểu hiện động dục (lên giống), đây chính là lúc ta cần phải phối cho heo nái. Ở một số trại thường áp dụng quy trình phối cho heo nái như sau, đem lại hiệu quả khá tốt:

  • Nếu là hậu bị, thì lần đầu bỏ, không phối --> 12 giờ sau: phối lần 1 --> 12 giờ sau: phối lần 2
  • Nếu là nái: phối lần 1: 12 giờ sau khi thấy biểu hiện lên giống --> 12 giờ sau: phối lần 2.

Vai trò và ứng dung của hormone Protasglandin

Như ta đã biết, hormone Protasglandin do nội mạc tử cung tiết ra, tham gia vào quá trình tiêu biến thể vàng --> ức chế hormone Progesteron. Tuy nhiên, có thể do quá trình thụ tinh cho heo nái, hay một lý do nào đó dẫn đến Viêm tử cung của heo nái. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng tiết Prostasglandin F2α - PGF2α, dẫn đến ảnh hưởng lượng PGF2α không đủ để tiêu biến thể vàng --> chậm lên giống, vô sinh do tồn tại thể vàng.

Điều này cũng giải thích vì sao khi heo nái bị viêm tử cung thì dẫn đến heo nái chậm lên giống, hay có khi vô sinh.

Việc sử dụng Protasglandin cũng được dùng để tham gia vào quá trình gây động dục hàng loạt. Do ta không thể biết được chính xác heo nái nào nằm trong giai đoạn noãn nang hay hoàng thể trong chu kỳ sinh sản, đặc biệt là đàn hậu bị mới bắt về. Bởi vậy, ta sử dụng Protasglandin để phá vỡ thể vàng (trong giai đoạn hoàng thể) cho tổng đàn: những heo nái nào nằm trong giai đoạn hoàng thể sẽ được phá vỡ thể vàng, quay lại bắt đầu một chu kỳ mới, còn những heo nái nào nằm trong giai đoạn noãn nang thì không có ảnh hưởng gì do giai đoạn này không có thể vàng tồn tại. Vai trò của Protasglandin ở đây là đưa tất cả đàn heo về bắt đầu một chu kỳ mới. Sau đó, ta sẽ sử dụng hormone LH + FSH để gây động dục hàng loạt, tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần bên dưới đây.

Hormone LH, FSH

Vai trò của 2 hormone này làm cho trứng phát triển, thành thục, chín và rụng. Bởi vậy, 2 hormone này được sử dụng gây động dục hàng loạt sau khi sử dụng Protasglandin như đã trình bày ở trên sau 24 giờ. Tức là sau khi tiêm Protasglandin 24 giờ, ta sẽ tiêm LH và FSH (tỷ lệ LH/FSH : 3/1).

Nếu ta không sử dụng Protasglandin mà chỉ sử dụng LH và FSH, thì sự hiệu quả trong việc động dục heo nái sẽ giảm hơn rất nhiều do có thể khi ta sử dụng FSH và LH vào đúng giai đoạn hoàng thể của heo nái.

* Trường hợp heo nái đang nuôi con nhưng lại có hiện tượng lên giống:

Nguyên nhân doheo nái đã bị mất sữa khoảng 5 ngày sau đẻ, khi đó prolactin bị dừng lại, có nghĩa là LH + FSH đồng thời sẽ tăng lên, dẫn đến hiện tượng động dục.

Để khắc phục hiện tượng này, ta sẽ tiêm Protasglandin, sau đó 24 giờ, ta tiêm FSH + LH. Sau tối đa 5 ngày, heo sẽ động dục trở lại, bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới. Trong trường hợp này, ta cần quan tâm nhiều hơn đến heo con, bởi heo con bị bắt buộc phải cai sữa sớm (do con mẹ mất sữa sớm), nên ta có thể tập ăn sớm cho heo con.

Hormon giai đoạn mang thai của heo nái

Vai trò của Tuyến yên trong đó có FSH+LH và Prolactin (tuyến vú)

Trường hợp Heo cai sữa rồi mà 7 ngày chưa lên giống.

Lý do là vì một nguyên nhân nào đó, có thể là do Viêm hoặc do tồn tại thể vàng, prolactin đang cao. Tất cả nguyên nhân này làm cho lượng Progesteron cao, nó sẽ ức chế LH và FSH, gây lên hiện tượng chậm động dục.

Trường hợp này ta có thể dựa vào chu kỳ sinh sản của heo nái đó (ta ghi chép theo dõi), ta sẽ tiêm FSH và LH vào đầu giai đoan noãn nang (tức là ngày thứ 15, 16) của chu kỳ sinh sản. Sau tối đa 5 ngày thì động dục trở lại.

Để chắc chắn hơn, ta cũng có thể tiêm thêm Protasglandin trước khi tiêm FSH + LH khoảng 24 giờ để ức chế hoàn toàn Progesteron.

Việc sử dụng LH và FSH rất hiếm và tốn kém. Bởi vậy, trong thực tế, người ta thường sử dụng 2 hormone có vai trò tương tự đó là HCG và PMSG:

  • HCG (Human Chorionic Gonadotropin): là kích tố của nhau thai người, kích tố của phụ nữ có chửa. Về chức năng sinh lý, nó gần giống với hormone LH.
  • PMSG (Pregnant Mare Serum Gonadotropin) - huyết thanh ngựa chửa: là hormone của nhau thai ngựa, hormone này có chức năng gần giống với hormone FSH.

Hormone Progesteron

Dựa vào vai trò của hormone Progesteron mà người ta thường sử dụng nó trong việc an thai nhằm tránh hiện tượng sảy thai sớm. Ngoài ra, do Progesteron có vai trò ức chế động dục, nên người ta sử dụng Progesteron trong trường hợp ta không muốn vật nuôi hoạt động sinh dục; điều này thường được áp dụng đối với thú cánh như chó, mèo, ít khi hoặc dường như không sử dụng đối với heo.

Có một việc cần lưu ý nữa khi sử dụng các hormone sinh sản này vào trong quá trình quản lý đó là là sử dụng đúng liều. Việc sử dụng hormone không đúng liều sẽ làm mất cân bằng nội tiết tự nhiên, vì một hormone với nồng độ khác nhau có thể ảnh hưởng ngược (feedback) dương tính hay âm tính đến trao đổi chất trong cơ thể.