Học sinh có quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào

Ai sinh ra và lớn lên cũng đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Học tập để biết thêm kiến thức, để hiểu thêm nhiều điều và cố gắng trở thành những nhân tố có ích cho xã hội. Vậy nhà nước ta quy định quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào, cùng đến với bài học ngay sau đây.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Học sinh có quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào

I. Truyện đọc:  "Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô"

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?

Trả lời:

  • Một quần đảo hoang vắng
  • Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, đất bị bỏ hoang
  • Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều

b) Điều đặc biệt trong sự thay đổi Cô Tô ngày nay là gì?

Trả lời:

  • Khác với những năm trước đây, giờ đây, trẻ em ở huyện đảo Cô Tô đến tuổi đến trường đều được đi học.

c) Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả các em ở huyện đảo Cô Tô đều được đến trường?

Trả lời:

  • Hội khuyến học huyện được thành lập
  • Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ em đi học
  • Có chính sách hỗ trở cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, học sinh ở xa.
  • Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài
  • Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

d) Đối với mỗi người, công việc học tập quan trọng như thế nào?

Trả lời:

  • Việc học tập là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Có học tập, chúng ta mới có được kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

II. Nội dung bài học

1. Ý nghĩa của việc học tập:

  • Vô cùng quan trọng đối với mỗi người
  • Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.

2. Quy định của pháp luật về học tập .

* Quyền:

  • Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học;
  • Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân
  • Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời

* Nghĩa vụ:

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
  • Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

Bài tập a: Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết (học theo trường, lớp ; tự học ; vừa học vừa làm ; học ở lớp học tình thương v.v...).

Bài tập c: Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật... và trẻ em lang thang cơ nhỡ… có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ?

Bài tập d: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Bài tập đ: Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

-   Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

-   Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

-   Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể.

Bài tập 1: Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội ?

=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 39 sgk GDCD 6

Trả lời:

– Một quần đảo hoang vắng.

– Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, bị bỏ hoang.

– Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.

Trả lời:

Điểm đặc biệt là tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường.

Trả lời:

– Hội khuyến học huyện được thành lập.

– Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ đến trường

– Có chính sách hỗ trợ cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình khó khăn, học sinh ở xa.

– Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài

– Xây dựng được nhiều trường học khang trang.

Trả lời:

Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Trả lời:

– Học ở trường, ở lớp…

– Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên;

– Học ở trường vừa học vừa làm;

– Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến;

– Học ở lớp học tình thương.

Trả lời:

Em hãy kể một số tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập như các bạn trong lớp của em, hoặc những tấm gương mà em biết được qua sách báo, tạp chí hay được nghe kể lại từ bố, mẹ, ông bà mình nhé.

Trả lời:

– Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

– Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

+ Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn… Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

+ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:

Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Học ở trung tâm vừa học vừa làm.

Tự học qua sách báo, bạn bè…

Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Trả lời:

Trong hoàn cảnh đó em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rảnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình.

– Chí chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

– Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

– Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể?

Trả lời:

– Ý thức thứ nhất và hai là sai.

– Ý đúng là ý thứ 3: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.

Có nghĩa là bản thân phải biết cân đôi giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khoẻ thì mới học tập tốt.

Trả lời:

“Học, học nữa, học mãi”

(Lê nin)

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.

Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương.”

(I. Niutơn)

“Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa”

(A-Phơ-răng-xơ)

Theo Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ  01 tháng 7 năm 2020  thì công dân có quyền và nghĩa vụ học tập như sau:

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

Tại khoản 1 Điều 81 Luật Giáo dục năm 2019 thì trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có các quyền sau đây:

- Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Được miễn, giảm giá vé đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

Thu Hường