Hóa xạ trị đồng thời là gì năm 2024

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm toàn cầu, tuy nhiên những năm gần đây do tác động của môi trường, điều kiện sống xung quanh khiến cho số ca mắc ngày một gia tăng. Điều này khiến cho những nhà nghiên cứu liên tục phải phát triển ra những loại thuốc, những phương pháp điều trị tân tiến và hiện đại nhất. Hóa xạ trị đồng thời là một trong những nghiên cứu mới nhất, có hiệu quả rất lớn với quá trình điều trị ung thư. Để có cái nhìn tổng quan về nó, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Hóa xạ trị đồng thời là gì?

Hóa trị hay xạ trị đều là tên gọi của những phương thức chữa ung thư quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu về 2 phương pháp này. Muốn hiểu về hóa xạ trị đồng thời trước hết phải hiểu rõ về hóa trị – xạ trị.

Hóa trị là gì?

Đúng như tên gọi của phương pháp này, hóa trị là phương pháp điều trị ung thư bằng những thuốc hóa học có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, có tính chất gây độc tế bào (có tên gọi tiếng anh là cytotoxic drug). Hóa trị ung thư hay còn được gọi là cancer chemotherapy được sử dụng phổ biến điều trị ung thư, có tác dụng tới toàn thân. Điều này cũng dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm So sánh Thuốc hóa trị và Thuốc điều trị đích trong ung thư

Xạ trị là gì?

Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ đã đem đến một bước tiến mới cho sự phát triển của y tế. Bởi nhờ có nó, những thiết bị xạ trị có công nghệ tiên tiến được ra đời, và được sử dụng phổ biến, nó trở thành một trong số những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này sẽ điều trị ung thư thông qua những tia bức xạ có ion hóa năng lượng cao, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách tuyệt đối.

Như vậy, khi sử dụng hóa xạ trị đồng thời là bệnh nhận được đề nghị thực hiện cả hai phương pháp hóa trị và xạ trị để tận dụng tuyệt đối những ưu điểm của 2 liệu pháp. Khi hóa trị và xạ trị được cho dùng cùng lúc để điều trị ung thư, thủ thuật này được gọi là hóa-xạ trị đồng thời.

Vai trò của hóa xạ trị đồng thời với bệnh nhân ung thư

Khi sử dụng kết hợp cả hóa trị và xạ trị, những ưu điểm của chúng được phát huy tối ưu nhất để có thể giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, có thể kéo dài được sự sống của bệnh nhân.

Vai trò

Việc kết hợp các phương pháp, khi điều trị sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp cho bệnh được kiểm soát tốt nhất. Một ví dụ đã được chứng minh đó là khi kết hợp hóa trị với xạ trị hoặc hóa trị với phẫu thuật sẽ cải thiện đáng kể kết quả của nhiều loại ung thư khác nhau. Các chuyên gia y tế sẽ gợi ý, yêu cầu bệnh nhân của mình sử dụng hóa trị trước khi phẫu thuật.

Nhờ có hóa trị, thể tích u bướu được giảm, tế bào cũng được tiêu diệt một phần. Bởi thế khi phẫu thuật sẽ thuận lợi hơn, khả năng điều trị bảo tồn cũng gia tăng. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân được yêu cầu hóa trị sau khi phẫu thuật để không chỉ giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ mà còn giảm tỉ lệ di căn xa sau điều trị.

Cũng như kết hợp hóa trị và phẫu thuật, hóa xạ trị đồng thời cũng mang lại những kết quả tương tự. Trước khi xạ trị, bệnh nhân có thể thực hiện hóa trị để gây đáp ứng bướu, thu nhỏ khối bướu, tạo điều kiện thuận lợi cho xạ trị tiếp theo.

Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện đồng thời 2 phương pháp, khiến cho tính nhạy xạ của bướu được gia tăng, những di căn vi thể được kiểm soát tối đa. Chúng còn có khả năng giảm nguy cơ di căn xa sau điều trị.

Hóa xạ trị đồng thời còn được các bác sĩ chỉ định điều trị bổ túc sau khi phẫu thuật, mổ cho một số bệnh nhân mắc ung thư đầu cổ hay ung thư đại trực tràng. Khi kết hợp cả 2 phương thức này điều trị bổ túc sau mổ giúp tăng việc kiểm soát tại chỗ, giảm tỷ lệ tái phát và di căn xa.

Những bệnh nhân có thể trạng phù hợp cùng với nguyện vọng của mình sẽ lựa chọn phương thức hóa xạ trị đồng thời để điều trị đầu tiên. Nó sẽ phù hợp với những bệnh nhân mắc ung thư như ung thư đầu cổ, ung thư thực quản, trực tràng, cổ tử cung,… Với phương pháp này các cơ quan ung thư được bảo tồn chức năng của mình mà không phải thực hiện những cuộc phẫu thuật tính tàn phá mất cơ quan và chức năng.

Bạn cần phải biết rằng khi kết hợp cả hóa trị và xạ trị thì quá trình điều trị bệnh sẽ hiệu quả nhất, bệnh nhân có cơ hội sống cao hơn. Nhưng kết hợp 2 phương pháp thì khả năng rủi ro lại cao hơn, chúng có thể đem đến tác dụng phụ không mong muốn, độc tính trong quá trình điều trị sẽ nhiều hơn, thậm chí là nặng hơn.

Vì thế cần rất thận trọng khi cân nhắc lợi ích – tác dụng phụ của hóa xạ trị đồng thời. Các y bác sĩ buộc phải bàn bạc, thảo luận kỹ với bệnh nhân, tham khảo những nghiên cứu khoa học để có thể xây dựng được những phác đồ điều trị phù hợp và an toàn nhất.

Bệnh nhân phù hợp sử dụng phương pháp

Những bệnh nhân ung thư phù hợp để thực hiện hóa xạ trị đồng thời đã được các tổ chức y tế chỉ ra chính là:

  • Bệnh nhân mắc ung thư đầu cổ
  • Bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa như ung thư thực quản, trực tràng
  • Bệnh nhân mắc ung thư phụ khoa,…

Bên cạnh đó, những loại ung thư là u đặc xuất hiện ở một trong các cơ quan trên cơ thể như phổi hoặc gan cũng được các bác sĩ chỉ định sử dụng đồng thời hóa trị và xạ trị.

Một ví dụ về đối tượng sử dụng phù hợp hóa xạ trị đồng thời chính là những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III mà họ không mổ được. Đây là phương thức xử trí tiêu chuẩn đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Nó giúp cải thiện đáng kể khả năng sống của những bệnh nhân này nhờ vào khả năng giảm tỉ lệ tiến triển tại chỗ của những tế bào ung thư cũng như khả năng giảm thiểu sự di căn của các tế bào.

Một số tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp hóa xạ trị đồng thời

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng như đã nói ở trên, hóa xạ trị đồng thời có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Một số biểu hiện toàn thân, là những biểu hiện như mà bệnh nhân có thể gặp bao gồm: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn…
  • Các bệnh về da liễu: do xạ trị sẽ phản ứng lên da, trực tiếp để lại những biểu hiện như: da xạ đỏ, sạm da, dễ tróc vảy khô. Bệnh nặng hơn có thể là tróc vảy kèm tiết dịch, chảy máu tự nhiên…
  • Các bệnh về hệ tạo máu, tế bào máu: do hóa trị gây nên vì có chúng có tính gây độc tế bào và ức chế tủy xương.
  • Các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… do tia xạ trị sẽ tác dụng lên vùng bụng hay vùng chậu
  • Các bệnh liên quan đến niêm mạc: niêm mạc đỏ, loét gây đau, có giả mạc hoặc chảy máu khi va chạm hoặc chảy máu tự nhiên… Những biểu hiện này có thể sớm xuất hiện khi bệnh nhân thực hiện được ½ liệu trình xạ trị và khi kết hợp với hóa trị thì độc tính diễn ra nặng hơn, kéo dài lâu hơn và nặng hơn.
  • Các bệnh về đường tiết niệu: tiểu gắt buốt, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt… sẽ xuất hiện khi bệnh nhân được chiếu xạ vào vùng chậu.
  • Ngoài những tác dụng phụ trên, người bệnh còn có thể gặp một số biến chứng muộn như các tổ chức phần mềm vùng chiếu xạ bị xơ hóa và teo nhỏ.

Trước khi sử dụng bát cứ liệu pháp nào bệnh nhân cần phải tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia y tế. Hóa xạ trị đồng thời vừa có những ưu điểm bên cạnh những tác dụng phụ vì thế mà người bệnh và các bác sĩ cần phải cân nhắc thật kỹ.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ những thông tin về bệnh nền của mình, những loại thuốc mình dị ứng,… Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng những phác đồ điều trị của các bác sĩ dành cho bệnh nhân.

Chủ đề