Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện trưng bày 2 hiện vật trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ, tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn. Trong đó, trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện khi đắp đê Trần Thủy tại xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) năm 1893, sau đó được về thờ tại đình làng Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Tháng 4/1903, trống được Viện Viễn Đông Bác cổ sưu tầm và sau đó được lưu giữ tại Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Trống đồng là một trong những biểu tượng, hình ảnh gắn với thuở đầu dựng nước của cha ông ta. Theo quan niệm của người xưa, tiếng trống tượng trưng cho tiếng sấm sét, báo hiệu cho mưa thuận gió hòa, giúp cây cối, mùa màng tốt tươi. Người ta thường đánh 3 tiếng trống. Tiếng thứ nhất tượng trưng cho thiên, tiếng thứ 2 tượng trưng cho địa, tiếng thứ 3 tượng trưng cho nhân, ý chỉ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012. Trống có niên đại khoảng cách đây khoảng 2.000 - 2.500 năm; có kích thước: đường kính mặt: 79,3 cm; đường kính chân: 80 cm; cao: 63 cm Ảnh: Trung Nghĩa

Hoa văn trang trí trên trống đồng được phủ kín từ với các biểu tượng từ thời đại kim khí, hình ảnh sinh hoạt của người dân và các con vật tổ. Đặc biệt, yếu tố âm dương được thể hiện rõ ràng và tương xứng, với ngụ ý âm dương hòa hợp, từ đó phát triển ra muôn loài.

Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Trên mặt trống trang trí các hình người nhảy múa, đua thuyền... đối xứng qua tâm, chia thành 5 nhóm. Trong đó, trang trí và mô tả các hình người đội mũ lông chim nhảy múa, cầm vũ khí, thổi khèn, đánh trống đồng.

Các hình nhà cầu mùa mái vòm, nhà sàn mái cong cũng được trang trí, song có thêm người búi tóc trong tư thế hành lễ. Điều này cho thấy cư dân văn hóa Đông Sơn khi ấy đã biết dựng nhà cửa từ các vật liệu bằng gỗ. Cảnh sinh hoạt cũng được trang trí với hình đôi trai gái cầm chày giã gạo, trong đó chày tượng trưng cho yếu tố dương, cối tượng trưng cho âm.

Ngoài yếu tố con người, các con vật tổ của cư dân Việt cổ cũng được mô tả trên mặt trống. Đó là hươu và chim Lạc. Mỗi một con hươu đực đi kèm một con hươu cái. Mỗi một chim Lạc mỏ ngắn lại đi kèm một con chim mỏ dài.

Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Hoa văn trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trong số trống đồng Đông Sơn đã phát hiện, Ngọc Lũ là chiếc trống đẹp, tinh xảo, nguyên vẹn và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất, thuộc loại HI theo phân loại của học giả Áo F.Héger. Ngoài chức năng chính là một nhạc cụ quan trọng, trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh Đông Sơn.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại số 1 Tràng Tiền là địa điểm phù hợp để ghé thăm cho người muốn khám phá lịch sử, cội nguồn dân tộc. Hiện nay giá vé tham quan bảo tàng là 40.000 đồng/lượt đối với người lớn; 20.000 đồng/lượt đối với sinh viên; 10.000 đồng/lượt với học sinh. Miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật.

Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử lớn, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ. Ảnh: Shutterstock

Trống đồng được sử dụng để trưng bày ở sảnh công ty, tập đoàn lớn, phòng họp, phòng làm việc… Đồng thời cũng được xem là món quà lưu niệm để dành tặng cho lãnh đạo, đối tác trong những sự kiện, hội nghị quan trọng. Món quà này không chỉ mang ý nghĩa về nghệ thuật mà còn là cách để quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vậy ý nghĩa hoa văn trên mặt trống đồng là gì? Mời bạn cùng Lê Gia tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ý nghĩa 5 hoa văn họa tiết trên mặt trống đồng là gì?

Trên mặt trống đồng có rất nhiều những hoa văn, họa tiết. Điều đặc biệt là những họa tiết này không chỉ đơn giản là dùng để trang trí mà nó còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, truyền thống và niềm tự hào dân tộc. Sau đây là ý nghĩa của 5 loại hoa văn họa tiết trên bề mặt trống đồng.

Họa tiết 1: Ngôi sao lớn trung tâm mặt trống

Ý nghĩa của họa tiết ngôi sao lớn trung tâm mặt trống là gì? Đây được xem là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng. Hình ảnh ngôi sao từ 8 - 14 cánh ở chính giữa của mặt trống đại diện cho mặt trời. Người xưa quan niệm, mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng và ánh sáng cho muôn loài, nếu không có nguồn năng lượng này thì sẽ không có sự sống. Do đó, họ rất tôn sùng và biết ơn mặt trời. Đó là lý do vì sao hình ảnh ngôi sao – tượng trưng cho mặt trời được đặt ở trung tâm và có kích thước lớn nhất.

Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Ngoài ra hình ảnh ngôi sao còn được xem là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Loại lịch ngày âm, kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẵn, cho thấy cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm.

Họa tiết 2: Chim thú trên mặt trống

Ý nghĩa của chim thú trên mặt trống là gì? Hình ảnh chim Lạc, chim Hồng được cách điệu vô cùng độc đáo, phân bổ dày đặc trên bề mặt trống với nhiều hình dáng và tư thế khác nhau từ chim bay, chim đậu đến chim đứng hướng mỏ vào nhau xen kẽ với đó là hươu nai – loại vật hiền lành, thân thuộc.

Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Hình ảnh này thể hiện sự sùng bái thiên nhiên đồng thời thể hiện quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người. Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ có hình ảnh quả trứng chính là minh chứng cho quan niệm đó của người xưa. Bên cạnh đó, họa tiết chim còn thể hiện sự biết ơn tổ tiên.

Họa tiết 3: Sàn nhà trên mặt trống

Ý nghĩa sàn nhà trên mặt trống đồng là gì? Đây là họa tiết đơn giản thể hiện nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, cho thấy một phần cuộc sống của con người ở thời kỳ dựng nước sơ khai.

Họa tiết nhà sàn dân tộc đồng với kiến trúc mái cong và mái tròn cùng với hình ảnh 2 cột chống đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang lên sàn chính là những ngôi nhà của người dân thời đó.

Họa tiết 4: Nhạc cụ trên trống đồng

Hình ảnh hoa văn nhạc cụ trên mặt trống đồng mang ý nghĩa gì? Trên mặt trống đồng được khắc 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Đây là hai nhạc cụ được người dân sử dụng trong những dịp tết, lễ hội. Có 2 loại trống:

Trống diễn tấu trong 1 dàn trống: Khi đó trống đặt trên các chiếc giá sát đất, người đánh trống sẽ ngồi hoặc đứng ở trên sàn, cầm cây gậy dài đánh trống theo chiều đứng. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hòa Bình.

Trống 1 người biểu diễn: Là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.

Họa tiết 5: Hình ảnh các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người

Các họa tiết mô tả hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người bao gồm: nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống… là những họa tiết đơn giản, mang tính biểu tượng cao, khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh của con người trong thời kỳ sơ khai của đất nước.

Hình ảnh nhảy múa, trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên mặt trống đồng thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc đến các thế hệ mai sau.

Địa chỉ mua đồ đồng chất lượng tại Hà Nội

Nếu bạn muốn mua trống đồng đẹp thì không đâu làm trống đồng đẹp hơn làng nghề đúc đồng Thanh Hóa. Với bàn tay điêu luyện của những người nghệ nhân, đồ đồng Lê Gia đã được khách hàng trong và ngoài nước vô cùng ưa chuộng bởi khả năng chế tác tinh xảo.

Hoa văn trên mặt trống đồng đông sơn năm 2024

Tại sao khách hàng lựa chọn chúng tôi?

- Đồ Đồng Lê Gia là cơ sở sản xuất, chế tác trống đồng Đông Sơn lâu đời nhất tại làng nghề đúc đồng Chè Đông, Thanh Hóa.

- Chúng tôi sở hữu bí quyết đúc trống gia truyền qua nhiều đời với cái tâm và sự nhiệt huyết yêu nghề.

- Sản phẩm của chúng tôi được làm từ nguyên liệu tinh khiết, do các nghệ nhân lão luyện thực hiện thủ công với đường nét tinh xảo, mang tính thẩm mỹ cao.

- Chúng tôi có chính sách bảo hành lên đến 20 năm giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Vậy là bạn đã biết ý nghĩa hoa văn trên mặt trống đồng. Để có thể chế tác ra những sản phẩm trống đồng có hồn, tái hiện được cuộc sống, văn hóa của người Việt xưa, đòi hỏi nghệ nhân đúc đồng phải là người có tuổi nghề, am hiểu về văn hóa truyền thống dân tộc. Do đó, nếu bạn muốn sở hữu một chiếc trống đồng tinh xảo, chất lượng, giá cả phải chăng thì hãy liên hệ với Lê Gia để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình.