Câu hỏi hóa học đường lên đỉnh olympia năm 2024

Hành trình leo núi của 4 thí sinh trong Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia 2023: Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội); Nguyễn Minh Triết (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế); Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa); Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) chính thức diễn ra vào sáng nay (8/10). Các thí sinh đã lần lượt tham gia 4 vòng thi là Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích.

Vượt qua những vòng thi đầy kịch tính, thí sinh Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Giải thưởng giành cho Nhà vô địch Olympia 2023 sẽ là chiếc vòng nguyệt quế danh giá, cùng suất học bổng du học Úc trị giá 50.000 USD (hơn 1,2 tỷ đồng).

Câu hỏi hóa học đường lên đỉnh olympia năm 2024

Trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023

Trong chương trình, có 2 câu hỏi ở phần Về đích nhận về thắc mắc của các thí sinh. Sau đó, Ban cố vấn đã lên tiếng giải thích. Cả hai câu hỏi đều đóng vai trò quyết định trong việc tìm ra chủ nhân vòng nguyệt quế.

Câu hỏi về thủy tinh lỏng

Bước vào phần thi Về đích với số điểm 125, thí sinh Trọng Thành đã đặt Ngôi sao hy vọng cho câu hỏi thứ hai, 20 điểm. Nội dung được chương trình đưa ra như sau:

Thủy tinh lỏng được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh, sứ và nhiều ứng dụng khác. Bạn hãy cho biết thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của hai hợp chất nào (nêu công thức phân tử).

Trọng Thành đưa ra câu trả lời: Na2SiO3 và K2SiO3, Natri Silicat và Kali silicat. Câu trả lời của thí sinh này được MC Ngọc Huy cho rằng chưa chính xác. Cơ hội sau đó được trao cho các thí sinh khác. Việt Thành là thí sinh giành được quyền trả lời. Nam sinh đưa ra đáp án: Na2SiO3 và K2SiO3. Đây là câu trả lời được MC chấp nhận.

"Trọng Thành hãy xem kĩ lại câu hỏi. Trong câu hỏi vừa rồi, chúng tôi đã yêu cầu nêu công thức phân tử. Câu trả lời cuối cùng của bạn chúng tôi nhận được lại không phải nêu công thức phân tử", MC Ngọc Huy giải thích.

Tuy nhiên, Trọng Thành không đồng ý với kết quả chương trình đưa ra. Thí sinh này cho rằng, nêu công thức phân tử trong ngoặc, tức là có thể được nêu hoặc không. Bởi vì câu hỏi chỉ là hai hợp chất nào, không yêu cầu thí sinh phải đọc công thức phân tử, vậy nên mình hoàn toàn có thể đọc tên chất. Ban cố vấn sau đó chấp nhận câu trả lời của Trọng Thành.

Đến lúc này, Việt Thành lại là người không đồng tình. Nam sinh cho rằng, nếu như được nêu cả hai công thức thì sẽ không có chú thích. Còn nếu có chú thích thì phải nêu đúng công thức phân tử.

"Về ý nghĩa của các chất thì có thể đọc tên, đọc công thức. Tuy nhiên khi nói về một chất thường dùng tên chất. Mở ngoặc đơn chỉ là một chú thích cho nó chi tiết thêm. Đọc tên đã đầy đủ rồi", đại diện Ban cố vấn chương trình giải thích.

Với câu trả lời được chấp nhận, Trọng Thành từ 125 đã tăng lên 165 điểm.

Câu hỏi về hai câu thơ của Nguyễn Du

Trong phần thi Về đích của thí sinh Minh Triết xuất hiện một câu hỏi 30 điểm về lĩnh vực Văn học. Nội dung câu hỏi được chương trình đưa ra như sau:

Trong bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du", nhà thơ Tố Hữu viết: "Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như/ Mai sau, dù có bao giờ.../Câu thơ thuở trước, ai ngờ hôm nay!". "Câu thơ thuở trước" mà tác giả nói đến là hai câu thơ nào và trong bài thơ nào của Nguyễn Du?

Minh Triết không trả lời được câu hỏi, thí sinh Lê Xuân Mạnh giành được cơ hội. Nam sinh đưa ra đáp án: "Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?" và cho biết, hai câu thơ nằm trong tác phẩm "Độc Tiểu Thanh Ký".

MC Ngọc Huy sau đó đưa ra đáp án: "Hai câu thơ mà chúng tôi nhắc đến ở đây đó là: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Nếu như Xuân Mạnh trả lời đúng ở câu hỏi này, bạn sẽ vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với số điểm 220 và khiến cuộc chơi trở nên kịch tính hơn bao giờ hết.

Hai câu thơ mà tôi vừa đọc dịch ra sẽ là: "Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?". Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một vế của câu hỏi vừa rồi. Hai câu thơ này được trích trong một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du và đó là "Độc Tiểu Thanh Ký".

Thí sinh Trọng Thành cho rằng, câu trả lời của Xuân Mạnh chưa chính xác vì: "Trong câu hỏi có nhắc đến hai câu thơ được trích trong bài thơ nào của Nguyễn Du. Em nghĩ nên chấm bản phiên âm từ bài thơ, không nên chấm câu dịch vì bài thơ có nhiều dị bản dịch".

Tuy nhiên, Ban cố vấn sau đó đưa ra lời giải thích và chấp nhận câu trả lời của Xuân Mạnh: "Bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du là một bài hết sức nổi tiếng và nhiều năm nay có trong chương trình. Phương án mà Ban cố vấn đưa ra và đã duyệt là thí sinh có thể trả lời một trong hai cách: Đọc nguyên văn bằng phiên âm hoặc đọc trọn vẹn được bản dịch thơ hoặc bản dịch nghĩa chuẩn xác của câu thơ này. Đáp án được chấp nhận".

Câu hỏi hóa học đường lên đỉnh olympia năm 2024

Với 220, Xuân Mạnh đã có số điểm cao nhất và giành vòng nguyệt quế

Với câu trả lời chính xác, Xuân Mạnh đã vượt qua Trọng Thành (chênh lệch 5 điểm) để giành ngôi Quán quân cuộc thi Olympia năm thứ 23.