Hóa đơn sai số tiền bằng chữ năm và lăm

Bài viết tổng hợp một số lưu ý khi kế toán viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn điện tử. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích với quý độc giả.

1. Nội dung trên hóa đơn được quy định thế nào?

Hóa đơn điện tử hiện đã bắt buộc sử dụng để thay thế cho hóa đơn giấy. Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC nội dung của hóa đơn điện tử gồm:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại nếu có.

\>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

Tiêu thức trên hóa đơn điện tử phải đảm bảo điều kiện về tên hóa đơn:

Hóa đơn điện tử phải có tên, tên từng loại hóa đơn điện tử được thể hiện trên mỗi hóa đơn như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ, TEM, VÉ, THẺ,…

Về ký hiệu mẫu số hóa đơn: Đây là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn. Cụ thể:

Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.

Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.

Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.

Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định

\>> Tham khảo: Quy định về loại hóa đơn dùng trong xuất khẩu.

Về ký hiệu hóa đơn: Đây là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Chi tiết:

Ký tự đầu tiên là 1 chữ cái được quy định: C là thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả-rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch.

Ký tự thứ tư là 1 chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng cho các đối tượng khác nhau theo hình bên dưới.

Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định và được căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.

Về số hóa đơn: đây là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập, có tối đa đến số 99 999 999 hóa đơn/năm. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.

\>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý hóa đơn kê khai thiếu.

Hóa đơn sai số tiền bằng chữ năm và lăm

Khi ghi số tiền bằng chữ, kế toán cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Về chữ số tận cùng:

  • Nếu chữ số tận cùng là là số 1: Viết là “một” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1, viết là “mốt” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.
  • Nếu chữ số tận cùng là là số 4: Viết là “bốn” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1, viết là “tư” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.
  • Nếu chữ số tận cùng là là số 5: Viết là “năm” nếu chữ số hàng chục là số 0 hoặc được kết hợp với từ chỉ tên hàng là từ “mươi” ở phía sau, viết là “lăm” ếu chữ số hàng chục lớn hơn 0 hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 9.

Đối với số tự nhiên, nếu đọc số theo đúng nguyên tắc thì viết số tự nhiên cùng khá đơn giản, kế toán chỉ cần lưu ý:

  • Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
  • Xác định giá trị của các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị.
  • Viết số.

\>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Lưu ý khác:

  • Số được viết theo lớp từ trái qua phải và viết đúng theo từng hàng, thứ tự từ cao xuống thấp
  • Khi viết cần đảm bảo tính chính xác của tổng số tiền bằng số ở trên, tránh trường hợp tính toán sai tổng số tiền bằng số, dẫn tới số tiền bằng chữ sẽ bị sai
  • Số tiền bằng chữ trên hóa đơn cần được viết đúng chính tả.

Quy định về chữ viết trên hóa đơn được hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 13, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn

  1. Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.”

Kết luận

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ: