Hồ sơ đầu vào đầy đủ của hóa đơn

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót với Tổng cục Thuế thì hãy tham khảo các thông tư sau:

Khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Theo khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

Tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này.

3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

  1. Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này;
  1. Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

  1. Tờ khai bổ sung
  2. Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan

5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

- Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

- Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

- Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai sót tương ứng.

- Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty phát hiện hoá đơn đầu vào các tháng trước chưa kê khai thì Công ty được khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Tóm tắt

- Kê khai bổ sung hóa đơn GTGT đầu vào bị bỏ sót tháng 9 năm 2022 vào tờ khai tháng 9 năm 2022;

- Kê khai bổ sung hóa đơn GTGT đầu vào bị bỏ sót tháng 12 năm 2022 vào tờ khai tháng 12 năm 2022;

- Kê khai bổ sung hóa đơn GTGT đầu vào bị bỏ sót tháng 1 năm 2023 vào tờ khai tháng 1 năm 2023.

2. Hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót

.jpg)

Vậy, doanh nghiệp cần làm gì khi kê khai hoá đơn đầu vào bỏ sót 2023? Sau đây là các bước cơ bản để thực hiện kê khai:

- Xác định hóa đơn bị bỏ sót: Kiểm tra lại các tài liệu và hồ sơ kế toán để xác định các hóa đơn đầu vào đã bị bỏ sót. Đảm bảo bạn có đầy đủ thông tin về những hóa đơn cần kê khai.

- Thu thập thông tin hóa đơn: Liên hệ với nhà cung cấp hoặc bên gửi hóa đơn để thu thập thông tin chi tiết về hóa đơn đầu vào bị bỏ sót. Điều này bao gồm thông tin như số hóa đơn, ngày phát hành, số tiền, thuế suất, và thông tin liên quan khác.

- Chuẩn bị biểu mẫu kê khai: Sử dụng biểu mẫu kê khai hóa đơn đầu vào của cơ quan thuế hoặc phần mềm kế toán để chuẩn bị hồ sơ kê khai. Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ thông tin cần thiết và điền đúng vào các trường thông tin tương ứng trên biểu mẫu.

- Xác minh thông tin: Đối chiếu thông tin trên hóa đơn đầu vào với thông tin trong hệ thống để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Kiểm tra số tiền, thuế suất và các thông tin khác trên hóa đơn để tránh sai sót trong quá trình kê khai.

- Kê khai hóa đơn: Điền thông tin chi tiết từ hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào biểu mẫu kê khai theo các trường thông tin tương ứng. Chú ý đến việc điền đúng và đầy đủ thông tin, bao gồm cả thông tin về nhà cung cấp và thông tin về hóa đơn.

- Kiểm tra và xác nhận: Kiểm tra lại các thông tin đã điền vào biểu mẫu để đảm bảo tính chính xác. Xác nhận rằng điền đầy đủ thông tin và không có sai sót nào trong quá trình kê khai.

- Nộp hồ sơ kê khai: Gửi hồ sơ kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót đến cơ quan thuế hoặc theo quy trình nộp hồ sơ đã quy định. Đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy định và thời hạn nộp hồ sơ.

- Lưu trữ hồ sơ: Sau khi đã nộp hồ sơ kê khai, đảm bảo lưu trữ hồ sơ một cách an toàn và dễ dàng truy cập. Điều này rất tiện lợi trong việc kiểm tra và bảo vệ thông tin mật cho doanh nghiệp.

3. Lợi ích khi đăng ký API ADDON hóa đơn đầu vào tại Hoadon30s

.jpg)

- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Sử dụng hóa đơn đầu vào điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức vào việc nhập liệu thủ công từng hóa đơn, bên cạnh đó các chi phí về in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn giấy và tối ưu hiệu suất làm việc và lưu trữ hóa đơn đầu vào.

- Đảm bảo tính chính xác và minh bạch: Hoá đơn đầu vào được tạo ra tự động, giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình nhập liệu và giúp doanh nghiệp đối chiếu thông tin trên hóa đơn dễ dàng.

- Đảm bảo tính pháp lý: Sử dụng hoá đơn đầu vào giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hóa đơn, giảm rủi ro pháp lý và tránh những khoản phạt do vi phạm quy định.

- Linh hoạt và tiện lợi: Hóa đơn điện tử được thiết kế nhằm xử lý và lưu trữ thông tin hóa đơn linh hoạt và tiện lợi, đặc biệt nhất là tự động hóa quy trình xử lý hóa đơn. Thông tin từ hoá đơn đầu vào có thể được chuyển đến các phần mềm quản lý tài chính, hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) hoặc các hệ thống liên quan khác để thực hiện các tác vụ như thanh toán, lưu trữ, phân loại hóa đơn, và báo cáo tài chính. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin hóa đơn bất cứ khi nào và bất cứ đâu.

- Bảo vệ môi trường: Tưởng chừng như là một lý do không liên quan, tuy nhiên sử dụng hoá đơn đầu vào điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống giúp giảm thiểu số lượng giấy in, giảm lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với thời đại công nghệ số hóa.

Tổng kết

Đối với các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ giải pháp số, việc nâng cấp tích hợp tính năng tự động tải hóa đơn đầu vào trực tiếp từ hệ thống Tổng cục Thuế vào quy trình vận hành trong kinh doanh là một bước quan trọng để tối ưu cách doanh nghiệp vận hành. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và nỗ lực thủ công trong việc nhập dữ liệu hóa đơn và đảm bảo tính chính xác trong quá trình xử lý thông tin tài chính.

P.A Việt Nam đã phát triển api kết nối tự động với Hệ thống Tổng cục Thuế - Dịch vụ giải pháp Hoadon30s để có thể download tất cả hóa đơn đầu vào và đầu ra để giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả với chi phí và thời gian được tối ưu tối đa.

Xem thêm: Dùng thử Hoá đơn điện tử miễn phí

Hoadon30s tự hào là đơn vị đạt Tiêu chuẩn Nhận – Truyền – Lưu trữ của Tổng cục Thuế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo thông tư 78 của Chính phủ. Phần mềm Hoadon30s được khách hàng tin tưởng sử dụng bởi những tính năng vượt trội, tiện ích và giao diện dễ sử dụng, được phân tích - cập nhật - phát triển bởi các chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, với đội ngũ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và nhiệt tình, chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ, phục vụ và đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Một số giải thưởng mà Hoadon30s đã được chứng nhận:

– Top 1 nhà đăng ký sở hữu số lượng khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử.

– Nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với hơn 15 năm kinh nghiệm.

– Nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn số uy tín hàng đầu được Tổng cục thuế công nhận.

– Nhà cung cấp hóa đơn đầu vào được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia chất lượng nhất.


Đừng bỏ lỡ cơ hội để tiếp cận công nghệ 4.0 và áp dụng đăng ký kê khai hóa đơn bỏ sót với chi phí vận hành hợp lý vào hoạt động kinh doanh của bạn. Liên hệ ngay với Hoadon30s qua Hotline 1900 9477 để được tư vấn chi tiết nhất!