Ho gà có biểu hiện như thế nào

Ho gà có biểu hiện như thế nào

Bạn biết gì về bệnh ho gà?

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do trực khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây nên. Bệnh có biểu hiện ho nhẹ ban đầu thường giống cảm lạnh, nhưng khi trở nặng người bệnh có thể ho rít từng cơn và nôn ói. Đối tượng thường bị ho gà tấn công chính là trẻ em. Ho gà có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc-xin ho gà. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu ba mẹ không phát hiện và chữa trị kịp thời.(1) Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đế quyết định loại vắc-xin ho gà phù hợp cho con.

Ho gà lây truyền như thế nào?

Ho gà có biểu hiện như thế nào

Bệnh ho gàkhả năng lây lan cao, cụ thể, một người mắc bệnh có thể lây bệnh sang 12–17 người khác, và lây mạnh nhất trong 1–2 tuần đầu của bệnh.

Bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.(2)(4)

Đối tượng dễ bị ho gà là ai?

Bất cứ ai cũng đều có thể mắc bệnh ho gà, nhưng đối tượng mắc nhiều nhất là trẻ em từ 1–6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. (1)(2)

TRẺ MẮC BỆNH HO GÀ CÓ BIỂU HIỆN/TRIỆU CHỨNG GÌ?

  • Giai đoạn sớm: có các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường, ho nhẹ. Thường kéo dài 1–2 tuần.
  • Sau 1–2 tuần của giai đoạn sớm: bệnh bắt đầu tiến triển với các triệu chứng ho thành cơn, ho có tiếng rít cuối cơn, nôn ói, mệt mỏi. Các cơn ho bắt đầu mạnh & có thể lặp đi lặp lại. Thường có thể kéo dài 6–7 tuần.
  • Giai đoạn hồi phục: bệnh bắt đầu thuyên giảm, mất khoảng 2–3 tuần để trẻ phục hồi.(1)

BIẾN CHỨNG KHI TRẺ MẮC BỆNH HO GÀ?

Ở trẻ nhỏ:

VIÊM PHỔI LÀ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP NHẤT CỦA HO GÀ

VÀ DỄ GÂY TỬ VONG, ĐẶC BIỆT Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI

  • Bệnh làm trẻ ho nhiều và dẫn đến thiếu ô-xy, gây tím tái kèm theo nôn kiệt sức.
  • Ngoài ra trẻ có thể gặp biến chứng trên hệ thần kinh trung ương, từ co giật nhẹ đến hôn mê, gây tổn thương cho não.

Ở trẻ em tuổi vị thành niên và người lớn:

  • Ho gà cũng có thể để lại những biến chứng nhưng ít nghiêm trọng hơn trẻ nhỏ, đặc biệt nếu đã được tiêm vắc-xin phòng ngừa trước đó. Các biến chứng thường là những hậu quả của các cơn ho kịch phát, ví dụ gãy xương sườn.(1)(2)

PHÒNG NGỪA HO GÀ THẾ NÀO?

Ho gà có biểu hiện như thế nào

Tiêm chủng vắc-xin là cách hiểu quả nhất để
phòng bệnh ho gà.

Có 2 loại vắc-xin ho gà:

  • Vắc-xin ho gà toàn tế bào: chứa toàn bộ khoảng 3.000 kháng nguyên của vi khuẩn Bordetella pertussis
  • Vắc-xin ho gà vô bào: chỉ chứa từ 1–5 kháng nguyên đặc hiệu. Các vắc-xin ho gà vô bào khác nhau là tùy vào số lượng kháng nguyên, nồng độ các kháng nguyên, các phương pháp tinh khiết và khử độc.(3)

Hiện nay, vắc-xin ho gà thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc-xin khác. Những ưu điểm của vắc-xin kết hợp chứa ho gà vô bào.

Ho gà có biểu hiện như thế nào

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại vắc-xin ho gà phù hợp cho con của bạn!

Khi trẻ đã mắc bệnh, cần phải cách ly trẻ trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với trẻ bị ho gà cần đeo khẩu trang. Ngoài ra gia đình cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, đồ dùng, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn để tránh bệnh lây lan nhé.(3)

KIẾN THỨC BẠN CẦN QUAN TÂM

Dấu hiệu bệnh ho gà khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Điều này làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Bệnh ho gà được đặt tên theo sự mô phỏng âm thanh của tiếng ho. Bệnh nhân thường có một hơi rít hoặc hú lên khi thở hổn hển hoặc khi kết thúc cơn ho. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng dấu hiệu bệnh ho gà lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Dấu hiệu bệnh ho gà dễ nhận biết nhất

Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh ho gà chỉ biểu hiện những tình trạng nhẹ như sổ mũi, sốt nhẹ, ho nhẹ. Vì thế, người bệnh thường lơ là và dễ dàng bỏ qua cho đến khi bệnh trở nặng.

Các triệu chứng ban đầu thường kéo dài trong khoảng 1-2 tuần. Nếu đó là tình trạng cảm lạnh thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn sau khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, bệnh ho gà lại hoàn toàn ngược lại. Sau 2 tuần khởi phát các dấu hiệu nhẹ, người bệnh bắt đầu cảm thấy tồi tệ hơn. Vì thế, ngay khi bạn nghi ngờ mình đã mắc bệnh ho gà hoặc bất kỳ triệu chứng cảm lạnh nào mà không thuyên giảm trong khoảng 1-2 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Để chẩn đoán bệnh ho gà, bác sĩ sẽ lắng nghe tiếng ho của bạn và đặt một số câu hỏi liên quan về những triệu chứng bạn đã gặp. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác. Trước khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất nhầy ở mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân để phân tích xem nó có chứa vi khuẩn gây bệnh ho gà hay không.

Ho gà có biểu hiện như thế nào

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu. Sự thay đổi về số lượng bạch cầu là dấu hiệu chung của cơ thể người bị vi khuẩn tấn công.

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà. Bệnh nhân có thể bị ho dữ dội với mức độ tăng dần theo thời gian. Vì thế, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn chụp X-quang ngực để xem bạn có bị viêm hoặc có dịch trong phổi hay không. Trong quá trình thăm khám, bạn hãy cho bác sĩ biết nếu trước đó bạn đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh ho gà.

Nếu bạn bị ho gà, cơn ho của bạn sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn phải rất cố gắng để lấy hơi giữa các cơn ho, âm thanh nghe như tiếng kêu của con gà cũng phát ra từ đó.

Cơn ho sẽ khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Đối với một số bệnh nhân, tình trạng này cũng sẽ gây ra sự thiếu oxy khiến da nhợt nhạt và chuyển dần sang màu xanh. Những cơn ho dồn dập làm bệnh nhân thấy kiệt sức, buồn nôn hoặc nôn. Thậm chí, người bệnh cũng sẽ có cảm giác như lồng ngực bị vỡ tung ra trong lúc ho.

So với bệnh ho gà ở trẻ em, ho gà ở người lớn có triệu chứng ít nghiêm trọng và hiếm khi xảy ra biến chứng hơn. Tuy nhiên, khi đã tiến đến giai đoạn nặng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh khiến bệnh nhân nhanh chóng bị kiệt sức.

Giai đoạn hồi phục

Ho gà có biểu hiện như thế nào

Dù bệnh ho gà có thể gây tử vong nhưng nếu được tích cực điều trị, bệnh nhân hoàn toàn có thể phục hồi.

Sau khi có kết quả chẩn đoán dương tính với vi khuẩn gây bệnh ho gà, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng kháng sinh. Quá trình điều trị có thể mất tới 3-4 tháng để bạn hồi phục hoàn toàn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong giai đoạn phục hồi, bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho người khác khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện trực tiếp. Vì thế, người nhà cần có cách chăm sóc và cách ly phù hợp. Nếu gia đình có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, người lớn hãy ưu tiên cách ly bệnh nhân với trẻ để phòng ngừa khả năng lây lan bệnh cho bé.

Cách phòng bệnh ho gà tốt nhất cho cả người lớn và trẻ em là tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch.