Tại sao nổi da gà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nổi da gà (còn gọi là Sởn gai ốc hay Nổi gai ốc), tên y học là cutis anserina, là phản xạ tạo thành những nốt nổi trên da người do chân lông tự co thắt khi bị lạnh hoặc có cảm xúc mạnh như sợ hãi. Phản xạ nổi da gà không chỉ có ở con người mà còn có ở nhiều loài động vật có vú khác; một ví dụ điển hình là nhím sẽ xù lông lên khi bị đe dọa, hay hiện tượng con người mắc hội chứng sợ lỗ.

Tác nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Tại sao nổi da gà
Nổi da gà trên người

Nổi da gà xày ra khi những bắp cơ nhỏ ở chân lông (arrectores pilorum) co lại và làm cho lông dựng đứng. Phản xạ này được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật, cũng là trung tâm điều khiển nhiều phản xạ vô thức khác.

Thích ứng với nhiệt độ[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi da gà là một phản xạ thường thấy của các động vật có lông, việc dựng đứng lông làm tăng thể tích khối cách nhiệt do lông tạo ra, làm ấm da.

Tự vệ[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi da gà cũng có thể là hiệu ứng của giận dữ hoặc sợ hãi: khi xù lông lên con vật sẽ trông lớn hơn và đáng sợ hơn. Hành vi này đã được quan sát thấy ở tinh tinh[1], chuột nhà [2] và mèo.

Cảm xúc[sửa | sửa mã nguồn]

Ở con người, phản xạ này còn có thể có nguyên nhân là một tiếng động khó chịu nào đó (như tiếng móng tay cào lên bảng) hoặc nghe được một bản nhạc hay, hợp tâm trạng.[3]

Nổi da gà ở người[sửa | sửa mã nguồn]

Khi gặp tác nhân thích hợp, cơ thể phóng ra hormone adrénaline. Hormone này không chỉ gây nổi da gà mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến con người có các phản xạ thích hợp.[4]

Nổi da gà do lạnh ở người có nguồn gốc là phản xạ sinh lý còn sót lại của tổ tiên động vật từ xa xưa, vì con người còn lại rất ít lông trên da nên phản xạ này không có tác dụng gì.

Nổi da gà có thể thấy rõ nhất trên cánh tay, nhưng cũng xuất hiện ở chân, cổ và bất kỳ vùng nào có lông trên cơ thể. Ở một số người, nổi da gà thậm chí có thể xuất hiện trên mặt. Một số vùng trên da thường xuyên có hiện tượng nổi da gà do phân bố hóc môn, chẳng hạn như ở đầu núm vú của người phụ nữ.

Nổi da gà cũng có thể là một triệu chứng khó gặp của một số bệnh, chẳng hạn như động kinh, hoặc u não. Việc ngưng dùng các chất gây nghiện như heroin cũng có thể gây nổi da gà.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, tên gọi nổi da gà xuất phát từ việc da người có hiện tượng này trông khá giống da gà khi đã loại bỏ lông. Ngoài tên gọi này, người Việt Nam còn dùng tên nổi gai ốc hay sởn gai ốc để chỉ cùng một hiện tượng. Trong các ngôn ngữ khác, tên gọi có khác biệt nhưng thường liên quan tới loài chim. Ví dụ:

  • Ngỗng
  • Tiếng Anh: Goose bumps - "Nốt ngỗng"
  • Tiếng Đức: Gänsehaut - "Da ngỗng"
  • Tiếng Pháp: la chair de poule - "Thịt gà"
  • Tiếng Tây Ban Nha: la piel de gallina
  • Tiếng Hà Lan: kippenvel
  • Tiếng Trung: 雞皮疙瘩 - "Kê bì ngật đáp"
  • Chim
  • Tiếng Nhật: 鳥肌 torihada - dịch chữ là "da chim".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Martin Muller and John Mitan. Conflict and Cooperation in Wild Chimpanzees. Lưu trữ 2006-09-08 tại Wayback Machine Advances in the Study of Behavior, vol. 35
  2. ^ Masuda et al. Developmental and pharmacological features of mouse emotional piloerection. Experimental Animals, 1999 Jul;48(3):209-11. PMID 10480027
  3. ^ David Huron. Biological Templates for Musical Experience: From Fear to Pleasure. Abstract Lưu trữ 2016-05-14 tại Wayback Machine
  4. ^ Nổi da gà - vietsciences

Dưới đây là một số lý do khiến bạn luôn bị nổi da gà, bất kể khi trời lạnh hay không.

1. Tuyến giáp hoạt động không tốt

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone dẫn đến cơ thể không chịu được lạnh. Các hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh hoạt động trao đổi chất và nhiệt độ. Khi bị thiếu những hormone này, chúng ta sẽ luôn cảm thấy lạnh. Các triệu chứng khác của suy giáp bao gồm mệt mỏi và nhịp tim thấp.

Cách khắc phục: Thăm bác sĩ và kiểm tra xem bạn đã có đủ lượng hormone tuyến giáp cần thiết hay chưa.

Tại sao nổi da gà

2. Không uống đủ nước

Nước làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phá vỡ thức ăn đồng thời tạo ra năng lượng và nhiệt. Nếu bạn bị mất nước, bạn sẽ bị thiếu mất năng lượng làm ấm cơ thể.

Cách khắc phục: Chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể uống các loại nước chanh, bạc hà, húng quế, dưa chuột  hoặc bất cứ loại nước nào mà bạn thích.

3. Thiếu máu

Tại sao nổi da gà

Thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến bạn bị lạnh ở bàn tay và bàn chân. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bị thiếu các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho các cơ quan và mô của cơ thể. Thiếu máu và thiếu sắt có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai, đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc do chế độ dinh dưỡng kém. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và đau đầu.

Cách khắc phục: Nếu nghi bị thiếu máu, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. 

4. Không ngủ đủ giấc

Giấc ngủ ngon là rất quan trọng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, nếu bạn cứ run rẩy vì lạnh, lý do có thể khá đơn giản là do bạn không ngủ đủ giấc.

Cách khắc phục: Xem xét lại lịch trình hàng ngày của bạn và đảm bảo có đủ thời gian cho giấc ngủ.

5. Triệu chứng Raynaud

Tại sao nổi da gà

Dấu hiệu: Các ngón tay hoặc ngón chân của bạn chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Đây là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến các động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân và khiến cơ thể cảm thấy lạnh. Trong quá trình khởi phát, khi lưu lượng máu giảm, ngón tay và ngón chân sẽ bị nhợt nhạt hoặc có màu xanh. Khi lượng máu tăng, các ngón tay hoặc ngón chân sẽ đỏ trở lại và khiến bạn cảm thấy tê hoặc đau.

Cách khắc phục: Đến bác sĩ kiểm tra. Raynaud có thể được kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh, căng thẳng, tiếp xúc với một số hóa chất và các yếu tố khác. Việc điều trị triệu chứng này bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

6. Cơ thể quá gầy

Khi bạn thiếu cân, bạn sẽ không có đủ chất béo để bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh. Nếu bạn đang giảm cân có mục đích và cắt giảm lượng calo hoặc đơn giản là không ăn đủ, điều này có thể phá vỡ sự trao đổi chất và ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Cách khắc phục: Cân nhắc một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.

7. Lưu thông máu kém

Tại sao nổi da gà

Bệnh động mạch ngoại biên có thể khiến các động mạch thất bại trong việc cung cấp máu đến các cơ quan và mô, khiến chúng ta cảm thấy lạnh. Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch, nó làm cho các động mạch hẹp hơn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tay và chân, gây cảm lạnh và tê liệt.

Cách khắc phục: Thăm bác sĩ. Việc điều trị bệnh động mạch ngoại biên bao gồm thay đổi lối sống (ví dụ như bỏ hút thuốc) và điều trị y tế, bao gồm phẫu thuật trong một số trường hợp.