Hít thuốc xịt muỗi có độc không

Bị muỗi đốt sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người như sốt xuất huyết, sốt rét,... Tuy nhiên, nên cẩn thận khi sử dụng thuốc xịt muỗi, bởi nếu dùng một các bừa bãi cũng có thể gây nên hậu quả tai hại cho cơ thể con người. Nhiều trường hợp đặc biệt, ngộ độc thuốc xịt muỗi phải được cấp cứu tại bệnh viện. Tham khảo bài viết dưới đây để xem xét về thuốc xịt muỗi có độc không.

Thuốc xịt muỗi là gì?

Thuốc xịt muỗi là sản phẩm nhận được nhiều lựa chọn bởi nhiều gia đình hiện nay. Với công dụng đuổi muỗi và diệt muỗi, thuốc xịt muỗi góp phần bảo vệ các thành viên trong gia đình tránh khỏi sự tấn công của các loài muỗi và các mầm bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. 

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại thuốc xịt muỗi với nhiều loại và nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại thuốc xịt muỗi có thành phần thiên nhiên vô cùng khó khăn, bởi đa số chúng là những sản phẩm làm từ các loại hóa chất. Những sản phẩm có thành phần thiên nhiên luôn nhận được sự ưa thích hơn vì sự an toàn và thân thiện với môi trường sống.

Hít thuốc xịt muỗi có độc không
Thuốc xịt muỗi giúp bảo vệ chúng ta khỏi muỗi gây bệnh

Thuốc xịt muỗi có cách sử dụng đơn giản loại thuận tiện, có tác dụng ngay lập tức, do đó mà mọi người luôn muốn trang bị cho mình để có thể sử dụng khi cần thiết.

Thuốc xịt muỗi có độc không?

Đối với các loại thuốc xịt muỗi có thành phần hóa học phổ biến như hiện nay, chúng có khả năng tác động đến hệ thần kinh và gây ảnh hưởng đến các loài muỗi cũng như các loại côn trùng. Sự tác động đó có thể tiêu diệt các loại muỗi và côn trùng vô cùng nhanh chóng. Vì thế, nếu chúng ta không cẩn thận trong quá trình sử dụng thì những hóa chất này cũng sẽ vô tình gây độc hại cho sức khỏe.

Theo những nghiên cứu gần đây, việc hít phải các thành phần hóa học trong thuốc xịt muỗi thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và nội tiết của con người. Đặc biệt là đối với trẻ em thì những tác hại có thể gây ra sẽ vô cùng lớn, dễ mắc các căn bệnh ung thư, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, những trường hợp nhẹ có thể xuất hiện các hiện tượng như kích ứng dạ, đau bụng, nôn ói hoặc tiêu chảy,...

Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe con người, mọi người cần thận trọng và chú ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc xịt muỗi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Hít thuốc xịt muỗi có độc không
Nên cẩn thận khi dùng thuốc xịt muỗi cho trẻ nhỏ

Những lưu ý khi sử dụng thuốc xịt muỗi

Để có thể sử dụng thuốc xịt muỗi an toàn và hiệu quả, cần lưu ý:

  • Chọn những sản phẩm thuốc xịt muỗi có thành phần thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe.
  • Xem kĩ hướng dẫn và phun xịt đúng cách.
  • Cần sử dụng những dụng cụ bảo hộ như khẩu trang hay găng tay trong quá trình sử dụng.
  • Trước khi xịt muỗi có thể báo cho các thành viên trong gia đình để ra khỏi khu vực phun xịt trong khoảng thời gian sau 2h để đảm bảo thuốc không ảnh hưởng đến trẻ em.
  • Chỉ phun xịt với một lượng vừa đủ, không lạm dụng và sử dụng thường xuyên.
  • Nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ sau khi phun xịt xong để tránh hóa chất còn bám dính vào người và gây ra những ảnh hưởng không mong muốn.
  • Để bình xịt muỗi ở vị trí cao, tránh xa tầm tay và tầm với của trẻ nhỏ.

Triệu chứng khi bị ngộ độc thuốc xịt muỗi

Các loại thuốc Pyrethroids (chất hóa học tổng hợp) nói chung sẽ ít gây nguy hiểm nhưng cũng có thể đe dọa đến tính mạng của nạn nhân nếu ít phải một lượng đáng kể (30ml trở lên). Thuốc sẽ gây kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt dữ dội cơ trơn, làm ức chế hệ thần kinh trung ương là giảm tri giác hay hôn mê, tụt huyết áp, gây ngứa hoặc đỏ trên da,...

Những biểu hiện khi ngộ độc Propoxur (nhóm Carbamate): Ngất xỉu do nhịp tim chậm, tụt huyết áp, phế quản tăng tiết dịch gây co thắt cơ trơn dẫn đến khó thở, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy,... Nạn nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hít thuốc xịt muỗi có độc không
Đau bụng là triệu chứng thường găp khi bị ngộ độc thuốc xịt muỗi

Xử lý tại nhà khi ngộ độc thuốc xịt muỗi

Cách ly nạn nhân khỏi nguồn thuốc và gọi ngay đến dịch vụ y tế, giữ lại loại thuốc đang dùng để giúp nhân viên y tế có hướng và xử lý hoạt chất gây ngộ độc. Nếu thuốc tiếp xúc qua da hay mắt thì phải rửa sạch với nước sạch (tối thiểu 15 phút). Nếu nạn nhân hít phải thuốc thì nên chuyển tới nơi có không khí thoáng sạch. 

Các thuốc xịt muỗi nhóm Pyrethroids hiện chưa được ghi nhận về các ảnh hưởng khác lên sức khỏe của con người hay khả năng sinh ung thư hay gây đột biến gen, sinh hóa thai. Tuy nhiên, nhóm Propoxur được y văn công nhận có khả năng sinh ung thư và có độc tính đối với hệ sinh sản là sự phát triển của thể chất nếu tiếp xúc trong thời gian dài (nhiều tháng đến nhiều năm).

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, có thể lựa chọn thuốc xịt muỗi có nguồn gốc tự nhiên để an toàn hơn. Tìm kiếm sản phẩm tại các cửa hàng của Long Châu ngay nhé.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Hít thuốc xịt muỗi có độc không

Hít thuốc xịt muỗi có độc không

Hít thuốc xịt muỗi có độc không

Hít thuốc xịt muỗi có độc không

Hít thuốc xịt muỗi có độc không


Hít thuốc xịt muỗi có độc không

Công ty Diệt Mối & Côn Trùng Đại Việt hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kiểm soát côn trùng dịch hại, sứ mệnh mang đến những giải pháp kiểm soát côn trùng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng hoát nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, giảm thiểu những tổn thất do côn trùng dịch hại gây ra, giải pháp phòng chống mối mọt, ngăn ngừa và phòng trừ các lọai côn trùng như : ruồi, muỗi, kiến , gián, chuột, .. để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

0988 929 848 - 0918 929 848
MST: 0312338450

TPO - Nhiều hộ gia đình đã từ chối thẳng thừng hoặc chỉ cho phun 'quấy quá' khi nhân viên y tế dự phòng tới phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết vì cho rằng thuốc gây hại cho sức khỏe con người.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, nếu có hàng xóm hoặc người sống trong cùng cụm dân cư bị sốt xuất huyết tức là nhà bạn đang nằm trong ổ dịch. Trạm y tế phường, xã sẽ tới từng nhà phun thuốc diệt muỗi cho cả khu. Ông Phu khẳng định, thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Các sản phẩm diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm: Nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng là nhóm Pyrethrine thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên Thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này. Còn theo BS Nguyễn Nhật Cảm, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở.

Hít thuốc xịt muỗi có độc không
Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng (có thể bị ho) thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó vào nhà. Ông Cảm cũng cho biết, mặt khác với đặc tính chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất này sẽ khuếch tán trong không gian như đã nói ở trên nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm đó chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người. Và như vậy, nguy cơ mắc SXH vẫn xảy ra. Ông Cảm lưu ý, nhiều người dân nghĩ rằng gia đình đã từng phun hóa chất diệt muỗi cách đó một khoảng thời gian và khi vùng có dịch, nhân viên y tế tiếp tục tới phun thuốc nữa sẽ không cần thiết. Điều đó là quan niệm sai lầm. Bởi nếu chỉ một hộ gia đình phun thuốc, có ý thức diệt loăng quăng, bọ gậy nhưng xóm ngõ vẫn để nhiều phế thải đọng nước mưa, các hộ gia đình khác không có ý thức phòng bệnh thì đàn muỗi mang mầm bệnh vẫn bay từ nhà này qua nhà khác và truyền bệnh.

Hít thuốc xịt muỗi có độc không
Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 - 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm. Ảnh minh họa: Internet

 Thuốc phun muỗi sốt xuất huyết được Bộ Y tế sử dụng thuộc nhóm có gốc Pyrethrine, thuộc thế hệ mới nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.  Mặc dù thuốc phun muỗi mà Bộ Y tế sử dụng không gây ngộ độc cho con người khi sử dụng đúng cách, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với hàm lượng vượt quá mức cho phép có thể gây ảnh hưởng tới con người, môi trường, vật nuôi, làm ô nhiễm nguồn nước và các động vật thủy sinh.

Cụ thể, các thuốc nhóm gốc Pyrethroids nói chung có thể gây ngộ độc cấp tính nếu con người hít vào một lượng thuốc lớn (từ 30ml trở lên) trong thời gian dài. Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch gây co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương và giảm tri giác, gây đỏ, ngứa, tụt huyết áp..

Cách xử lý khi ngộ độc thuốc phun muỗi

Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành Y tế về sử dụng thuốc phun muỗi sốt xuất huyết, những ảnh hưởng đến sức khỏe rất hiếm xảy ra. Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm có thể có các biểu hiện như: đỏ mắt, buồn nôn, ho, sổ mũi, mẩn ngứa....cần được rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần. Nếu không đỡ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 - 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm. Quần áo, giày dép dính thuốc diệt muỗi nên cởi bỏ và giặt sạch sẽ trước khi sử dụng lại.

Trong trường hợp nuốt phải thuốc phun muỗi, uống 1 - 2 ly nước và nhanh chóng mang theo nhãn sản phẩm đến cơ sở y tế gần nhất. Mức độ điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của ngành Y tế.