Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại tư sản là gì

Mã câu hỏi: 168180

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Lịch Sử

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì?

Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?

Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi: “Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là:” cùng với kiến thức giải thích dễ hiểu là tài liệu học tập hay nhất dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là:

A. Mít tinh, biểu tình.

B. Bãi công

C. Khởi nghĩa.

D. Đập phá máy móc.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Bãi công

Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là bãi công.

Giải thích lý do lựa chọn đáp án B:

Lúc đầu, do nhận thức của công nhân còn hạn chế nhiều công nhân đã tưởng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của công nhân.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Sự hình thành về giai cấp công nhân Việt Nam.

Trước thế kỉ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công. Sang thế kỉ XV, XVI đội ngũ “ Những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỉ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.

Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.

Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh.

Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.

Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng...

Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.

Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định. Song cũng có một số cuộc đấu tranh của công nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh... . trong cao trào yêu nước những năm 1925 -1926 ở Sài Gòn.

Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

–Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”.

–Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.

–Ở Anh từ năm 1836 – 1848 diễn ra phong trào “Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm”.

Công nhân Anh đưa hiến chương đến Quốc hội

Mô tả: Do bị áp bức, không có quyền chính trị, hàng triệu chữ kývào bản kiếnnghị. Tháng 2-1842, trên 20 công nhân khiêng chiếc hòmchứa trên 3 triệu chữ kýcủa công nhân đưa đếnQuốc hộiđòiquyềnphổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm…..

Theo sau có hàng nghìn người đi bộ giương cờ, đi xe, cưỡi ngựa.

Nhân dân hai bên đường vui mừng.

Mang tính chất quần chúng.

Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa.

* Kết quả:Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.

* Nguyên nhân:Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.

*Ý nghĩa:Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Xem thêm:

>>> Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?

1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.

- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.

- Đời sống của giai cấp công nhân:

+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.

+ Lao động vất vả nhưng tiền lương chết đói, luôn bị đe dọa sa thải.

+ Ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ.

+ Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp.

+ Tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn.

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân. Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.

- Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.

- Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh, phong trào đấu tranh được nâng cao và có tổ chức với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

- Ở Pháp năm 1831, công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".

- Năm 1834, thợ tơ ở Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.

- Ở Anh từ năm 1836 – 1848, diễn ra phong trào Hiến chương, đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị đàn áp nhưng phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được quần chúng hưởng ứng rộng rãi.

- Ở Đức, năm 1844, công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng.

- Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng nhưng đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

- Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó. Sự bóc lột tàn nhẫn người lao động, tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội… đã tác động vào ý thức, tư tưởng của một số người tư sản tiến bộ. Họ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động và mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.

+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.

+ Hạn chế: Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó. Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.

- Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.


Page 2

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại tư sản là gì

SureLRN

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại tư sản là gì