Hiện tượng học sinh bỏ học đi chơi điện tử

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : hiện tượng học sinh bỏ học trong các nhà trường hiện nay

B. Thân bài

1. Thực trạng

- Hiện nay , học sinh không còn hứng thú với việc học là mấy

- Bên cạnh các em học sinh chăm ngoan thì một bộ phận không nhỏ các em đến trường chỉ là để cha mẹ vui lòng , học qua loa hết ngày thì về chứ không thích thú gì việc học.

- Nhiều bạn học sinh đã rủ nhau chốn học đi chơi , mặc sự khuyên ngăn của bạn bè và sự kiểm tra của thày cô

2. Hậu quả

- Việc trốn học dễ đưa các em học sinh rơi vào con đường hư hỏng , kết giao với những bạn xấu , gây ảnh hưởng đến bản thân mình

- Trốn học cũng khiến các em không thể tiếp thu , năm bắt kiến thức một cách kĩ càng dẫn đến hổng kiến thức , mất kiến thức

- Việc trốn học hình thành một thói quen xấu ở các em , các em trở nên dối trá , lười nhác học hành và ăn chơi lêu lỏng.

3. Nguyên nhân

- Do sự giám sát chưa chặt chẽ của gia đình và nhà trường

- Do bản tính lười nhác , thích chơi bời, tụ tập hơn thích học

- Do những giờ học thày cô chưa khơi gợi được niềm hứng thú và say mê học tập của học sinh.

4. Giải pháp

- Gia đình cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lí và giáo dục trẻ

- Học sinh cần thay đổi nhận thức , tư duy để nhận ra tầm quan trọng của việc học.

- Các thày cô cần đổi mới giờ dạy của mình để kích thích sự ham học hỏi của học sinh , để các em không cảm thấy nhàm chán trong giờ học.

C. Kết bài

- Hiện tượng bỏ học của học sinh là một hiện tượng xấu cần phải lên án và phê phán

- Khuyên các em học sinh nên chú tâm vào học hành.

** Bài viết tham khảo

Xã hội ngày càng phát triển, đất nước muốn giàu mạnh hải cần lực lượng thế hệ trẻ tài năng xây dựng. Thế hệ trẻ đó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, học tập để giúp ích cho tổ quốc. Nhưng hiện nay nhiều học sinh tỏ ra lười biếng, chán chường việc học thậm chí còn trốn tiết, bỏ tiết. Họ đã quên đi nhiệm vụ xây dựng tổ quốc của mình.

Hiện tượng trốn tiết, bỏ tiết ngày càng trở nên thường xuyên ở các trường học. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh la cà ngoài đường hay trong những tiệm net khi vẫn còn trong giờ học. Nhiều học sinh diện đủ lí do để đi muộn, thậm chí còn giả vờ bệnh hay đau bụng để về sớm. Dù những học sinh ấy có đang ngồi trong lớp cũng không quan tâm đến bài vở, chỉ đi học cho có. Thích thì học không thích thì nghỉ, đó là điều mà nhiều học sinh đã và đang làm, khi trốn tiết trong đầu họ chỉ nghĩ rằng:”Nghỉ 2,3 tiết thì có mất mát gì đâu!” mà không quan tâm đền hậu quả sau này.

Trốn tiết bỏ tiết làm hoc sinh mất bài, làm lỗ hổng của kiến thức ngày cáng rộng, chẳng thể lấp lại. Kết quả học tập kém làm cho gia đình lo lắng, thậm chí có thể bị lưu ban xấu hổ với bạn bè. Trốn tiết, bỏ tiết khiến học sinh phí thời gian vào những việc vô bổ, không cần thiết. Ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức học sinh, khiền học sinh dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Vậy, nguyên nhân của hiện thượng trốn tiết, bỏ tiết là gì?. Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: do học sinh lười biếng, do những suy nghĩ nông cạn của học sinh. Do họ chưa nhận thức được việc mình đã và đang làm, chỉ muốn chứng tỏ bản thân. Thứ hai, nguyên nhân khách quan: do gia đình không hòa thuận làm ảnh hưởng đến con cái. Do ba mẹ không quan tâm hoặc nuông chiều quá mức. Do chơi với bạn xấu, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Do thầy cô quá nghiêm khắc không tạo được hứng thú cho học sinh.

Vậy để cải thiện cũng như làm giảm bớt hiện tượng trốn tiết, bỏ tiết, gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lí, giám sát việc học của con em mình. Ba mẹ cần quan tâm con cái nhiều hơn nhưng không quá nuông chiều. Các thầy cô giáo nên xem lại phương pháp dạy học của mình, tạo hứng thú cho học sinh. Bạn thân học sinh cũng phải rèn tính tự chủ, tính kỉ luật vì chỉ cần một việc làm sai dù là nhỏ nhoi cũng có thể đem dến hậu quả nghiêm trọng.

Đất nước ngày càng phát triển và cần những con người tài năng để xây dựng tổ quốc. Ngay từ bây giờ học sinh phải ý thức được việc mình đang làm và phải lo cho việc học là trên hết vì học sinh là mầm móng để đất nước phát triển cũng như có thể sánh vai với các cường quốc năm châu

Đề bài: Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Bài văn Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử

Mẹo Cách viết bài văn nghị luận xã hội

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích+ Trò chơi điện tử là gì

+ Hiện tượng học sinh quá đam mê trò chơi điện tử

b. Thực trạng
+ Học sinh ham mê trò chơi điện tử bỏ bê học tập, nói dối phụ huynh...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử (Chuẩn)

Xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa góp phần mở rộng loại hình giải trí của giới trẻ. Bên cạnh viết trò chuyện, tâm sự với bạn bè, giới trẻ có thể chọn cách giải khuây bằng trò chơi điện tử, được coi là một hình thức giải trí vừa hấp dẫn, vừa đỡ tốn kiếm. Nhưng trên thực tế lại cho thấy, cách giải tỏa stress lợi bất cập hại này đã và đang là vấn đề nhức nhối, khi ngày càng nhiều bạn học sinh nghiện trò chơi điện tử đến mù quáng.

Trò chơi điện tử, một loại giải trí công nghệ cho phép người chơi lựa chọn nhiều hình thức chơi như nông trại, đối kháng,....sử dụng hệ thống thiết bị máy tính, qua đó những người chơi có thể tương tác với nhân vật. Hình thức phổ biến nhất của trò chơi điện tử là trò chơi đối kháng với đồ họa bắt mắt, cách thức chơi phong phú, hấp dẫn với nhiều mức độ. Bắt nguồn từ một trò giải trí lành mạnh, giúp người chơi giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, nâng cao tinh thần đồng đội, nhưng sự làm dụng, đam mê quá đà đến từ phía các bạn học sinh vô hình chung khiến điện tử trở thành một định nghĩa rất tiêu cực, đặc biệt là trong mắt các bậc phụ huynh.

Hiện nay, trò chơi đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các bạn trẻ trên toàn thế giới. Bất kì nơi nào, bất kì ở đâu, các quán cho thuê máy tính để chơi game với cái giá vài nghìn đồng, hay còn gọi là quán net, cũng hoạt động hết sức công khai và rầm rộ. Trong quán net thậm chí còn phục vụ cả đồ ăn thức uống, chỗ ngủ qua đêm cho những thượng đế được hoàn toàn tập trung vào công cuộc "cứu thế giới". Từ cổng trường tập trung nhiều học sinh đến những con ngõ nhỏ hẻo lánh, hình thức kinh doanh này đều có đất làm ăn. Với bản tính tò mò, muốn tìm hiểu, thử nghiệm cái hay, cái mới, cùng áp lực học tập từ trường lớp, các bạn học sinh tìm đến trò chơi điện tử với mong muốn xây dựng hình tượng và có cơ hội thể hiện bản thân qua game.

Việc chơi trò chơi điện tử quá nhiều sẽ dẫn tới hành động như gian lận, trốn học lẻn ra quán net, nhịn ăn sáng để có tiền chơi game, thậm chí là lừa đảo, ăn cắp tiền đi chơi. Chơi với một nhóm bạn nghiện game, chắc chắn học sinh cũng sẽ đua đòi giống nhau, dẫn đến một hệ thống bao che, dối trá để được cùng nhau trót lọt. Cách đây gần một thập kỉ, cụm từ "cứu net" đã mang lại nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các bậc phụ huynh khi những thành phần bất hảo như My Sói, Hùng Gấu cầm đầu nhóm học sinh lớp 8, lớp 9 đi gây sự, đánh nhau, bắt ép những học sinh cả nam và nữ không đủ tiền trả tiền net, ép nữ sinh bán dâm trả nợ. Đã có biết bao nhiêu nạn nhân của băng nhóm xã hội đen mới lớn này, và hơn thế nữa, những học sinh được cứu net lại quay lại làm đồng bọn, tay sai cho dân anh chị để được bảo kê, lên mặt với đời.

Nghiện trò chơi điện tử bắt nguồn từ bản thân ý thức mỗi học sinh. Có những bạn vì học hành áp lực, quá căng thẳng mệt mỏi hoặc cảm thấy bản thân bất tài, vô dụng thường tìm đến game như một con đường giải thoát. Sau một màn hình máy tính, các bạn được thoải mái, mặc sức đâm chém, xây dựng cả một đế chế cho mình. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà phát triển game không ngừng trau chuốt hình ảnh, đồ họa, mở thêm nhiều cấp độ mới, đồ dùng, trang thiết bị ảo mà phải dùng tiền mới mua được, khiến các bạn ngày càng hiếu thắng, lún sâu vào con đường nghiện ngập. Sự mải chơi, bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu cùng tính hấp dẫn của trò chơi điện tử khiến hiếm học sinh nào có thể từ chối được. Giống như một loại ma túy tinh thần, các bạn chơi game sẽ không thể sống nếu không được chơi, được thỏa mãn đam mê giao đấu, chiến thắng trong thế giới ảo.

Hậu quả của việc nghiện game đã quá rõ ràng. Từ thể chất, các bạn học sinh sẵn sàng bỏ ăn, bỏ ngủ, nhịn ăn sáng lấy tiền chơi game, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Về mặt tinh thần, người chơi game quá nhiều thường có dấu hiệu ảo tưởng, choáng váng do tiếp xúc với máy tính quá lâu, không thể phân biệt thật giả. Chắn hẳn không ai quên được vụ án thương tâm tại An Giang, cháu cắt cổ bà ngoại vì nghĩ bà có thể hồi sinh như trong trò chơi điện tử. Đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt, con người không thể sống là chính bản thân mình. Ngoài ra, những sự việc như ăn cắp ăn trộm, cướp của giết người để có tiền chơi game, những người nghiện game tập trung sống thành bầy đàn, quan hệ tập thể, ăn uống và phóng uế tại chỗ,... vẫn ngày ngày được đưa lên các mặt báo để cảnh tỉnh về việc nghiện game vô độ. Ai dám khẳng định bản thân sẽ không bao giờ có thể nghiện game và chỉ chơi một lần cho biết? Sức hấp dẫn của trò chơi điện tử có thể đánh gục bất cứ một ai đã sa chân vào nó. Ngoài ra, việc tương tác với những người chơi khác trên mạng rất dễ dẫn đến việc bị dụ dỗ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì nhẹ dạ cả tin, cung cấp thông tin cá nhân mà không hề đề phòng rủi ro có thể gặp phải.

Nghiện game là một căn bệnh, muốn chấm dứt cần có sự can thiệp về tâm lý của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Các bậc phụ huynh cần quản lý giờ giấc và thói quen sinh hoạt của con em chặt chẽ, nhà trường cần quán xuyến, đồng thời tổ chức những trò chơi, giao lưu hoạt động thể chất lành mạnh thu hút sự chú ý của các em. Đặc biệt, mỗi học sinh cần tự có ý thức tiết chế bản thân, tìm đến game với đúng mục đích giải trí, tăng cường tư duy của nó. Game không có tội, người nghiện game mới có tội nên hãy nhìn lại bản thân, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời trước khi quá muộn.

Phải thừa nhận, trò chơi điện tử có cả mặt lợi và mặt hại, tuy nhiên, việc quá đam mê điện tử thì hoàn toàn sai, nhất là lứa tuổi học sinh, độ tuổi còn cần tập trung rèn luyện kĩ năng sống và học tập. Là công dân toàn cầu tương lai, là mầm non của xã hội, đừng núp mình và làm nô lệ cho công nghệ, hãy chinh phục game và áp dụng nó vào đời sống, để trò chơi điện tử trở thành đúng bản chất giải trí lành mạnh ban đầu.

---------------------HẾT--------------------

Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của việc nghiện chơi điện tử đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là các bạn học sinh, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tìm đọc thêm những bài văn nghị luận có cùng chủ đề khác như: Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử, Nghị luận xã hội Hiện tượng nghiện Internet trong thanh niên, học sinh ngày nay, Nghị luận về tác hại của chơi game của các bạn nghiện game, Nêu ý kiến về hiện tượng chơi điện tử và sao nhãng việc học tập,  Nghị luận về việc lạm dụng điện thoại di động ở học sinh hện nay.

Ham mê điện tử mà xao nhãng học tập ở học sinh đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ "nghiện" điện tử. Nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh quá ham mê trò chơi điện tử sẽ cùng các em tìm hiểu và bàn luận về thực trạng này, qua đó giúp các em nắm được phương pháp làm bài nghị luận về trò chơi điện tử, các em hãy cùng tham khảo nhé!

Nêu ý kiến về hiện tượng chơi điện tử và sao nhãng việc học tập Nghị luận xã hội Hiện tượng nghiện Internet trong thanh niên, học sinh ngày nay Nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay Nghị luận xã hội về hiện tượng bạo lực học đường Dàn ý nghị luận xã hội về tình phụ tử