Hệ số đánh giá khả năng trả nợ năm 2024

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ lệ khá quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng biết. Qua bài viết dưới đây SAPP Academy hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ lệ khá quan trọng trong tài chính của một công ty, nhưng không phải ai cũng biết. Hệ số thanh toán lãi vay thể hiện tổng doanh thu của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định có thể trang trải lãi cho các khoản nợ hiện tại của công ty bao nhiêu lần. Qua bài viết dưới đây SAPP Academy hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này.

1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hay còn được gọi là Interest coverage ratio, là chỉ số cho biết khả năng tài chính mà một công ty có thể làm ra để chi trả cho các khoản nợ của mình. Các nhà đầu tư sẽ thường sử dụng chỉ số này để xác định mức độ mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ bằng cách sử dụng doanh thu hiện tại, sau khi trừ đi chi phí thuế và các khoản phí khác. Đây là tỷ lệ giữa nợ và khả năng sinh lời.

2. Ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay cũng có thể được hiểu là tỷ lệ số lần lãi thu được (TIE). Người cho vay, nhà đầu tư và chủ nợ thường sử dụng công thức này để xác định mức độ rủi ro của công ty so với khoản nợ hiện tại hoặc khoản vay trong tương lai.​ Nói một cách đơn giản hơn, hệ số thanh toán lãi vay thể hiện số lần công ty có thể thanh toán các nghĩa vụ bằng cách sử dụng thu nhập của mình. Chỉ số này càng cao thì khả năng mà công ty có thể chi trả cho các khoản nợ sẽ càng lớn.

3. Công thức tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Bởi hệ số khả năng thanh toán lãi vay là tỷ lệ giữa nợ và khả năng sinh lời, suy ra:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Trong đó:

EBIT: Thu nhập trước lãi vay và thuế

4. Ví dụ về khả năng thanh toán lãi vay

Giả sử thu nhập của một doanh nghiệp trong một quý nhất định là $625.000 và doanh nghiệp đó có các khoản nợ phải trả cho các khoản thanh toán là $30.000 mỗi tháng. Để tính toán hệ số thanh toán lãi vay, người ta sẽ cần chuyển các khoản trả lãi hàng tháng thành các khoản thanh toán hàng quý bằng cách nhân chúng với ba. Hệ số thanh toán lãi vay sẽ bằng $625.000 / $90.000 (30.000$ x 3) = 6,94. Tỷ số cao hơn 1,5 này cho thấy công ty hiện không có vấn đề gì về thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng 1,5 được coi là tỷ lệ tiêu chuẩn đối với một doanh nghiệp. Nếu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn 1,5 có khả năng các nhà đầu tư sẽ từ chối đầu tư tiếp cho doanh nghiệp, bởi vì rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp được coi là quá cao.

Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp có giá trị thấp hơn 1, công ty sẽ phải chi trả một khoản tiền dự trữ để đáp ứng chi phí chênh lệch hoặc vay thêm.Và nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và không thể xử lý, công ty đó sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.

Tóm lại, với hệ số khả năng thanh toán lãi vay, chúng ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ của một công ty. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào chỉ số này để đánh giá tài chính của cả doanh nghiệp, vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản cố định khác như: chi phí cổ tức ưu đãi, chi phí tiền thuê, trả tiền nợ gốc…

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích về hệ số khả năng thanh toán lãi, công thức tính và ý nghĩa của nó. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc, câu hỏi gì liên quan đến chủ đề trên, vui lòng bình luận ở phía bên dưới để được đội ngũ chuyên gia của SAPP giải đáp sớm nhất.

Chỉ số về khả năng thanh toán bao gồm các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán các khoản lãi vay và nợ đến hạn của doanh nghiệp (bao gồm những khoản nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạn đến hạn trả). Chỉ số này thường dùng để đánh giá sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ. Vậy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xác định như thế nào? Ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp? Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi phân tích chỉ tiêu này?

Hệ số đánh giá khả năng trả nợ năm 2024

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio - CR) đây là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ nguồn tài sản ngắn hạn của công ty. Về cơ bản, để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì chỉ tiêu này phải lớn hơn 1, trong trường hợp chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì có thể doanh nghiệp đang bị mất cân đối, rủi ro mất khả năng thanh toán cao. Tùy vào từng ngành khác nhau, nếu hệ số này vào khoảng 1 – 2 lần cho thấy khả năng thanh khoản tốt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể được tính từ thông tin trên bảng cân đối kế toán

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (1)

Ví dụ: Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty X, Y, Z giai đoạn 2016 - 2021

Hệ số đánh giá khả năng trả nợ năm 2024

Nguồn: Dữ liệu từ trang web Master Trade

Nhà đầu tư có thể thấy được sự khác biệt trong chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của 3 công ty X, Y, Z. Công ty Z có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt (CR duy trì rất cao) trong khi đó công ty Z từ năm 2016 đến 2020 bị mất cân đối về khả năng thanh toán khi chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn 1. Đối với công ty X thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn duy trì ổn định cao hơn 1.

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Acid test Ratio) đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngày các khoản nợ ngắn hạn căn cứ vào các tài sản có khả năng thanh khoản (chuyển hóa thành tiền nhanh nhất) hay có thể hiểu đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh lý nhanh các tài sản của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này không nhất thiết phải lớn hơn 1, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất tốt. Để xác định chỉ tiêu này, chúng ta bỏ giá trị hàng tồn kho ròng khỏi phần tài sản ngắn hạn.

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho ròng) / Nợ ngắn hạn (2)

Ví dụ: Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty X, Y , Z giai đoạn 2016 - 2021

Hệ số đánh giá khả năng trả nợ năm 2024

Nguồn: Dữ liệu từ trang web Master Trade

Qua biểu đồ trên nhà đầu tư có thể sự khác biệt của cả ba công ty ở chỉ số khả năng thanh toán nhanh so với chỉ số khả năng thanh toán hiện hành. Công ty Y chỉ số này có vẻ “tốt hơn” so với công ty X và Z. Giai đoạn 2016 – 2021 chỉ số này của công ty Z là khá thấp.

Ngoài hai chỉ tiêu phổ biến trên dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác như: Tỷ lệ đảm bảo lãi vay, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ ngắn hạn và lãi vay từ lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)

Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Chi phí lãi vay(3)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ LCTT ròng từ HĐKD = LCTT ròng HĐKD / Nợ ngắn hạn (4)

Khả năng trả nợ ngắn hạn và lãi vay từ lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao = EBITDA / (Nợ ngắn hạn+lãi vay) (5)

Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhà đầu tư có thể tìm ở đâu?

Các chỉ số về khả năng thanh toán sẽ không được sẽ không được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể sử dụng các công thức ở phần trên để tính toán các chỉ tiêu này. Hiện nay khi tham gia đầu tư trên thị trường, các nhà đầu tư tại công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt có thể xem và phân tích cách chỉ tiêu này trên nền tảng giao dịch Master Trade hoặc các nền tảng tài chính khác.

Nhà đầu tư “thấy” được gì qua chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có chỉ số về khả năng thanh thoan toán cao thể hiện sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp trong việc trả nợ vay và lãi. Ngược lại chỉ số này thấp thể hiện công ty phải đối mặt với những khó khăn trong việc trả nợ.

Việc công ty duy trì chỉ số khả năng thanh toán quá cao cũng thể hiện công ty phải đánh đổi cơ hội sinh lời cao do đang sở hữu nhiều tài sản ngắn hạn sinh lời thấp.

Nhà đầu tư phải lưu ý nếu chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và khoản phải thu ngắn hạn của công ty cao trong nhiều kỳ báo cáo liên tục hoặc có sự dịch chuyển từ hàng tồn kho sang khoản phải thu thì phải hết sức thận trọng, khả năng cao là các tài sản này khả năng chuyển thành tiền thấp mặc dù khi tính toán các chỉ số khả năng thanh toán vẫn tốt.

Đâu là chỉ số phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp?

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phản ánh khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại dựa trên dòng tiền có sẵn. Chỉ số khả năng trả nợ có tên gọi tiếng anh là Debt-Service Coverage Ratio (DSCR) là một tỷ số tài chính nhằm đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời bao nhiêu là tốt?

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ số tài chính để đo lương tính thanh khoản của một doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt hoặc các khoản tương đường tiền mặt. Công thức: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời dao động từ 0,5 đến 1 được cho là tốt.

DSR trọng tài chính là gì?

Kho lưu trữ tín hiệu nhu cầu (DSR) là kho dữ liệu được thiết kế để tích hợp và xóa dữ liệu nhu cầu và tận dụng dữ liệu đó cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, nhà bán lẻ dịch vụ và khách hàng cuối một cách hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bao nhiêu là tốt?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng 1,5 được coi là tỷ lệ tiêu chuẩn đối với một doanh nghiệp. Nếu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn 1,5 có khả năng các nhà đầu tư sẽ từ chối đầu tư tiếp cho doanh nghiệp, bởi vì rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp được coi là quá cao.