Hãy viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt

* Tham khảo nha ! ^_^

* Ai bảo chép mạng, cho tớ xin link

       Trong ngôn ngữ của chúng ta, thứ tiếng gần gũi, thiêng liêng nhất chính là Tiếng Việt. Tiếng Việt rất giàu đẹp, phong phú về nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tất cả đều thật hoàn thiện, chúng ta càng hiểu và cảm nhận được nhiều hơn về ý nghĩa của Tiếng Việt qua bài ''Sự giàu đẹp của Tiếng Việt''. Thứ ngôn ngữ mà mỗi công dân Việt Nam ta không thể nào không biết, không thể nào không hiểu. Tôi cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của thứ tiếng này. Tôi càng yêu thêm nó và trân trọng hơn. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ đó chúng ta mới có được những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất, giá trị của cuộc sống nằm trong mặt nội dung của tiếng việt khi con người có chung một ngôn ngữ. Và tôi mong rằng tất cả đều tôn trọng thứ tiếng này, không lạm dụng những thứ tiếng khác.

Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống.Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Từ xa xưa, bằng thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, ông cha ta đã bày tỏ ý thức bảo vệ và quý trọng tiếng nói dân tộc. Nhân dân ta đã sáng tạo nên một kho tàng văn chương dân gian phong phú, là nơi tiếng Việt được rèn luyện, trau dồi, được chăm lo gìn giữ. Những thành tựu văn chương rực rỡ bằng chữ Nôm suốt mấy trăm năm, từ thế kỉ thứ XIII đến hết thế kỉ XIX, là biểu hiện lòng yêu quý của nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... đối với tiếng nói dân tộc. Những nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở thế kỉ thứ XX này, bằng sáng tác của mình, cũng đã góp phần khẳng định khả năng dồi dào và sự trong sáng của tiếng Việt.

Cũng từ xa xưa, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã trở thành một quan điểm có tính chính thống. Sử sách cho biết, năm 1374, vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào. Chủ trì biên soạn sách Dư địa chí (năm 1435), một công trình khoa học lớn thời ấy, Nguyễn Trãi chủ trương: người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm loạn ngôn ngữ và y phục nước nhà.

Cũng trên một lập trường như thế, ở thế kỉ XVIII, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã đề cao, coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng Việt với chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và chữ viết chính thức của quốc gia, thay thế cho vai trò của tiếng Hán và chữ Hán.

Kế thừa và phát triển tư tưởng có tính truyền thống của cha ông, hơn nửa thế kỉ nay, Đảng và Nhà nước ta mà tiêu biểu là những nhà lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, đã có một sự quan tâm thường xuyên đối với những vấn đề của tiếng Việt. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tiếp tục được đặt ra, với tinh thần "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". (Hồ Chí Minh)

      Trong ngôn ngữ của chúng ta, thứ tiếng gần gũi, thiêng liêng nhất chính là Tiếng Việt. Tiếng Việt rất giàu đẹp, phong phú về nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tất cả đều thật hoàn thiện, chúng ta càng hiểu và cảm nhận được nhiều hơn về ý nghĩa của Tiếng Việt qua bài ''Sự giàu đẹp của Tiếng Việt''. Thứ ngôn ngữ mà mỗi công dân Việt Nam ta không thể nào không biết, không thể nào không hiểu. Tôi cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của thứ tiếng này. Tôi càng yêu thêm nó và trân trọng hơn. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ đó chúng ta mới có được những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất, giá trị của cuộc sống nằm trong mặt nội dung của tiếng việt khi con người có chung một ngôn ngữ. Và tôi mong rằng tất cả đều tôn trọng thứ tiếng này, không lạm dụng những thứ tiếng khác.

Nguồn: sưu tầm

Loigiaihay.com

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

viết đoạn văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng việt.

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ đề